Tham dự tọa đàm, có bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam; bà Caroline Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam; ông Thomas Gass, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam; bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam; bà Leigh McCumber, Tham tán Chính trị và Thông tin Văn hoá, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam; Thạc sĩ Tâm lý học Lâm sàng Hoàng Thu Huyền, Chuyên gia về sang chấn tâm lý của tổ chức Hagar Vietnam; Nhà báo Tạ Bích Loan, nguyên Trưởng Ban Sản xuất các chương trình giải trí VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam.Các đại biểu tham dự Tọa đàm “Đưa tin về các đối tượng dễ bị tổn thương” Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có, TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS. Nguyễn Ngọc Oanh, Trưởng Khoa Quan hệ quốc tế; PGS,TS. Đinh Thị Thu Hằng, Phó Viện Trưởng Viện Báo chí – Truyền thông; TS. Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng Ban Hợp tác quốc tế; cùng giảng viên, sinh viên Khoa Quan hệ quốc tế và Viện Báo chí và Truyền thông. Phát biểu chào mừng buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện nhấn mạnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền rất vinh dự được phối hợp với Đại sứ quán các nước New Zealand, Thụy Sĩ, Na Uy, Canada và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Đưa tin về các đối tượng dễ bị tổn thương”. Chủ đề của buổi tọa đàm phản ánh một vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc, đó là vai trò của báo chí trong việc bảo vệ và hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, báo chí không chỉ phản ánh hiện thực mà còn mang sứ mệnh bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là những nạn nhân của bạo lực, thiên tai, hoặc các vấn đề xã hội khác. TS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu chào mừng Tọa đàmPhát biểu khai mạc tọa đàm, bà Caroline Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam chia sẻ “chúng tôi là một tập thể gồm bốn Đại sứ quán Na Uy, Thụy Sĩ, Canada, New Zealand đã cùng làm việc tại Việt Nam và cùng với chính phủ Việt Nam chia sẻ về nhiều vấn đề liên quan đến nhân quyền, đặc biệt tập trung vào việc bảo vệ các nhóm bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương. Chính trên tinh thần hợp tác lâu dài này mà nhóm 4 đại sứ quán chúng tôi rất vui mừng được đồng tổ chức hội thảo ngày hôm nay cùng với các đối tác tuyệt vời là Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và Học viện Báo chí và Tuyên truyền.Bà Caroline Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam phát biểu khai mạc Tọa đàmTrong tham luận với chủ đề “Hiểu về tổn thương tâm lý và tác động của tổn thương tâm lý lên nạn nhân của mua bán người, thiên tai và bạo lực trên cơ sở giới”, Thạc sĩ Tâm lý học Lâm sàng Hoàng Thu Huyền, Chuyên gia về sang chấn tâm lý của tổ chức Hagar Vietnam đã đi sâu phân tích những sang chấn và tác động của sang chấn tới người sống sót sau thảm họa thiên nhiên, mua bán người, bạo lực dựa trên cơ sở giới và cách nhận diện các dấu hiệu căng thẳng, bị kích hoạt trong quá trình thu thập thông tin và phỏng vấn.Thạc sĩ Tâm lý học Lâm sàng Hoàng Thu Huyền, Chuyên gia về sang chấn tâm lý của tổ chức Hagar Vietnamtham luận tại Tọa đàmTham luận tại tọa đàm, Nhà báo Tạ Bích Loan, nguyên Trưởng Ban Sản xuất các chương trình giải trí VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam đã chia sẻ về những kỹ năng đưa tin về các đối tượng dễ bị tổn thương như: tránh đặt những câu hỏi gây tổn thương tâm lý cho nạn nhân; Bài viết cần cân bằng giữa sự thật và sự cảm thông; Nhà báo cần kiểm tra góc nhìn của chính mình để tránh coi nạn nhân là đối tượng đáng thương, thay vào đó hãy nhấn mạnh họ là những người mạnh mẽ, đang nỗ lực vượt qua khó khăn.Nhà báo Tạ Bích Loan, nguyên Trưởng Ban Sản xuất các chương trình giải trí VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam tham luận tại Tọa đàmTham luận trực tuyến tại tọa đàm, bà Ursina Bentele, Chuyên gia truyền thông, Tổ chức liên hiệp các trường Đại học Thụy Sĩ đã tập trung phân tích các vấn đề: Đánh giá các giả định và độ nhảy cảm; Tạo và duy trì mạng lưới nghiên cứu và các mối quan hệ; Hiểu nhận thức và định vị trong bối cảnh; Xác định phương pháp phù hợp; Giám sát và phản ánh trong quá trình hoạt động nghiên cứu;…Bà Ursina Bentele, Chuyên gia truyền thông, Tổ chức liên hiệp các trường Đại học Thụy Sĩ tham luận trực tuyến tại Tọa đàmBuổi tọa đàm là cơ hội để các chuyên gia tâm lý, các nhà báo giàu kinh nghiệm và các đại biểu cùng nhau chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, những bài học thực tiễn mang tính nhân văn sâu sắc. Những góc nhìn đa chiều từ các diễn giả là các chuyên gia tâm lý học, đại diện từ các tổ chức quốc tế và các nhà báo góp phần làm sáng tỏ cách tiếp cận và xử lý các vấn đề liên quan đến tổn thương tâm lý trong quá trình tác nghiệp báo chí, mở ra hướng đi mới trong việc xây dựng một nền báo chí nhân văn, lấy con người làm trung tâm.Thảo luận mở về chủ đề “Đưa tin về các đối tượng dễ bị tổn thương” tại Tọa đàmBà Leigh McCumber, Tham tán Chính trị và Thông tin Văn hoá, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam phát biểu tổng kết Tọa đàmPhát biểu tổng kết tọa đàm, bà Leigh McCumber, Tham tán Chính trị và Thông tin Văn hoá, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam gửi lời cảm ơn đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng các diễn giả đã giúp sự kiện được tổ chức thành công. Bà Leigh McCumber cho biết: “những chia sẻ chuyên môn sâu sắc của các diễn giả đã làm phong phú thêm sự hiểu biết của chúng tôi và trang bị cho chúng tôi những công cụ để tiếp cận công việc của mình một cách nhạy cảm và cẩn thận hơn”.PGS,TS.Nguyễn Ngọc Oanh, Trưởng Khoa Quan hệ quốc tế phát biểu tại Tọa đàmPhát biểu đáp từ, PGS,TS. Nguyễn Ngọc Oanh, Trưởng Khoa Quan hệ quốc tế nhấn mạnh, Sự phối hợp của các Đại sứ quán và Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP tại Việt Nam trong việc tổ chức tọa đàm chủ đề “Đưa tin về các đối tượng dễ bị tổn thương” đã góp phần trang bị cho cán bộ, giảng viên, sinh viên báo chí và các nhà báo trẻ những thông tin, kiến thức bổ ích về trách nhiệm và chuẩn mực đạo đức của các nhà báo khi đưa tin về những vấn đề liên quan tới tổn thương hoặc sang chấn tâm lý. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm