Báo cáo viên là PGS,TS Trần Xuân Bách, Phó Trưởng Bộ môn Kinh tế y tế, Đại học Y Hà Nội - người đã có rất nhiều bài báo đăng trên các tạp chí uy tín quốc tế. Buổi thông tin đã thu hút được sự tham dự của đông đảo cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh của các khoa: Tuyên truyền, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị học. PGS,TS Trần Xuân Bách, Phó Trưởng Bộ môn Kinh tế y tế, Đại học Y Hà Nội báo cáo viên buổi thông tin khoa học "Kinh nghiệm viết và đăng bài báo về khoa học xã hội và nhân văn trên các tạp chí quốc tế" Tại buổi thông tin khoa học, PGS,TS Trần Xuân Bách đã nhiệt tình trao đổi, chia sẻ với các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh Học viện những kinh nghiệm hữu ích, thiết thực về ý tưởng lựa chọn đề tài nghiên cứu; cách thành lập nhóm nghiên cứu khoa học; những kỹ năng viết và đăng bài báo quốc tế. Hiện tại có nhiều bài báo nghiên cứu khoa học của Việt Nam bị từ chối đăng trên các tạp chí quốc tế. Có nhiều nguyên nhân, trong đó cơ bản nhất theo PGS,TS Trần Xuân Bách là: phân tích thống kê chưa đầy đủ hoặc không phù hợp; phiên giải quá mức kết quả; công cụ đo lường không phù hợp hoặc chưa tối ưu; mẫu nghiên cứu quá nhỏ hoặc sai chệch tiềm tàng; viết khó hiểu; nêu vấn đề chưa đầy đủ; thu thập số liệu không thống nhất/chính xác; tổng quan thiếu đầy đủ, không chính xác, không cập nhật; trình bày số liệu chưa đầy đủ; trình bày bảng, biểu không hợp lý. Quang cảnh buổi thông tin khoa học Trong phần giải đáp, chia sẻ về một số cách thức lựa chọn đăng trên tạp chí quốc tế, PGS,TS Trần Xuân Bách lưu ý cần phải chú ý đến phạm vi của tạp chí; xu hướng đăng bài của tạp chí năm đó; Ban biên tập và “tính cách, quan điểm” của Editor, Section Editor; “Profile của tạp chí”: bioxbio, scimagor, (phân loại tạp chí, IF), lập danh sách 4-5 tạp chí tiềm năng; lựa chọn loại bài báo; các checklist cho từng dạng bài báo: equator-network.org… Tin, Ảnh: PV AJC