Sign In
  • Điểm chuẩn ngành Báo chí cao chót vót, thí sinh ngậm ngùi tiếc nuối                  Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng năm học 2022-2023                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K38                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K39                  Thông báo kết luận cuộc họp Ban Giám đốc ngày 16/8/2019 về việc bồi dưỡng chuẩn hóa giảng viên tiếng Anh                  Thông báo về việc bổ sung người phụ thuộc, cấp mới mã số thuế cho người nộp thuế                  Thông báo Kết luận cuộc họp Ban Tổ chức phong trào "Thi đua dạy tốt, phục vụ tốt" năm học 2018 - 2019                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại các buổi làm việc với các khoa, ban, phòng, đơn vị trực thuộc Học viện                  Thông báo về việc ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ và sạt lở đất                  Thông báo về thời gian làm việc và trực cấp cứu của Phòng Y tế thuộc Văn phòng Học viện                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với các khoa, đơn vị                  Thông báo về việc thay đổi kế hoạch tổ chức Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2018                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 5 năm 2018                  Thông báo kết quả Hội thi Giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Thông báo về việc đăng lý đi học Cao cấp lý luận chính trị năm 2018                  Quyết định về việc thành lập Hội đồng giám khảo và Tổ thư ký hội thi giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Dân chủ - Sáng tạo - Đồng bộ - Chất lượng"                  Kế hoạch thi giảng viên giỏi lần III năm 2018 cấp cơ sở                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 4 năm 2018                  Thông báo về việc đảm bảo an ninh trật tự và PCCN trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5                  Thông báo về việc thay đổi mật khẩu đăng nhập hệ thống wifi Học viện                  Thông báo về việc đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng trung hạn tại Cộng hòa Pháp                  Thông báo về việc đăng ký học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy Lý luận chính trị                  Thông báo về việc đăng ký xét tuyển đào tạo tại Trung Quốc                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018                  Kế hoạch, quy chế và mẫu Hội thi giảng viên giỏi lần 3 năm 2018                  Thông báo về việc đổi lịch họp giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Thông báo về việc đổi lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Hướng dẫn đánh giá phân loại đối với cán bộ, công chức và Thông báo thời gian bình xét thi đua                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 10 năm 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với một số đơn vị về việc thống nhất quản lý công nghệ thông tin trong Học viện                  Thông báo về việc ban hành Quy chế Văn thư, lưu trữ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban Quý III/2017                  Thông báo về kế hoạch tổ chức Hội nghị giao ban Quý III/2017 trực tuyến                  Quyết định về việc thành lập Tổ kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2017 - 2018                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, Khen thưởng năm 2017 và Hội thảo chuyên đề "Nâng cao chất lượng tổ chức Hội thi Giảng viên giảng dạy giỏi"                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, khen thưởng năm 2017 (trực tuyến)                  Thông báo về việc phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 2 năm 2017                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 01 năm 2017                  Thông báo kết quả họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 12 năm 2016                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện thực hành tiết liệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng                  Thông báo về việc tham dự Hội nghị trực tuyến về Quán triệt Hội nghị Trung Ương 4 - khóa XII                  Thông báo về việc lấy ý kiến vào dự thảo Quy chế công tác thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2016                  Thông báo về việc xây dựng kế hoạch công tác năm 2017                  Thông báo kế hoạch thanh tra năm học 2016 - 2017                  Thông báo nội dung họp Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở"                  Thông báo về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức, người lao động theo thành tích xuất sắc năm 2016                  Thông báo về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 14 năm 2017                  Kế hoạch về việc triển khai thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ                  Thông báo về việc đăng ký kế hoạch công tác hàng tháng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Gian ban cán bộ quản lý tháng 9 năm 2016                  Kế hoạch phát động và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2016 - 2017                  Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua và đăng ký thi đua năm học 2016 - 2017                  Quyết định về việc công nhận các đơn vị và cá nhân đạt danh hiệu thi đua năm học 2015-2016                  Bản tổng hợp kết quả bình xét của Hội đồng thi đua, khen thưởng năm học 2015 - 2016                  Kế hoạch làm việc với Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và nghiên cứu thực tế                  Thông báo về việc báo cáo kết quả công tác năm học 2015 - 2016 phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong năm học 2016 - 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với khoa Tâm lý Giáo dục và Nghiệp vụ sư phạm và đại diện lãnh đạo, cán bộ một số khoa đào tạo giảng viên lý luận chính trị trong Học viện                  Kế hoạch về việc Tổ chức Hội thi giảng viên giảng dạy giỏi lần thứ II năm học 2016 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc xét tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2016                  Kế hoạch xây dựng Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Học viện Báo chí và Tuyên truyền giai đoạn 2016 - 2020                  Phân công cán bộ trực tết nguyên đán Bính Thân 2016                  Quyết định về việc công nhận kết quả đánh giá xếp loại để chi thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2015                  Thông báo (bổ sung) về việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần                 
  • Tổng quan về Học viện Báo chí và Tuyên truyền

