Quang cảnh buổi làm việc tại Vụ Công tác quản lý sinh viên, Bộ Giáo dục và Thể thao LàoTại buổi gặp gỡ, đồng chí Sẻng-a-lun Kẹo-say đã giới thiệu sơ lược về lịch sử, chức năng, nhiệm vụ của Vụ, đồng thời báo cáo về tình hình lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam. Đồng chí cũng chia sẻ về nhu cầu đăng ký học tập của lưu học sinh Lào trong thời gian gần đây. Phía Vụ Công tác quản lý sinh viên đề nghị Học viện Báo chí và Tuyên truyền cung cấp thông tin giới thiệu về Học viện và các chương trình đào tạo để cập nhật lên website chính thức của Bộ Giáo dục và Thể thao Lào và thông báo cho các đối tượng liên quan thuộc đối tượng chiêu sinh của Học viện.Đồng chí Sẻng-a-lun Kẹo-say, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác quản lý sinh viên, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào phát biểu tại buổi làm việc Đoàn cán bộ Vụ Công tác quản lý sinh viên, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tại buổi làm việc với đoàn công tác của Học viện Báo chí và Tuyên truyềnPhát biểu tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Đức Toàn đã giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành, các chương trình đào tạo, bồi đưỡng và cơ sở vật chất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Được thành lập từ năm 1962, Học viện hiện là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, với quy mô đào tạo hơn 12.000 sinh viên, học viên ca học và nghiên cứu sinh. Học viện có 29 đơn vị trực thuộc, cùng đội ngũ giảng viên có trình độ cao, bao gồm nhiều phó giáo sư, tiến sĩ và thạc sĩ. Hiện tại, Học viện đang đào tạo 32 ngành, chuyên ngành bậc đại học, 16 ngành, chuyên ngành bậc thạc sĩ và 7 chuyên ngành bậc tiến sĩ, 13 chương trình bồi dưỡng.Học viện Báo chí và Tuyên truyền đặc biệt chú trọng tạo điều kiện học tập thuận lợi nhất cho lưu học sinh Lào. Trong những năm qua, Học viện đã đầu tư sửa chữa và nâng cấp khu nhà E4 dành riêng cho lưu học sinh Lào, trang bị đầy đủ tiện nghi từ giường, tủ, bàn học đến điều hòa, tủ lạnh, khu nấu ăn và phòng máy tính, đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt.Đoàn công tác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại buổi làm việcTrong 5 năm gần đây, Học viện đã tiếp nhận và đào tạo hàng trăm lưu học sinh Lào, bao gồm cả hệ đại học và cao học. Đặc biệt, số lượng lưu học sinh tốt nghiệp hàng năm luôn đạt tỷ lệ cao, nhiều người sau khi trở về nước đã được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo quan trọng trong hệ thống chính trị của Lào.Tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Đức Toàn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng lưu học sinh Lào, xem đây là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt trong hợp tác giáo dục giữa hai nước. Học viện đề nghị Bộ Giáo dục và Thể thao Lào cùng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục quan tâm, định hướng, chỉ đạo việc cử thêm cán bộ sang học tập, bồi dưỡng tại Học viện. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo và thắt chặt mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.Kết thúc buổi làm việc, phía Vụ Công tác quản lý sinh viên, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã tiếp nhận đầy đủ thông tin về các chuyên ngành đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Vụ cam kết sẽ cập nhật thông tin của Học viện lên website chính thức của Bộ Giáo dục và Thể thao Lào và giới thiệu về Học viện đến với lưu học sinh Lào, giúp các em có thêm cơ hội nắm bắt thông tin về các chương trình học tập. Buổi làm việc diễn ra trong không khí hữu nghị và cởi mở, thể hiện sự kỳ vọng của cả hai bên vào những bước phát triển mới trong thời gian tới.Đoàn công tác của Học viện Báo chí và Tuyên truyềntặng quà lưu niệm Vụ Công tác quản lý sinh viên, Bộ Giáo dục và Thể thao LàoĐoàn công tác của Học viện Báo chí và Tuyên truyềnchụp ảnh lưu niệm cùng Vụ Công tác quản lý sinh viên, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào