Qua những cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống. Họ chiến đấu hy sinh để đất nước được độc lập, dân tộc mãi mãi trường tồn. Sự hy sinh mất mát ấy là hết sức to lớn, là không gì bù đắp được. Nhưng chính sự hy sinh to lớn đó đã làm rạng rỡ quê hương đất nước, đã ươm những mầm xanh, những chồi non lộc biếc của hòa bình và khát vọng. Máu đào của các anh hùng liệt sĩ đã tô thắm lá cờ Tổ quốc cho đất nước được như ngày hôm nay. Đó là chân lý, là lẽ sống, là sự trường tồn, bất diệt mà không có bất cứ một thế lực nào có thể khuất phục được. Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, các thế hệ người Việt Nam đã phải trải qua những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đẫm máu và nước mắt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Đó là những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả cuộc đời vì sự nghiệp giành lại nền độc lập và thống nhất đất nước. Vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc, cả dân tộc Việt Nam anh dũng đứng lên chiến đấu, nêu cao quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong cuộc đụng đầu lịch sử mang tính chất thời đại và có tầm vóc quốc tế, nhân dân Việt Nam phải trải qua những tổn thất, hy sinh vô bờ bến. Nhiều tài liệu ước tính có từ 3 đến 5 triệu người Việt Nam bị chết trong chiến tranh, hàng triệu người khác bị thương và tàn tật. Những người còn sống tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường mà cuộc chiến đã gây ra, trong đó tỷ lệ dị dạng bẩm sinh ở Việt Nam là cao nhất thế giới. Trải qua những cuộc chiến đấu giành tự do độc lập và bảo vệ Tổ quốc, số liệu được chính thức công bố gần đây nhất về thương vong, mất mát của nhân dân ta là gần 2 triệu thường dân chết; hơn 2 triệu thường dân mang thương tật suốt đời; khoảng 2 triệu người (gồm cả quân nhân) phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại. Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam (bao gồm cả Quân Giải phóng miền Nam) có khoảng 1,1 triệu quân nhân hy sinh trong những trường hợp khác nhau (trực tiếp chiến đấu trên chiến trường, gặp tai nạn, ốm đau trên đường hành quân), 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh. Trong số hy sinh, có 300.000 quân nhân chưa tìm được hài cốt. Tính chung 30 năm chiến tranh cách mạng chống xâm lược Pháp và Mỹ (1954 -1975) và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống Khơ me Đỏ và Trung Quốc xâm lược ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (1978 - 1979), cùng một số chiến dịch chống thổ phỉ và FULRO), Việt Nam có trên 1.140.000 liệt sĩ.Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, nhưng sự hy sinh, mất mát của các thương binh, bệnh binh, sự đau thương của thân nhân liệt sĩ, những người ảnh hưởng di chứng chiến tranh vẫn chưa thể nguôi ngoai, vẫn còn biết bao vết thương chưa lành. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng vết tích của nó còn mãi mãi không chỉ trên những dãy phố, khu rừng mà đậm nhất là trên những nhân chứng sống. Đó là nhữngMẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, cán bộ hoạt động cách mạng, tham gia kháng chiến bị địch bắt, tra tấn, tù đày nhưng vẫn bất khuất, một lòng trung kiên với cách mạng... Sử sách không ghi hết được sự hy sinh cao cả của biết bao con người đã gạt lại phía sau những hạnh phúc riêng tư, nguyện đem thân mình dâng hiến cho Tổ quốc. Với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang làm rất nhiều việc để cuộc sống của các thương binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công ngày càng được đầy đủ và tốt đẹp hơn, thế nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết các yêu cầu. Khi mà còn rất nhiều những gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước cuộc sống còn nhiều khó khăn; việc chăm sóc sức khỏe khi đau yếu, việc chữa trị những vết thương chiến tranh, việc chăm lo học hành và giải quyết việc làm chưa được chu đáo và vẫn còn những người, những gia đình có công chưa được hưởng đầy đủ những chính sách ưu đãi của Ðảng và Nhà nước ta; và cho đến nay vẫn còn nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, danh tính, đang để lại nỗi thương đau khắc khoải trong lòng những người thân cũng như trong mỗi chúng ta.Các cấp, các ngành và nhất là các cơ quan báo chí, truyền thông cần tiếp tục tích cực thông tin, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến trong việc thực hiện chính sách người có công, vinh danh thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ là gương điển hình trong lao động, sản xuất, tham gia các hoạt động xã hội… Đồng thời tích cực phổ biến chính sách, pháp luật, giáo dục truyền thống yêu nước và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và lòng nhân ái làm cho các thế hệ mãi khắc ghi những cống hiến, hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh và những người có công với cách mạng. Đất nước đã hòa bình, thống nhất nhưng hàng ngày hàng giờ các thế lực thù địch, phản động vẫn nhăm nhe phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân ta, nhiều khó khăn thách thức mới xuất hiện, thiên tai lũ lụt, các loại dịch bệnh vẫn hoành hành. Toàn dân ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chính vì điều đó mà các thế hệ hôm nay, nhất là tuổi trẻ cần phải không ngừng nổ lực hơn nữa để xứng đáng với những sự hy sinh của các thế hệ trước cho hôm nay và cho mai sau. Hơn lúc nào hết công tác chăm sóc Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, vừa là trách nhiệm và tình cảm của toàn dân.Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giới thiệu đến bạn đọc bốn bài viết. Bài thứ nhất, “Thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng, bảo vệ vững chắc Đảng từ bên trong” của PGS, TS. Trần Thị Hương. Tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời là nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Với dã tâm xoá bỏ vai trò lãnh đạo cầm quyền duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch luôn tìm cách xuyên tạc, bóp méo, hạ thấp vị trí, vai trò và phủ nhận nguyên tắc tự phê bình và phê bình, hòng làm cho các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên xem nhẹ, từng bước xa rời và từ bỏ nguyên tắc. Kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch về nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng, đưa ra lập luận sắc bén nhằm thực hiện đúng nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong tình hình hiện nay.Bài thứ hai, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng trong tác phẩm: Thường thức chính trị” của TS. Lê Hằng. Bài viết tập trung phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng trong tác phẩm Thường thức chính trị trên các vấn đề vị trí, vai trò, về tính chất, về tổ chức, hệ thống tổ chức của Đảng, về phương thức lãnh đạo của Đảng, về công tác xây dựng Đảng... Những quan điểm đó đã chứa đựng những giá trị vô cùng sâu sắc, là định hướng xây dựng Đảng; đồng thời là nền tảng lý luận đấu tranh phản bác quan điểm xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam.Bài thứ ba, “Tiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch” của TS. Lương Ngọc Vĩnh. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một hoạt động hết sức quan trọng trong công tác tư tưởng, cần huy động nhiều nguồn lực xã hội nhưng hiệu quả của nó lại rất khó đo đếm bằng những con số cụ thể. Đó là nguyên nhân dễ làm nảy sinh “bệnh hình thức”, “bệnh thành tích” trong thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng này. Để hoạt động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có hiệu quả thực sự, thực chất, cần phải xây dựng hệ thống tiêu chí và phương pháp đánh giá một cách khoa học, đầy đủ, thống nhất trong phạm vi cả nước. Lượng hóa kết quả thu được so với mục đích đề ra trên cơ sở định mức sử dụng nguồn lực đã được tính toán một cách khoa học là những tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.Bài thứ tư, “Vai trò của báo chí trong tuyên truyền, định hướng thông tin tích cực, phản bác các thông tin xấu, độc trên không gian mạng” của PGS, TS. Nguyễn Thắng Lợi và ThS. Lê Minh Phương. Lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, các thế lực thù địch gia tăng tuyên truyền, phát tán các thông tin xấu, độc trên không gian mạng nhằm xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam, gây chia rẽ nội bộ, chia rẽ Đảng và nhân dân. Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của nhân dân, báo chí Việt Nam phải góp phần định hướng thông tin tích cực, phản bác các thông tin xấu, độc nhằm thống nhất nhận thức và hành động của toàn xã hội. Bài viết làm rõ vai trò của báo chí trong tuyên truyền, định hướng thông tin tích cực, phản bác các thông tin xấu, độc trên không gian mạng giai đoạn hiện nay.Tiếp đến là chuyên mục Nghiên cứu - Trao đổi mang đến cho độc giả nhiều bài viết giàu giá trị nghiên cứu. Bài viết “Phát triển giá trị “chính trị độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc” trong thời kỳ đổi mới và hội nhập ở nước ta” của TS. Dương Thị Thục Anh. Độc lập, tự chủ, tự cường là giá trị tư tưởng chính trị quý báu trong lịch sử đấu tranh hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bối cảnh đổi mới, hội nhập phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng với ý chí khát vọng vươn lên của đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc đang đặt ra yêu cầu đối với việc phát triển sáng tạo “chính trị độc lập, tự chủ, tự cường dân tộc” trở thành động lực tinh thần to lớn cổ vũ mạnh mẽ nhân