    13:59 12/04/2014

    Chọn cỡ chữ A a  

    I. Lịch sử hình thành và phát triển

    Mùa Xuân năm 1962, theo Nghị quyết 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trường Tuyên huấn được thành lập. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, trước những yêu cầu khác nhau ở từng giai đoạn phát triển, Trường đã nhiều lần đổi tên:

    - Trường Tuyên giáo Trung ương (tháng 01/1962 – tháng 10/1969): Ngày 16/01/1962, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về việc thống nhất: Trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II và Trường Tuyên Giáo thành Trường Tuyên giáo Trung ương, (tiền thân của Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Trường Tuyên giáo Trung ương là một đơn vị thuộc hệ thống trường Đảng, giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương phụ trách trường nàyCũng từ đó, ngày 16/01 hàng năm được lấy làm ngày kỷ niệm thành lập Trường.

    - Trường Tuyên huấn Trung ương (tháng 10/1969 – tháng 1/1983): Ngày 09/10/1969, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Thông báo số 11-TB/TW, trong đó ghi rõ: “Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của Trường Tuyên giáo Trung ương hiện nay, Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý đề nghị của Ban Tuyên huấn Trung ương: Đổi tên trường Tuyên giáo Trung ương thành trường Tuyên huấn Trung ương.” Ngày 19/12/1982, Hội đồng bộ trưởng đã có công văn số 4670-V10 về việc quy định cho trường Tuyên giáo được hưởng chính sách, chế độ như các trường đại học.

    - Trường Tuyên huấn Trung ương I (tháng 01/1983 - tháng 4/1990): Ngày 02/01/1983, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định số 15-QĐ/TW về công tác các trường Đảng, trong đó quyết định: “Thành lập Trường Tuyên huấn Trung ương I trên cơ sở hợp nhất Trường Tuyên huấn Trung ương và Trường Nguyễn Ái Quốc V”.

    - Trường Tuyên giáo (tháng 4/1990 - tháng 11/1990): Ngày 01/03/1990, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quyết định số 103-QĐ/TW về việc sắp xếp lại hệ thống trường Đảng trực thuộc Trung ương. Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định đổi tên trường Tuyên huấn Trung ương I thành trường Tuyên giáo. Trường Tuyên giáo trực thuộc Ban Bí thư.

    - Trường Đại học Tuyên giáo (tháng 11/1990 - tháng 3/1993): Ngày 20/11/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 406-HĐBT về việc công nhận trường đại học Tuyên giáo. Quyết định ghi rõ: “Công nhận trường Tuyên giáo thành trường đại học và có tên là: Trường Đại học Tuyên giáo; Trường đại học Tuyên giáo trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Về mặt Nhà nước, trường đại học Tuyên giáo chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo, và được hưởng mọi chính sách, chế độ do Nhà nước ban hành cho hệ thống các trường đại học”.

    - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (tháng 3/1993 - tháng 8/2005): Nhằm tăng cường vai trò, nhiệm vụ của các trường Đảng trung ương đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, ngày 10/3/1993, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quyết định số 61-QĐ/TW về việc sắp xếp lại các trường Đảng trung ương, chuyển thành Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Quyết định ghi rõ: “Chuyển trường Đại học Tuyên giáo thành Phân viện Báo chí và Tuyên truyền của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.”

    - Ngày 02/8/2005, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4335/QĐ-HVCTQG quyết định “chuyển Phân viện Báo chí và Tuyên truyền thành Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.”

     Quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của Học viện gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước.Từ trước tới nay, dù mang những tên gọi khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, Học viện vẫn luôn là một Trường Đảng trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời, với gần 30 năm là một Trường Đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

    Năm đầu thành lập, nhà trường có 5 khoa, 3 hệ và 4 phòng. Hoạt động chủ yếu của Trường là bồi dưỡng ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ báo chí, xuất bản, huấn học, phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là giải phóng miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Nhiệm vụ chủ yếu được giao là giáo dục lý luận Mác-Lênin, bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều cán bộ được đào tạo từ trường trở về công tác tại các cơ quan trung ương và địa phương, các trường Đảng, các trường đại học và Ban tuyên huấn các cấp.

    Từ năm 1969, căn cứ vào yêu cầu bồi dưỡng đào tạo cán bộ Tuyên huấn trong tình hình mới, thực hiện nhiệm vụ do Trung ương Đảng giao, Trường mở rộng quy mô và loại hình đào tạo. Một mặt, tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng, các lớp đào tạo cơ bản; mặt khác Trường bắt đầu đào tạo bậc đại học.Sau một thời gian ngắn nỗ lực phấn đấu để khẳng định vị trí, chức năng của mình, Học viện đã nhanh chóng thực hiện đào tạo đại học chính quy 08 chuyên ngành, gồm: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Báo chí, Xuất bản, Tuyên truyền.

    Ngày 20/11/1990, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của nhà trường. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký Quyết định số 406-HĐBT công nhận Trường Tuyên huấn Trung ương là Trường Đại học. Từ đây, trường vừa là trường Đảng, vừa là trường đại học, thực hiện quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đóng góp vào công cuộc đào tạo cán bộ lý luận chính trị, tư tưởng văn hoá cho các cấp uỷ Đảng; đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên cho các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương. Với những điều kiện phát triển mới, các hoạt động của Trường được tăng cường và nâng cao hơn, đặc biệt là công tác giáo dục đào tạo phát triển ở một tầm cao mới. Trường mở thêm loại hình, cấp đào tạo với quy mô khác nhau; tạo mối quan hệ gắn bó với địa phương và với các tỉnh, ngành để mở các lớp đào tạo cử nhân chuyên ngành, góp phần tăng cường lực lượng cán bộ chủ chốt của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước.

    Ngày 25/6/2015, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 910/TTg-KGVX về việc bổ sung Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào danh sách các trường xây dựng thành Trường Đại học trọng điểm quốc gia trong mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

    Hiện nay, Học viện đang là cơ sở đào tạo hàng đầu của cả nước về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các ngành lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; đội ngũ cán bộ tư tưởng - văn hóa, báo chí - truyền thông của Đảng và Nhà nước.

    Học viện đang tổ chức đào tạo trình độ đại học hệ chính quy 41 ngành/chuyên ngành (trong đó có 05 chương trình chất lượng cao, 01 chương trình liên kết đào tạo với Đại học Middlessex của Vương quốc Anh) với hơn 2.000 sinh viên/năm; đào tạo trình độ thạc sĩ 12 ngành/ 20 chuyên ngành với 450 - 550 học viên/năm; đào tạo 6 ngành trình độ tiến sĩ với 30-50 nghiên cứu sinh/năm. Học viện đã mở được hơn 400 lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo, báo chí, xuất bản, quan hệ công chúng và quảng cáo, ngoại ngữ, tin học... với hơn mười ngàn lượt học viên tham gia.

    Học viện hiện có 30 đơn vị trực thuộc, trong đó có 11 đơn vị chức năng và 19 đơn vị giảng dạy, nghiên cứu, thông tin, xuất bản. Tổng số công chức, viên chức và người lao động của Học viện là 406 người, trong đó có 353 cán bộ trong biên chế. Học viện có 37 Phó Giáo sư, 91 Tiến sĩ, 215 ThS, 40 cử nhân, 22 trình độ khác, trong đó tỉ lệ giảng viên chiếm trên 60% tổng số cán bộ toàn Trường.

    Bên cạnh đội ngũ cán bộ cơ hữu, Học viện còn có sự tham gia của hàng trăm cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học có uy tín, nhà chuyên môn thuộc các lĩnh vực lý luận chính trị, báo chí - truyền thông và các ngành khoa học xã hội nhân văn khác ở Trung ương và địa phương với vai trò là thành viên Hội đồng trường, cố vấn chuyên môn, giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng...

    Hoạt động chuyên môn của Nhà trường so với thời kỳ đầu đã có bước phát triển mạnh mẽ. Học viện liên tục đổi mới, hoàn thiện các chương trình đào tạo đại học và sau đại học theo hướng đảm bảo tính thống nhất, liên thông theo từng ngành, nhóm ngành đào tạo, phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ, góp phần nâng cao phẩm chất và năng lực của người học, giảm tải lý thuyết, tăng cường kỹ năng thực hành thực tập, thích ứng với nhu cầu của xã hội và chuẩn đầu ra.

    Học viện luôn xác định cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng, hoạt động nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm, xuyên suốt, nhằm nâng cao chất lượng uy tín, thương hiệu học thuật của một cơ sở đào tạo, qua đó xây dựng luận cứ khoa học nhằm phát triển đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực lý luận chính trị, công tác tư tưởng - văn hóa, báo chí - truyền thông và các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn khác.

    Học viện luôn quan tâm mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và vị thế của Nhà trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi học thuật với các quốc gia trên thế giới.

    Học viện đã gửi nhiều cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi khoa học ở các nước trên thế giới. Hiện nay, Học viện đã có quan hệ hợp tác với nhiều học viện, đại học, tổ chức quốc tế như: Đại học Middlesex (Anh); Đại học Catholic (Mỹ); Đại học Tổng hợp Hamburg (Đứ); Đại học Minh Trị (Trung quốc), Đại học Seoul (Hàn Quốc)...  

    Trong suốt chặng đường đã qua, bằng công sức lao động khoa học nghiêm túc và sáng tạo, các thế hệ cán bộ, giảng viên của Học viện đã khắc phục mọi khó khăn, vượt qua thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và Nhà nước.

    II. Sứ mạng lịch sử, chức năng và nhiệm vụ

    1. Sứ mạng lịch sử

    Là trường Đảng, trường đại học được xây dựng thành trường trọng điểm của mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Học viện có sứ mệnh nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng - văn hóa, báo chí, truyền thông và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

    2. Chức năng

    Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tuyên giáo, công tác xây dựng Đảng; đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ngành báo chí, tuyên truyền, truyền thông và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, là cơ sở nghiên cứu khoa học về lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, báo chí, truyền thông nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và góp phần vào việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

    3. Nhiệm vụ và quyền hạn

    a. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

    - Đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ các ngành báo chí, tuyên truyền, truyền thông và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác theo quy định của Đảng, Nhà nước và phân công, phân cấp của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

    - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đương chức và quy hoạch các chức danh là trưởng, phó trưởng phòng và tương đương trở lên của các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông, xuất bản ở các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; trưởng, phó trưởng Ban Tuyên giáo cấp huyện và tương đương;

    - Đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị cho các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm bồi dưỡng chính trị của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các trường đào tạo, bồi dưỡng chính trị của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các trường đại học, cao đẳng của hệ thống giáo dục quốc dân theo duy định, phân công, phân cấp;

    - Bồi dưỡng kiến thức mới và kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên giáo, báo chí, truyền thông, xuất bản và một số ngành khoa học xã hội nhân văn khác.

    b. Nghiên cứu khoa học

     - Nghiên cứu xây dựng bổ sung chương trình, nội dung, tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ dạy và học; đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng của Học viện;

     - Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sác, pháp luật của Nhà nước, khoa học chính trị và một số ngành khoa học xã hội nhân văn khác theo quy định, phân công, phân cấp; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về lĩnh vực công tác tư tưởng - văn hóa, công tác đảng, báo chí, truyền thông.

     - Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo và khoa học của các nước, các tổ chức trên thế giới.

     - Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Học viện theo thẩm quyền được phân công, phân cấp; thực hiện phòng và chống tham nhũng, tiêu cực, lãnh phí trong đơn vị theo quy định của pháp luật.

    - Quản lý tài chính, tài sản; quyết định và chịu trách nhiệm về các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định.

     - Xuất bản và phát hành Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, trang thông điện tử, các ấn phẩm khoa học, tài liệu phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Học viện.

    - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Học viện giao.

