MỤC LỤC TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG SỐ THÁNG 11 NĂM 2013 LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG TẠP CHÍ XUẤT BẢN HẰNG THÁNG SỐ THÁNG 11 – 2013 ISSN: 1859 – 1485 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP Chủ tịch PGS,TS. TRƯƠNG NGỌC NAM Phó Chủ tịch PGS,TS. PHẠM HUY KỲ Ủy viên PGS,TS. TÔ HUY RỨA TS. ĐINH THẾ HUYNH GS,TS. TẠ NGỌC TẤN GS,TS. LÊ HỮU NGHĨA PGS,TS. PHẠM VĂN ĐỨC PGS,TS. LƯU VĂN AN PGS,TS. NGUYỄN VŨ TIẾN PGS,TS. HOÀNG ANH PGS,TS. HOÀNG ĐÌNH CÚC PGS,TS. LƯƠNG KHẮC HIẾU GS,TS. DƯƠNG XUÂN NGỌC PGS,TS. TRẦN VĂN HẢI PGS,TS. NGUYỄN VĂN DỮNG TS. TRẦN XUÂN HỌC Tổng biên tập: PGS,TS. PHẠM HUY KỲ Phó Tổng biên tập: TS. TRƯƠNG THỊ KIÊN PGS,TS. PHẠM MINH SƠN Tòa soạn: 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04.37.546.936 máy lẻ 414 Fax: 04.37548.949 Giấy phép xuất bản: Số 244/GP-BVHTT cấp ngày 8.5.2001 Email: llcttt1994@yahoo.com.vn MỤC LỤC XEM TÓM TẮT PGS,TS. Trương Ngọc Nam Diễn văn chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI PGS,TS. Lưu Văn An Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay Tại đây PGS,TS. Phạm Minh Sơn Sức mạnh của báo chí trong quan hệ quốc tế thời kỳ toàn cầu hóa Tại đây TS. Đỗ Chí Nghĩa Những quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng về vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí Tại đây ThS. Nguyễn Thị Kim Phượng Một số vấn đề có tính nguyên tắc đối với Nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực ở Việt Nam hiện nay Tại đây PGS,TS. Phạm Ngọc Trung Hệ giá trị văn hóa Việt Nam: cấu trúc và xu hướng biến đổi trong thời kỳ hội nhập quốc tế Tại đây ThS. Nguyễn Mai Hương Quan điểm của Hêghen về năng lực thẩm mỹ Tại đây PGS,TS. Nguyễn Quý Thanh – Nguyễn Thị Kim Nhung Truyền thông xã hội: những quan hệ ảo của công chúng thực Tại đây ThS. Mạch Lê Thu Lợi ích của công chúng trong bốn mô hình hoạt động truyền thông Tại đây THỰC TIỄN – KINH NGHIỆM PV Phỏng vấn PGS,TS,NGƯT. Lương Khắc Hiếu Tại đây ThS. Nguyễn Hồng Điệp Mô hình nhân cách người thầy theo tư tưởng Hồ Chí Minh Tại đây ThS. Phùng Danh Cường Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo: nhân tố quyết định đến chất lượng con người Việt Nam hiện nay Tại đây Phạm Thị Thu Trang Vận dụng phương pháp tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay Tại đây Nguyễn Thị Vân Hằng Dự báo và những vấn đề đặt ra về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản sách lý luận chính trị Tại đây ThS. Nguyễn Văn Thắng Tăng cường vai trò của báo chí đối với hoạt động cải cách tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân Tại đây THÔNG TIN – TƯ LIỆU PGS,TS. Đoàn Trọng Huy Hồ Chí Minh – nhà báo lỗi lạc Tại đây Nhóm PV: Hội thảo khoa học quốc tế “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa, cơ hội, thách thức và triển vọng” Tại đây CHUÔNG LÀNG BÁO GIỚI THIỆU SÁCH THẾ GIỚI TRONG LÒNG BÀN TAY ẢNH CỦA BẠN Xem thêm: Mở đầu số Tạp chí kỳ này là Diễn văn chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 của PGS,TS. Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bài diễn văn nhấn mạnh: “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa. Nghề giáo viên luôn được tôn vinh là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Ông cha ta còn quan niệm “nương sư, hưng quốc” – biết dựa vào người thầy thì đất nước hưng thịnh, để nói lên vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ nhà giáo đối với sự phát triển của xã hội… Trong xu thế đối mới và hội nhập hiện nay, chúng ta ý thức được nhiệm vụ đặt ra cho Học viện là rất nặng nề. Chúng ta đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các bậc học và hệ đào tạo. Có thể nói, với một nhà trường thì đội ngũ nhà giáo luôn là lực lượng nòng cốt và có vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo… Để thực hiện những nhiệm vụ nặng nề đó, trước mắt cần tập trung ưu tiên phát triển đội ngũ giảng viên, thực hiện nghiêm túc các quy chế về công tác cán bộ của Đảng, đảm bảo sự khách quan, minh bạch trong công tác tuyển dụng, để chọn được những giáo viên thực sự đủ tiêu chuẩn. Đồng thời, phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trẻ, có chính sách phù hợp để thu hút nhân tài, sử dụng đội ngũ chuyên gia giàu tri thức và kinh nghiệm thực hành nghề nghiệp, để thường xuyên bổ sung sức mạnh cho đội ngũ giáo viên Nhà trường. Tiếp đến, chuyên mục Nguyên cứu – trao đổi số này tập hợp 8 bài viết chất lượng, tiêu biểu như các bài: “Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa trên thế giới hiện nay”, tác giả: PGS,TS. Lưu Văn An. Bài viết cho thấy, hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều phong trào chính trị - xã hội, đại diện cho các lực lượng xã hội, xu hướng chính trị khác nhau. Bên cạnh các phong trào tiến bộ, có vai trò nổi bật như Phong trào cộng sản quốc tế, Phong trào không liên kết, Phong trào cánh tả…, trong những năm gần đây Phong trào Chống mặt trái của toàn cầu hóa có ảnh hương rộng lớn, tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị quốc tế. Hay bài viết “Sức mạnh của báo chí trong quan hệ quốc tế thời kỳ toàn cầu hóa” - tác giả PGS,TS. Phạm Minh Sơn, đề cập đến những thay đổi trong quan hệ quốc tế thời kỳ toàn cầu hóa, sức mạnh của báo chí trong quan hệ quốc tế và một số vấn đề đặt ra hiện nay. Trong một thế giới đang thay đổi mạnh mẽ dưới tác động của toàn cầu hóa, nhiều nhân tố mới, nhiều mối quan hệ mới đang nảy sinh và phát triển. Báo chí với sức mạnh to lớn của mình cũng đang tham gia tích cực vào quan hệ quốc tế, tác động cả tích cực lẫn tiêu cực và làm nảy sinh nhiều vấn đề mới cần phải sớm được giải quyết. PGS,TS. Phạm Ngọc Trung với bài: “Hệ giá trị văn hóa Việt Nam: cấu trúc và xu hướng biến đổi trong thời kỳ hội nhập quốc tế” cung cấp cho độc giả những kiến thức một số xu hướng cơ bản về sự biến đổi của hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Có thể nói rằng, đó là những xu hướng tốt, những trào lưu tiến bộ góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hội nhập quốc tế và văn hóa Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại. Một bài viết cũng rất đáng chú ý trong số tạp chí kỳ này là bài: “Truyền thông xã hội: những quan hệ ảo của công chúng thực”, tác giả: PGS,TS. Nguyễn Quý Thanh – ThS. Nguyễn Thị Kim Chung. Có thể nói, sự xuất hiện của truyền thông kiểu mới như truyền thông xã hội tạo ra những thay đổi căn bản trong quan hệ xã hội giữa công chúng với nhà truyền thông. Truyền thông xã hội là một dạng truyền thông tương tác, cho phép những người sử dụng nó tự làm người sản xuất tin, thực hiện chia sẻ, trao đổi các thông tin và ý tưởng thông qua các quan hệ ảo và cộng đồng ảo. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề cần làm rõ về dạng truyền thông mới này, như đặc điểm các chủ thể kết nối thế nào, các quan hệ giữa các chủ thể và những tác động của truyền thông xã hội lên những quan hệ ra sao. Đây là những câu hỏi mà tác giả muốn làm rõ trong bài viết này. Các bài viết khác trong chuyên mục: “Những quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng về vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí”, tác giả: TS. Đỗ Chí Nghĩa; “Một số vấn đề có tính nguyên tắc đối với Nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực ở Việt Nam hiện nay”, tác giả: ThS. Nguyễn Kim Phượng; “Quan điểm của Hêghen về năng lực thẩm mỹ”, tác giả: ThS. Nguyễn Mai Hương; “Lợi ích của công chúng trong bốn mô hình hoạt động truyền thông”, tác giả: ThS. Mạch Lê Thu, đều là những bài viết đáng để bạn đọc tìm hiểu, tham khảo, làm tư liệu cho những nghiên cứu của mình, cũng như bồi đắp những kiến thức cho bản thân. Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm, Thông tin – Tư liệu nổi bật với những bài phỏng vấn chuyên sâu. Bài phỏng vấn PGS,TS,NGƯT. Lương Khắc Hiếu nhân ngày 20.11 gây ấn tượng mạnh với bạn đọc. Với cái tâm trong sáng của một nhà giáo, cùng niềm đam mê khoa học, đam mê giảng dạy, PGS,TS, NGƯT. Lương Khắc Hiếu đã có nhiều đóng góp, xây dựng Nhà trường vững mạnh. Dù đã nghỉ quản lý, nhưng Thầy vẫn tận tâm, tận lực với sự nghiệp trồng người và dõi theo từng bước phát triển của Nhà trường. Bài phỏng vấn các chuyên gia trong Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa, cơ hội, thách thức và triển vọng” được độc giả chờ đợi. Qua bài phỏng vấn, hai Giáo sư là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực báo chí truyền thông; lịch sử và văn hóa – Giáo sư Rene Wadlow (biên tập viên Tạp chí Transnational Perspectives) và Giáo sư Juergen Grimm (Đại học Tổng hợp Viên, Cộng hòa Áo) đã trao đổi về vao trò của báo chí truyền thông đối với vấn đề tái tiếp cận văn hóa; vai trò của báo chí trong truyền thông về lịch sử và các giá trị nhân văn. Các bài viết của các tác giả trong hai chuyên mục này như: “Mô hình nhân cách người thầy theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, tác giả ThS. Nguyễn Hồng Điệp; “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo: nhân tố quyết định đến chất lượng con người Việt Nam hiện nay”, tác giả ThS. Phùng Danh Cường; “Vận dụng phương pháp tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay”, tác giả Phạm Thị Thu Trang; “Dự báo và những vấn đề đặt ra về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản sách lý luận chính trị”, tác giả Nguyễn Thị Vân Hằng; “Tăng cường vai trò của báo chí đối với hoạt động cải cách tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân”, tác giả ThS. Nguyễn Văn Thắng; “Hồ Chí Minh – nhà báo lỗi lạc”, tác giả PGS,TS. Đoàn Trọng Huy, cũng là những công trình mà các tác giả đã dày công nghiên cứu.