Hội thảo do TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Phụ trách Khoa Kinh tế chính trị chủ trì.Tham dự Hội thảo có: PGS, TS. Đào Phương Liên, Đại học Kinh tế quốc dân; TS. Mai Lê Lợi, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam -VIMC; PGS, TS. Đào Thị Thu Giang, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty thành viên tập đoàn Alphanam; Đồng chí Nguyễn Huy Thân, CEO Công ty TNHH Truyền thông và Công nghệ số Huy Thân Entertaiment; TS. Nguyễn Thúy Hà, Trưởng Ban Quản lý khoa học Học viện cùng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, đại diện sinh viên các lớp khoa Kinh tế chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.Các đại biểu tham gia Hội thảoPhát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện đã khẳng định, liên kết giữa các trường đại học có các ngành kinh tế với doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng nhằm giúp sản phẩm đào tạo đáp ứng tốt yêu cầu về kỹ năng thực tế. Sự hợp tác này đóng góp vào sự phát triển bền vững của cả trường đại học và doanh nghiệp. TS. Nguyễn Đức Toàn cho biết, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện đã có liên kết với hơn 800 đơn vị, trong đó, Khoa Kinh tế chính trị có liên kết với hơn 50 đơn vị tuyển dụng. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng liên kết hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đào tạo sinh viên ngành Kinh tế ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền. TS. Nguyễn Đức Toàn mong muốn, các nhà khoa học tập trung trao đổi, thảo luận và đề xuất, gợi mở các giải pháp nhằm giúp Khoa Kinh tế chính trị nâng cao chất lượng liên kết, phát triển hơn năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên trong thời gian tới. TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện báo cáo đề dẫn Hội thảoThay mặt Hội đồng khoa học của Học viện, TS. Nguyễn Thúy Hà, Trưởng ban Quản lý khoa học Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đánh giá cao hoạt động khoa học của Khoa Kinh tế chính trị trong thời gian gần đây, đánh giá cao tính thực tiễn về chủ đề Hội thảo khoa học này. TS. Nguyễn Thúy Hà mong muốn, chủ đề này sẽ được hội thảo ở nhiều đơn vị và cấp Học viện, để đề xuất nhiều giải pháp hữu hiệu, giúp hoạt động đào tạo của các khoa, của Học viện gắn bó chặt chẽ hơn với các vị trí việc làm trong thực tiễn. Đồng thời, TS. Nguyễn Thúy Hà mong muốn Khoa đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học, chú ý tăng cường chất lượng nghiên cứu khoa học sinh viên để có nhiều công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng cao và đạt giải trong cuộc thi nghiên cứu khoa học các cấp. TS. Nguyễn Thúy Hà, Trưởng ban Quản lý khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu ý kiến tại Hội thảoHội thảo đã nhận được 16 tham luận có giá trị cao của các nhà khoa học và đón 52 đại biểu trong và ngoài Học viện tham dự. Hội thảo đã trao đổi sôi nổi về bản chất, vai trò, nội dung và hình thức liên kết giữa trường đại học với các đơn vị tuyển dụng lao động trong xã hội. Đồng thời, Hội thảo đã đánh giá thực trạng liên kết giữa Học viện với doanh nghiệp, làm rõ những thành tựu và hạn chế, các thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển liên kết, rút ra các bài học kinh nghiệm sâu sắc trong phát triển mối liên kết này.Tham luận tại Hội thảo, TS. Trần Thị Ngọc Minh, giảng viên khoa Kinh tế chính trị Học viện Báo chí và Tuyên tuyền cho rằng, liên kết đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp là một công tác quan trọng và mang lại rất nhiều lợi ích cho các bên liên quan, qua đó, giúp các nhà trường đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu nghề nghiệp của thị trường lao động; giúp doanh nghiệp có nguồn tuyển dụng nhân lực dồi dào, chất lượng, hạn chế việc đào tạo lại sau khi tiếp nhận nhân sự và duy trì được nguồn nhân lực ổn định. Sinh viên được định hướng nghề nghiệp, có cơ hội được trải nghiệm thực tế, xây dựng và phát triển các mối quan hệ, phát triển kỹ năng và dễ dàng có việc làm ngay sau khi ra trường. TS. Trần Thị Ngọc Minh, giảng viên khoa Kinh tế chính trị tham luận tại Hội thảoPGS, TS. Đào Thị Thu Giang, Phó hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty thành viên tập đoàn Alphanam chia sẻ: Để tháo gỡ, đẩy mạnh liên kết giữa Học viện và Khoa Kinh tế chính trị với các doanh nghiệp, trước hết, Học viện cần đẩy mạnh lồng ghép nội dung liên kết vào chiến lược phát triển chung, đồng thời có cơ chế chính sách phù hợp đối với các chủ doanh nghiệp trong tham gia liên kết; thứ hai, Khoa Kinh tế chính trị phải đẩy mạnh phát triển mạng lưới doanh nghiệp, cơ quan đơn vị liên kết, rà soát từ danh sách cựu sinh viên, phụ huynh sinh viên, phát triển các mối quan hệ của giảng viên với bạn bè, đồng nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp… để có những mối liên kết bền vững, chất lượng; thứ ba, Khoa cần hoàn thiện hệ thống nội dung và hình thức liên kết. Hai bên không chỉ kí biên bản ghi nhớ mà cần cụ thể hóa bằng những hợp đồng nghiên cứu; thứ tư, Khoa cần rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng tăng cường các hoạt động thực tế, mạnh dạn cho sinh viên thực tế ngay từ năm thứ nhất, đồng thời, tăng cường hoạt động mời chuyên gia, doanh nhân đến giảng dạy, chia sẻ trong chương trình đào tạo.PGS, TS. Đào Thị Thu Giang, Phó hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty thành viên tập đoàn Alphanamphát biểu trao đổi tại Hội thảoPGS, TS. Đào Phương Liên, Đại học Kinh tế quốc dân nhận định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp không tìm kiếm được vị trí, việc làm đúng chuyên ngành đào tạo còn cao. Điều đó chứng tỏ mối liên hệ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo còn chưa chặt chẽ. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là do chương trình đào tạo còn thiếu tính thực tiễn; giảng viên hầu như chỉ tham gia giảng dạy trong nhà trường, ít có cơ hội tham gia thực hành chuyên môn tại doanh nghiệp. Trên thực tế, các doanh nghiệp và cơ quan cũng còn chưa thật quan tâm phối hợp đào tạo với các cơ sở đào tạo. Để phát triển liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp cần có sự phối hợp nhịp nhàng của ba “nhà”: Nhà nước, Nhà trường và Nhà doanh nghiệp. PGS, TS. Đào Phương Liên, Đại học Kinh tế quốc dântrình bày tham luận tại Hội thảoTS. Mai Lê Lợi, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam -VIMC cho rằng, để tăng cường và nâng cao hiệu quả gắn đào tạo của trường với doanh nghiệp, lãnh đạo Học viện và lãnh đạo doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về phát triển mối quan hệ trong đào tạo nhân lực. Học viện cần thể hiện rõ hơn chủ trương phát triển liên kết trong hệ thống các văn bản và hoạt động; giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò của mối quan hệ này đối với đối với xã hội; cần có sự phối hợp của Nhà nước, của chính quyền địa phương trong việc sáng tạo những mô hình liên kết hiệu quả như vườn ươm tạo, các trung tâm thực hành, thực nghiệm, nghiên cứu... TS. Mai Lê Lợi, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam -VIMC trao đổi tại Hội thảoÔng Nguyễn Huy Thân, Cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, cần phát triển kỹ năng tư duy kinh doanh online và kỹ năng sử dụng các nền tảng mạng xã hội cho sinh viên ngành Kinh tế, để đáp ứng nhu cầu công việc trong xã hội hiện nay. Ông Nguyễn Huy Thân, Cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu ý kiến tại Hội thảoĐề cập đến vai trò của doanh nghiệp trong phát triển Chương trình đào tạo ngành kinh tế tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, TS. Nguyễn Thị Khuyên, Phó Trưởng khoa Kinh tế chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên chỉ ra, thực trạng liên kết giữa nhà tuyển dụng với hoạt động đào tạo của Khoa còn chưa phát huy hết tiềm năng và ý nghĩa của việc liên kết trong phát triển sự nghiệp đào tạo sinh viên ngành Kinh tế tại Học viện. Trên cơ sở đó, TS. Nguyễn Thị Khuyên đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển liên kết: Một là, Khoa Kinh tế chính trị, cần phát triển mạng lưới đối tác, hoàn thiện hệ thống dữ liệu về các doanh nghiệp phối hợp đào tạo với Khoa, từ đó, phân nhóm các đối tác, phân tích điểm mạnh, điểm phù hợp của từng đối tác để có chiến lược hợp tác. Hai là, hoàn thiện hệ thống nội dung hoạt động hợp tác cụ thể, mang lại ý nghĩa thiết thực cho cả hai bên, hoạt động cần bao phủ cả quá trình xây dựng phát triển và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ngành Kinh tế tại Học viện. Ba là, tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tích cực của sinh viên trong hoạt động thực tiễn, hoạt động hợp tác, đồng hành cùng thầy cô, cùng Khoa trong phát triển chương trình học. Bốn là, chủ động đề xuất với Học viện để Học viện hỗ trợ Khoa nhiều hơn trong các hoạt động hợp tác nói chung và trong xây dựng phát triển chương trình đào tạo nói riêng.TS. Nguyễn Thị Khuyên, Phó Trưởng khoa Kinh tế chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ ý kiến tại Hội thảoKết luận hội thảo, TS. Nguyễn Đức Toàn trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp qúy báu của các chuyên gia, nhà khoa học và khẳng định: Lãnh đạo Học viện và Khoa sẽ sớm có các chương trình hành động cụ thể hơn để tăng cường sự liên kết giữa Khoa Kinh tế chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và doanh nghiệp trong thời gian tới.