    III. Thành tựu và khen thưởng     

    1. Thành tựu

    Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền không ngừng đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động và đã đạt được nhiều thành tựu vẻ vang, tạo sức bật mới để ngày càng phát triển vững mạnh. Trong 60 năm qua, nhà trường đã đào tạo gần 26.000 sinh viên đại học chính quy tập trung, gần 24.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học, 6.000 học viên cao học và 130 nghiên cứu sinh; bồi dưỡng hàng chục nghìn cán bộ công tác tư tưởng, báo chí, xuất bản, giảng viên lý luận chính trị và các lĩnh vực khác. Đồng thời, Trường đã và đang đào tạo hơn 500 sinh viên, gần 70 học viên, 5 nghiên cứu sinh của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

    Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng chục ngàn cán bộ lý luận chính trị, báo chí - truyền thông cho đất nước và các nước bạn anh em ở các trình độ khác nhau. Nhiều học viên, sinh viên của Học viện trưởng thành, giữ vị trí quan trọng ở các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của đất nước như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy, Bộ trưởng, Thứ trưởng…

    Trường đã triển khai nghiên cứu gần 5.000 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; 1.628 cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm và thông tin khoa học các cấp. Các nhà khoa học của Trường đã công bố hơn 7.580 bài báo khoa học trên các tạp chí, sách chuyên khảo trong đó có 32 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus; 41 bài báo quốc tế không thuộc danh mục ISI/Scopus; 18 kỷ yếu Hội thảo quốc gia, quốc tế được xuất bản. Trong công tác xuất bản tạp chí, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông đã phát hành được 333 số với hơn 331.750 bản, đăng tải hơn 5.000 bài báo khoa học.

    Từ năm 2008 đến nay, Trường đã tổ chức được hơn 104 đoàn cán bộ, giảng viên đi công tác, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm, giảng dạy, tham dự hội thảo khoa học tại nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, Áo, Thụy Điển, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào… Trường cũng đón hơn 214 đoàn chuyên gia nước ngoài đến thăm, làm việc, giảng dạy và tham gia hội thảo khoa học. Năm 2016, Trường chính thức triển khai chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, PR và Truyền thông tại Việt Nam theo phương thức nhượng quyền với Đại học Middlesex (Vương quốc Anh). Trường đã xây dựng được nhiều đề án hợp tác quốc tế về nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị, báo chí - truyền thông, ký kết nhiều biên bản ghi nhớ với nhiều đối tác như: Trường Đảng Thành ủy Thiên Tân, Trường Đảng Trùng Khánh, Đại học Liêu Ninh (Trung Quốc)… Hàng năm, Trường tiếp nhận và đào tạo gần 200 lưu học sinh Lào diện hiệp định và tự túc ở cả ba trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

    2. Khen thưởng

    2.1 Khen thưởng tập thể Học viện

    Trong quá trình xây dựng và phát triển, Học viện đã đạt được nhiều thành tựu, dấu ấn, để ghi nhận những công lao đóng góp của Học viện, Đảng và Nhà nước đã trao tặng những danh hiệu và phần thưởng cao quý, cụ thể như:

    * Nhân dịp Kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển, năm 1982, Trường Tuyên huấn Trung ương I (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền) được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất.

    * Nhân dịp Kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển Học viện, năm 1992, Học viện được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhì theo Quyết định số 848/QĐ-CTN, ngày 3/7/1992.

    * Nhân dịp Kỷ niệm 40 năm xây dựng và phát triển Học viện, năm 2001, Học viện được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhất theo Quyết định số 913/QĐ-CTN, ngày 19/11/2001.

    * Nhân dịp Kỷ niệm 45 năm xây dựng và phát triển Học viện, năm 2007, Học viện được Chủ tịch nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh theo Quyết định số 14/QĐ-CTN, ngày 11/1/2007.

    * Nhân dịp Kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Học viện, năm 2021, Học viện được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập Hạng Ba theo Quyết định số 1939/QĐ-CTN, ngày 10/11/2021.

    Năm học 2012 – 2013, nhân dịp Kỷ niệm 65 năm ngày Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Học viện được khen thưởng: Là “Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước nhân dịp Kỷ niệm 65 năm ngày Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi thu đua ái quốc” theo Quyết định số 1915/QĐ-HVCTQG ngày 3/6/2013.

    Trong 10 năm trở lại đây, Học viện được 4 lần nhận Cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cụ thể vào những năm: năm học 2010 - 2011 (Quyết định số 1457/QĐ-TTg, ngày 23/8/2011); năm học 2015 - 2016 (Quyết định số 1822/QĐ-TTg ngày 21/9/2016); năm 2017 (Quyết định số 440/QĐ-TTg ngày 23/4/2018); năm 2020 (Quyết định Số 579/QĐ-TTg ngày 16/4/2021).

    Học viện nhiều lần được nhận Cờ Thi đua cấp Bộ vì đã có thành tích hoàn thành thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác dẫn đầu các khối thi đua của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cụ thể những lần gần đây nhất vào những năm: năm học 2010 - 2011 (Quyết định Số 2297/QĐ-HVCTQG, ngày 26/7/2011); năm học 2015 - 2016 (Quyết định Số 3144/QĐ-HVCTQG, ngày 18/7/2016); năm 2017 (Quyết định 197/QĐ-HVCTQG ngày 09/01/2017); năm 2020 (Quyết định số 44-QĐ/HVCTQG ngày 07/01/2020)

    Học viện liên tục là tập thể lao động xuất sắc. Trong nhiều năm, Học viện được nhận Bằng khen cấp Bộ về nhiều thành tích như: nghiên cứu khoa học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm liên tục, hoàn thành xuất sắc trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, cụ thể như: Năm 2017 (về thành tích nghiên cứu khoa học, theo Quyết định Số 2816/QĐ-HVCTQG, ngày 11/5/2018); năm 2018 (vì có thành tích Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 02 năm liên tục 2016 và 2017 theo Quyết định Số 2910/QĐ-HVCTQG, ngày 03/8/2018); năm 2019 (vì có thành tích Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 02 năm liên tục 2018 và 2019 theo Quyết định Số 2221-QĐ/HVCTQG ngày 23/6/2020); năm 2020 (vì có thành tích Hoàn thành xuất sắc trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo Quyết định Số 2299-QĐ/HVCTQG ngày 29/6/2020).

    2.2 Khen thưởng đơn vị, cá nhân

    60 năm qua, cùng xây dựng và phát triển Học viện, làm nên thành tích của tập thể, có vai trò to lớn của các đơn vị, cá nhân trong Học viện. Có thể kể ra những thành tích tiêu biểu nhất như:

    * Từ năm 2019 đến năm 2021: đã có 04 Tập thể được tặng Huân chương Lao động Hạng Ba.

    - Từ năm 2014 đến năm 2021: đã có 08 Tập thể được tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ.

    - Từ năm 2013 đến năm 2020: đã có 59 Tập thể đạt Bằng khen cấp Bộ.

    - Từ năm 2011 đến năm 2020: đã có 42 Tập thể đạt danh hiệu Cờ Thi đua cấp Bộ.

    * Năm 2014, 2016, 2017, 2018, 2020: đã có 11 cá nhân được tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì và Huân chương Lao động Hạng Ba.

    - Năm 2013, 2016, 2018, 2019, 2020: đã có 11 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

    - Từ năm 2017 đến năm 2020: đã có 75 cá nhân được tặng Bằng khen cấp Bộ.

    - Từ năm 2008 đến năm 2020: đã có có 51 cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp Bộ.

    Nhiều cán bộ, giảng viên có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của Học viện, được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tôn vinh bằng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú, gồm: PGS, TS. Tô Huy Rứa, PGS Lê Thế Lạng, PGS, TS. Lương Khắc Hiếu, Ths. Lê Minh Châu.

    IV. Cơ sở vật chất của Nhà trường

    Học viện Báo chí và Tuyên truyền nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội có tổng diện tích 58.128m2, bao gồm các khu nhà hành chính, giảng đường, phòng học thực hành, thư viện, ký túc xá sinh viên và diện tích khuôn viên, vườn hoa, cây xanh...

    Nhà hành chính A1 (11 tầng), A2 (03 tầng), A3 (05 tầng) của Học viện được xây dựng hiện đại, trang bị đầy đủ các tiện nghi đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

    Các khu nhà làm việc, giảng đường, ký túc xá sinh viên… được nâng cấp và xây dựng mới theo quy hoạch tổng thể của trường và đã được đưa vào sử dụng. Nhà học chính B1 (06 tầng) được đưa vào sử dụng từ năm 1995. Hiện tại Học viện có 07 phòng học từ 100 đến 200 chỗ ngồi; 53 phòng học và các khu giảng đường với các phòng học rộng từ 50 đến 100 chỗ ngồi; 24 phòng học dưới 50 chỗ ngồi.

    Khu vực học tập, thực hành, tổ chức thi đánh gia năng lực ngoại ngữ, tin học, giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh được đầu tư đảm bảo đạt các quy chuẩn của đơn vị tự chủ đào tạo, bồi dưỡng cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng...

