Các đại biểu, nhà khoa thọc tham dự Tọa đàmTọa đàm đánh dấu sự khởi đầu cho hợp tác giữa Viện Báo chí - Truyền thông và Viện FES trong nỗ lực chung thúc đẩy truyền thông bình đẳng giới và bình đẳng giới trong chính trị trên báo chí, truyền thông. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, năng lực nghiên cứu và giảng dạy về bình đẳng giới và nhạy cảm giới trong truyền thông, đặc biệt là vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Tọa đàm còn là cơ hội quý báu cho cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên của Viện trau dồi kiến thức và kỹ năng, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.Ông Christian Timo Rinke, Trưởng đại diện Viện FES tại Việt Nam phát biểu khai mạc Tọa đàmPGS, TS. Đinh Thị Thu Hằng, Phó Viện trưởng Viện Báo chí - Truyền thông phát biểu Đề dẫn của Tọa đàmTai Tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà báo đã tập trung thảo luận làm rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị; vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị; định hướng, giải pháp và khuyến nghị thúc đẩy vai trò của báo chí thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam thời gian tới.Đoàn Chủ tịch điều hành Tọa đàmTrần Hoàng Hoàng, Phóng viên Báo Quân đội nhân dân phát biểu tham luận tại Tọa đàmThS. Dương Quốc Bình, Giảng viên Viện Báo chí - Truyền thông phát biểu tham luận tại Tọa đàmSinh viên Học viện tham gia đặt câu hỏi tại Tọa đàmCác ý kiến phát biểu đã nhấn mạnh: Báo chí có tác động đặc biệt trong việc truyền tải nội dung thông tin về bình đẳng giới, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng. Việc tuyên truyền, vận động, lan tỏa những thông điệp đúng đắn, sâu sắc, toàn diện về bình đẳng giới vừa là vai trò và cũng là thách thức đối với báo chí. Việc sản xuất sản phẩm báo chí liên quan đến bình đẳng giới, thúc đẩy phụ nữ tham gia chính trị là trách nhiệm chính trị mà các cơ quan báo chí cần phải thực hiện. Tọa đàm đặc biệt nhấn mạnh, cơ quan báo chí cần tăng cường sản xuất các sản phẩm báo chí về bình đẳng giới trong chính trị, về tấm gương phụ nữ tham gia chính trị có tác động truyền cảm hứng, những mô hình hay cách làm hiệu quả của phụ nữ trong hệ thống chính trị; lên án đối với những hành vi bất bình đẳng giới đối với phụ nữ tham gia chính trị…Các nhà báo cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm trong công việc về vấn đề bình đẳng giới. Trong quá trình tác nghiệp, thực hiện tác phẩm báo chí, cần thực hiện tốt những quy định của pháp luật, nguyên tắc đạo đức báo chí về bình đẳng giới. Cần khách quan, trung thực khi viết về giới; loại bỏ những kì thị, thiên kiến tác động bất lợi đến vấn đề bình đẳng giới trong chính trị. Về phía công chúng, cần tích cực tham gia phản biện, đóng góp ý kiến đối với các nội dung liên quan đến vấn đề giới trên báo chí; phản hồi về những thông tin, bài viết mang định kiến giới, bất bình đẳng giới, nhất là trong lĩnh vực chính trị.