dân ta thực hiện thắng lợi các mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Bài viết “Bàn thêm về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của TS. Phan Sỹ Thanh. Nhận thức đúng những đặc điểm, tính chất về thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa quan trọng để tiếp tục thực hiện các giải pháp, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh, đưa đất nước phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, đi tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.Bài viết “Những đột phá trong nhận thức của Đảng về xây dựng hoàn thiện Nhà nước Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới” của TS. Hoàng Thị Kim Oanh và TS. Phan Mạnh Toàn. Xây dựng nhà nước Việt Nam thực sự dân chủ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề luôn được Đảng ta coi trọng. Từ đổi mới đến nay, nhận thức của Đảng về xây dựng, hoàn thiện nhà nước Việt Nam không ngừng được bổ sung, phát triển với những bước đột phá quan trọng, định hướng cho quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước. Bài viết tập trung phân tích những bước phát triển mang tính đột phá trong nhận thức của Đảng về xây dựng, hoàn thiện nhà nước Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới.Cũng trong chuyên mục này còn có những bài viết khác như, bài viết “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII và quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” của TS. Phạm Tuyết Lệ; bài viết “Đẩy mạnh giáo dục ý chí tự lực, tự cường của thanh niên Việt Nam - nguồn lực nội sinh quan trọng trong phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” của TS. Trần Thị Thảo Anh.Kế tiếp là chuyên mục Thực tiễn - Kinh nghiệm giới thiệu đến độc giả những bài viết giàu giá trị thực tiễn. Bài viết “Già hóa dân số ở Việt Nam: nguyên nhân và định hướng giải pháp làm chậm quá trình già hóa dân số” của TS. Dương Thị Thu Hương. Việt Nam hiện là quốc gia có cơ cấu dân số vàng với số dân trong độ tuổi lao động cao gấp khoảng 2 lần so với dân số trước và sau độ tuổi lao động. Tuy nhiên, thách thức mà Việt Nam đang đối mặt trong tương lai gần là vấn đề già hoá dân số. Theo đánh giá, tốc độ già hoá dân số diễn ra rất nhanh, thời gian để chuyển từ dân số “đang già” sang dân số già được dự báo là ngắn hơn nhiều so với các quốc gia phát triển đã đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam về phát triển bền vững. Giải pháp làm chậm quá trình già hoá dân số, trong đó chú trọng duy trì vững chắc mức sinh thay thế, chú trọng giải pháp tăng mức sinh ở các khu vực mức sinh đang giảm thấp hiện nay là hướng đi đúng đắn của Việt Nam, cần tiếp tục có những giải pháp phù hợp, khả thi với từng địa bàn trên cơ sở nghiên cứu, dự báo khoa học.Bài viết “Đặc điểm bài hùng biện trong các cuộc thi hùng biện tiếng Việt” của TS. Đặng Thị Mỹ Hạnh. Cuộc thi Hùng biện tiếng Việt đã được tổ chức thường niên hai năm một lần. Trong đó, văn bản hùng biện là phương tiện chính để thực hiện hoạt động hùng biện. Do đó, xây dựng văn bản hùng biện là bước tối quan trọng tạo nên thành công của sự hùng biện. Bài viết nêu ra một số đặc điểm của các bài hùng biện được khảo sát qua ba mùa thi hùng biện tiếng Việt.Bài viết “Chuẩn mực văn hóa trong môi trường truyền thông số ở Việt Nam hiện nay” của TS. Phan Thị Thanh Hải. Chuyển đổi số là yêu cầu của mọi lĩnh vực hoạt động. Trong lĩnh vực truyền thông, chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn, toàn diện hơn. Truyền thông kỹ thuật số, truyền thông dựa trên công nghệ số hay truyền thông số có khả năng siêu kết nối trong không gian, thời gian và tác động mạnh mẽ nhận thức, thái độ và hành vi xã hội cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. Chuẩn mực văn hóa là các tiêu chuẩn, quy tắc mà xã hội xác định và thừa nhận, định hướng cho hành vi của con người, đồng thời là cơ sở đánh giá của xã hội. Chuẩn mực văn hóa trong xã hội có tính ổn định tương đối, phản ánh những yêu cầu đặc trưng của xã hội cụ thể. Bài viết trình bày yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chuẩn mực văn hóa trong môi trường truyền thông số hiện nay ở Việt Nam.Chuyên mục này còn những bài viết khác như, bài viết “Vai trò của các yếu tố tâm lý trong hoạt động truyền thông” của TS. Nguyễn Thanh Nga; bài viết “Các thể loại tác phẩm ảnh báo chí” của ThS. Dương Quốc Bình; bài viết “Phát triển nội dung báo chí trên mạng xã hội” của ThS. Trần Thị Hoa Mai; bài viết “Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn Thị Như Huế; bài viết “Khó khăn và cách khắc phục trọng chọn mẫu ngẫu nhiên” của TS. Lưu Hồng Minh.Các chuyên mục khác như Chuông làng báo; Sự kiện - Bình luận tiếp tục mang đến bạn đọc những bài viết giá trị, bổ ích.Xin trân trọng giới thiệu.