    Hội trường lớn của Học viện được đưa vào sử dụng từ năm 1998, với sức chứa 800 người, phục vụ học tập, hội nghị, hội thảo và các hoạt động văn hóa, văn nghệ của cán bộ và sinh viên toàn trường. Ngoài ra Học viện còn có 02 giảng đường B8 và B9 với hàng chục phòng học hiện đại, khang trang. Đồng thời, Học viện xây mới giảng đường B3 và cải tạo các giảng đường khác khang trang, sạch đẹp, tiện nghi, trong đó 100% các phòng học được trang bị điều hòa, máy chiếu hiện đại.

    Để thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên Lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tư tưởng, báo chí, xuất bản và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, Học viện rất chú trọng đầu tư xây dựng các phòng thực hành chuyên môn với các thiết bị kỹ thuật hiện đại. Hệ thống phòng học thực hành hiện đại cho phép sinh viên đào tạo các ngành báo chí, xuất bản, quan hệ công chúng, quảng cáo… có thể thực hành sáng tạo các sản phẩm truyền thông chuyên nghiệp không thua kém so với thực tiễn.

    Trung tâm Thông tin khoa học của Học viện được đầu tư ngày càng hiện đại. Thư viện với 15.000 đầu sách và gần 250 loại báo, tạp chí có thể phục vụ cùng một lúc hàng trăm độc giả; đồng thời, Thư viện được số hóa, kết nối với hệ thống thư viện quốc gia và một số thư viện của các trường đại học trên thế giới. Thư viện số, thư viện điện tử hoạt động với số lượt truy cập cao (năm 2020 thư viện số có 1.816.157 lượt truy cập, thư viện điện tử có 1.946.170 lượt truy cập).

    Ký túc xá Học viện có 09 khu nhà khép kín, có 01 tòa nhà 15 tầng được đầu tư hiện đại đáp ứng chỗ ở, sinh hoạt của hàng ngàn sinh viên nội trú, trong đó có hàng trăm lưu học sinh Lào. Ngoài ra, Ký túc xá sinh viên còn có nguồn điện nước đầy đủ, các khu thể thao, sân bóng, nhà ăn… phục vụ nhu cầu sinh hoạt vui chơi giải trí của sinh viên, học viên từ các tỉnh xa về Hà Nội học tập.

    Học viện đã đầu tư lắp đặt hệ thống wifi hiện đại trong toàn khuôn viên với 63 bộ phát được lắp đặt tại các tòa nhà. Từ năm học 2014-2015, Học viện đầu tư lắp đặt các hệ thống wifi miễn phí tại Ký túc xá sinh viên.

    V. Tầm nhìn và chiến lược phát triển

    1. Tầm nhìn 2045

     Học viện là trường Đảng, đồng thời là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, hàng đầu của Việt Nam. Tiếp tục khẳng định, giữ vững vị thế của một trường đại học hàng đầu trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu lĩnh vực lý luận chính trị, công tác xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, tư tưởng - văn hóa, báo chí và truyền thông với đội ngũ chuyên gia đầu ngành có tầm ảnh hưởng trong nước và quốc tế.

    Học viện phấn đấu đến năm 2030 trở thành trường đại học quản trị theo các tiêu chuẩn quốc tế, có tầm ảnh hưởng về báo chí và truyền thông ở khu vực; phấn đấu đến 2045 trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín cao và được xếp hạng quốc tế.

    TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

    Trí tuệ, tầm nhìn, bản lĩnh, sáng tạo, cống hiến.

    GIÁ TRỊ CỐT LÕI: 

    Đoàn kết: là nền tảng để tập trung sức mạnh, thống nhất ý chí và hành động, hướng tới mục tiêu chung và chiến lược phát triển của Học viện.

    - Dân chủ: là môi trường cùng tham gia, khơi dậy tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm trong mọi hoạt động của Học viện.

    - Đổi mới: là phương thức và động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện, không ngừng của Học viện.

    - Sáng tạo: Là điều kiện để cán bộ, giảng viên và người học phát triển trí tuệ và kiến tạo tri thức.

    - Chất lượng: là mục tiêu cao nhất trong mọi hoạt động của Học viện, hướng tới xây dựng văn hóa chất lượng.

    - Cống hiến: là trách nhiệm, lý tưởng, lối sống của mọi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hướng tới thành công của người học và sự phát triển của Học viện.

    2. Chiến lược phát triển

    Chiến lược phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ngày 09 tháng 9 năm 2022

    Chiến lược phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 20 tháng 02 năm 2017

    Chiến lược phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 31 tháng 12 năm 2018 

     

     

    Ý kiến