Sign In

Lượt người đang truy cập: -133

Lượt truy cập trong ngày:190

Lượt truy cập tháng này:72,555

Tổng số lượt đã truy cập: 147,564

Tọa đàm khoa học: “Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bản quyền của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”

15:29 11/04/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Sáng 19/03/2025, tại Phòng số 9, tầng 10 Nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bản quyền của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”. Tọa đàm đã thu hút gần 150 sinh viên là chủ nhiệm đề tài, thành viên nghiên cứu đề tài khoa học sinh viên Học viện năm 2025.

Tọa đàm khoa học: “Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bản quyền của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, TS. Nguyễn Thúy Hà, Trưởng ban Quản lý khoa học nhấn mạnh: “Tọa đàm hôm nay được tổ chức với mong muốn khơi dậy nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong việc chấp hành pháp luật về bản quyền. Những nội dung được chia sẻ trong Tọa đàm sẽ giúp các em sinh viên hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong việc sử dụng, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ”

TS. Nguyễn Thúy Hà cũng bày tỏ mong muốn, thông qua tọa đàm, mỗi bạn sinh viên sẽ nhận thức sâu sắc rằng, tôn trọng bản quyền không phải là một yêu cầu bắt buộc từ bên ngoài, mà phải trở thành một nguyên tắc đạo đức nội tại, một thói quen, một phần trong cách sống và học tập của chính mình.

TS. Nguyễn Thúy Hà, Trưởng ban Quản lý khoa học phát biểu khai mạc Tọa đàm

Tại buổi Tọa đàm, TS. Vũ Thị Thu Quyên, Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật (diễn giả của buổi Tọa đàm) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu và thực hiện đầy đủ các quy định về bản quyền trong quá trình học tập và nghiên cứu. Theo TS. Vũ Thị Thu Quyên, việc nắm chắc các quy định này không chỉ giúp các bạn sinh viên tránh được các vi phạm pháp lý mà còn bảo vệ quyền lợi của chính mình trong tương lai.

TS. Vũ Thị Thu Quyên cho rằng, trong thời đại số hóa hiện nay, việc sao chép và sử dụng trái phép các tài liệu, sản phẩm sáng tạo không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến người sáng tạo mà còn vi phạm các quy định pháp luật về bản quyền. Điều này đặc biệt quan trọng đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nơi mà việc tạo ra và sử dụng nội dung sáng tạo là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Diễn giả cũng đề cập đến một số vấn đề thực tế mà sinh viên hiện nay đang gặp phải khi thực hiện nghĩa vụ về bản quyền như: Sao chép tài liệu từ internet mà không trích dẫn nguồn gốc hoặc sử dụng hình ảnh, video mà không có sự cho phép của tác giả là một trong những vi phạm phổ biến…. Bà cũng chỉ ra rằng nhiều sinh viên vẫn chưa hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến bản quyền, dẫn đến việc sử dụng trái phép tài liệu mà không nhận thức được những hệ thống pháp lý có thể xảy ra.

TS. Vũ Thị Thu Quyên,Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật, diễn giả buổi Tọa đàm trao đổi, chia sẻ về chủ đề: “Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bản quyền của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền”

Nhiều câu hỏi, thắc mắc của sinh viên xung quanh vấn đề làm sao không bị vi phạm bản quyền, cách giữ bản quyền và cách trích dẫn tài liệu sao cho đúng đã được TS. Vũ Thị Thu Quyên trả lời cụ thể, thỏa mãn tại buổi Tọa đàm. TS. Vũ Thị Thu Quyên cũng khuyến khích các sinh viên cần nâng cao ý thức về vấn đề này và luôn thủ các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng tài liệu, sản phẩm sáng tạo, trong đó nhấn mạnh, việc trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu và có sự cho phép từ tác giả khi sử dụng hình ảnh, video là những hành động đơn giản nhưng vô cùng quan trọng để bảo vệ bản quyền.

Sinh viên Hoàng Thị Yến Phương, lớp Truyền thông đa phương tiện K42  trao đổi và đặt câu hỏi tại Tọa đàm

Sinh viên Lê Khánh Linh, lớp Truyền thông Marketing K43A2 trao đổi và đặt câu hỏi tại Tọa đàm

Sau gần 3 tiếng, Tọa đàm khoa học “Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bản quyền của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền” đã kết thúc thành công tốt đẹp. Buổi Tọa đàm đã giúp các sinh viên Học viện nắm bắt và hiểu rõ hơn pháp luật về bản quyền, từ đó, biết cách bảo vệ bản quyền tác giả của mình, đồng thời, biết tôn trọng bản quyền tác giả của người khác, góp phần xây dựng một xã hội văn minh và nhân văn.

Tin, ảnh: Mai Nghiêm, Khôi Nguyên

Ý kiến

Tọa đàm “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”

Tọa đàm “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”

Sáng 07/05/2025, Khoa Xã hội học và Phát triển - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”.Tọa đàm được tổ chức nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và các cơ sở thực hành, góp phần xây dựng mạng lưới đối tác bền vững phục vụ đào tạo. Sự kiện hướng đến mục tiêu hỗ trợ sinh viên ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội được tiếp cận môi trường nghề nghiệp thực tế, qua đó, củng cố kiến thức chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp.
Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025): Điện Biên Phủ - trận quyết chiến chiến lược trong thời đại Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025): Điện Biên Phủ - trận quyết chiến chiến lược trong thời đại Hồ Chí Minh

Cách đây 71 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu", kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ.
Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”

Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”

Ngày 06/05/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”.