TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG
SỐ THÁNG 7 NĂM 2013
NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI
|
TS. Nguyễn Thế Kỷ
|
Thông tin đối ngoại với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc
|
ThS. Nguyễn Trường Cảnh
|
Quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta về đặc trưng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới
|
PGS,TS. Trần Sỹ Phán – ThS. Lâm Văn Đồng
|
Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 (khóa XI) của Đảng vào việc nâng cao đạo đức cho cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay
|
Doãn Trung Tuấn
|
Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa
|
TS. Nguyễn Ánh Hồng
|
Phật giáo với văn hóa Việt Nam
|
TS. Nguyễn Vân Hạnh
|
Con người thẩm mỹ trong triết học của Immanuel Kant
|
ThS. Mai Thị Dung
|
Vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
|
ThS. Trịnh Xuân Thắng
|
Quản lý nhà nước về báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
|
THỰC TIỄN – KINH NGHIỆM
|
ThS. Đỗ Văn Dương
|
Những giải pháp phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở nhằm đảm bảo thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
|
ThS. Đặng Văn Luận
|
Tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến lối sống con người Việt Nam hiện nay
|
ThS. Trần Ngọc Hà
|
Vài nét về tình hình nghiên cứu quyền tiếp cận thông tin hiện nay
|
TS. Trần Bảo Khánh
|
Truyền hình trả tiền ở Việt Nam
|
TS. Phạm Hương Trà
|
Thực trạng đưa tin về biến đổi khí hậu trong chương trình thời sự trên truyền hình
|
PGS,TS. Hoàng Anh – TS. Vũ Thị Kim Hoa
|
Sử dụng thành ngữ trên báo chí viết về thể thao
|
TS. Phạm Thấu
|
Nhận diện xuất bản nước ta qua việc định danh một số tên gọi chủ thế xuất bản
|
THÔNG TIN – TƯ LIỆU
|
ThS. Phạm Tuyên
|
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thương binh, liệt sĩ
|
Suelao Sotouky
|
Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
|
CHUÔNG LÀNG BÁO
|
Cháy nhà ra… mặt xấu
|
GIỚI THIỆU SÁCH
|
THẾ GIỚI TRONG LÒNG BÀN TAY
|
Xem thêm:
Mở đầu số tháng 7 là bài viết “Thông tin đối ngoại với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc” của TS. Nguyễn Thế Kỷ. Bài viết cho thấy, thông tin đối ngoại, trong đó có nội dung tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, đẩy mạnh hợp tác và phát triển kinh tế biển, chiến lược biển, có vị trí, vai trò, tác dụng hết sức to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Thông qua hoạt động này, các cơ quan báo chí, truyền thông góp phần làm cho các tầng lớp nhân dân trong nước, đồng bào ta ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế hiểu rõ, hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình hình đất nước và quốc tế; về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia, dân tộc trên thế giới của Đảng và Nhà nước ta.
Một vấn đề cũng rất được quan tâm là đạo đức cho cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay đã được PGS,TS. Trần Sỹ Phán, ThS. Lâm Văn Đồng nghiên cứu thể hiện qua bài viết: “Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 (khóa XI) của Đảng vào việc nâng cao đạo đức cho cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay”. Chiếm 4 trang giấy, bài viết đúc kết cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của công tác cán bộ, thực trạng của đạo đức cán bộ hiện nay, đồng thời cơ bản đưa ra những giải pháp để nâng cao đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, không nể nang, né tránh; với quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ, nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng để cùng toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn mình, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Cũng trong số tạp chí này, TS. Nguyễn Ánh Hồng góp một nghiên cứu: “Phật giáo với văn hóa Việt Nam”. Bằng sự am hiểu của bản thân, tác giả đã cho người đọc những hiểu biết cơ bản về đạo phật với người Việt. Văn hóa Việt Na là một nền văn hóa mở, một mặt, bảo vệ bản sắc dân tộc để nhất quán với chính mình, mặt khác, không chối từ những ảnh hưởng tích cực của các yếu tố văn hóa ngoại sinh. Khoan dung tôn giáo cũng chính là khoan dung văn hóa, bởi tôn giáo là sản phẩm của văn hóa, là thành tố văn hóa. Phật giáo trở thành cầu nối tiếp xúc văn hóa để Việt Nam vươn ra thế giới trong hội nhập toàn cầu. Không chỉ cung cấp hệ tư tưởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam mà Phật giáo còn góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước, chỉ ra con đường tu thân cho mỗi con người thông qua tứ diệu đế và bát chính đạo, nó góp phần điều chỉnh hành vi con người theo chuẩn mực chân thiện mỹ. Tinh thần nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam là lý do gắn kết Phật giáo với dân tộc, với văn hóa và phát triển trong quá khứ - hiện tại – tương lai.
Ngoài ra, các tác giả: ThS. Nguyễn Trường Cảnh, ThS. Nguyễn Vân Hạnh, ThS. Mai Thị Dung, ThS. Trịnh Xuân Thắng, Doãn Trung Tuấn với các bài viết: “Quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta về đặc trưng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới”, “Con người thẩm mỹ trong triết học của Immanuel Kant”, “Vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay”, “Quản lý nhà nước về báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay”, “Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa”, đã góp phần làm cho chuyên mục “Nghiên cứu – trao đổi” của tạp chí kỳ này chất lượng, đảm bảo phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của độc giả.
Chuyên mục “Thực tiễn – Kinh nghiệm” kỳ này thiếu mục Phỏng vấn nhưng bù lại là 7 bài viết kỳ công của các tác giả như: “Thực trạng trả tiền ở Việt Nam” tác giả Trần Bảo Khánh. Những hiểu biết, trải nghiệm, tìm tòi của tác giả đã được chuyển tải qua bài viết. Người đọc được cung cấp những kiến thức về truyền hình trả tiền ở nước ta hiện nay. Năm 2012 đánh dấu bước phát triển lớn trong nhận thức về thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam, khi cả những “đại gia” trong lĩnh vực kinh tế như Viettel, AVG và FPT đều chính thức nhảy vào lĩnh vực truyền hình trả tiền… Thế nhưng, phương thức kinh doanh đa dạng hơn cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn, vì với sự tham gia thị trường của những doanh nghiệp lớn với công nghệ và tài chính mạnh, thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam sẽ thật sự bước vào quá trình cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới… Những vấn đề này sẽ được tác giả lý giải, phản ánh, nghiên cứu qua bài viết trên.
Bài viết: “Thực trạng đưa tin về biến đổi khí hậu trong chương trình thời sự trên truyền hình” của tác giả TS. Phạm Hương Trà là một trong những bài viết rất đáng chú ý. Biến đổi khí hậu không còn là chủ đề xa lạ đối với các nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến vấn đề này, song người dân đã biết về biến đổi khí hậu đến đâu, nó đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội chưa, điều đó còn phụ thuộc nhiều vào thông tin mà người dân được tiếp cận. Không chỉ dừng lại ở việc đưa tin, truyền thông đại chúng – trong đó có truyền hình, còn có vai trò tạo ra diễn đàn trao đổi, chia sẻ ý kiến về một vấn đề nào đó của xã hội. Qua bài viết, độc giả sẽ có những kiến thức về việc đưa tin về biến đổi khí hậu trong các chương trình thời sự trên sóng truyền hình.
Đều đặn có những nghiên cứu, PGS,TS. Hoàng Anh – TS. Vũ Thị Kim Hoa với bài viết: “Sử dụng thành ngữ trên báo chí viết về thể thao”. Thể thao là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt trong đời sống xã hội, ở đó diễn ra các cuộc đua tài về sức lực cũng như về trí tuệ nhằm chiếm lĩnh những đỉnh cao vốn nằm trong khát khao chinh phục của con người. Có thể nói, hiếm có nơi nào, các cung bậc cảm xúc lại thể hiện một cách đa dạng, phong phú và rõ nét như thể thao: từ buồn đến vui, từ lo âu đến sung sướng,… Và do vậy, việc thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm báo chí viết về thể thao có thể xem là điều tất yếu. Tác giả đã khảo sát trên báo Thể thao Bóng đá và báo Bóng đá. Bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức rất thú vị khi đọc bài báo này.
TS. Phạm Văn Thấu – Trưởng Khoa Xuất bản góp một bài viết quý báu: “Nhận diện xuất bản nước ta qua việc định danh một số tên gọi chủ thể xuất bản”. Lịch sử nghề xuất bản nước ta đã được bắt đầu từ khá sớm, với một hành trình dài từ hình thức đơn giản và thô sơ nhất cho đến công nghệ hiện đại như thế giới hiện nay. Qua mỗi thời kỳ, gắn với những điều kiện kỹ thuật chủ đạo, những phương thức làm sách khác nhau thể hiện vai trò và tính chất của hoạt động sản xuất ra ấn phẩm xuất bản. Bài này nói về một số tên gọi những đơn vị, chủ thể mà nội hàm phản ánh đặc điểm và vai trò của chúng ở những công đoạn làm sách để từ đó có được cách hiểu đúng đắn về chúng trong những giai đoạn lịch sử ngành xuất bản nước ta.
Ngoài ra, các bài viết: “Những giải pháp phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở nhằm đảm bảo thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên” tác giả ThS. Đỗ Văn Dương, “Tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến lối sống con người Việt Nam hiện nay” tác giả ThS. Đặng Văn Luận, “Vài nét về tình hình nghiên cứu quyền tiếp cận thông tin hiện nay” tác giả ThS. Trần Ngọc Hà, “Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thương binh, liệt sĩ” tác gải ThS. Phạm Tuyên, “Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” tác giả Suelao Sotouky… cũng là những bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức lý thú.
Như thường lệ, các chuyên mục: “Chuông làng báo”, “Giới thiệu sách”, “Thế giới trong lòng bàn tay”, “Ảnh của bạn” tiếp tục ra mắt bạn đọc.