Sign In

Lượt người đang truy cập: -41

Lượt truy cập trong ngày:1179

Lượt truy cập tháng này:71,514

Tổng số lượt đã truy cập: 145,657

Toạ đàm khoa học “Trí tuệ nhân tạo: Định hướng chiến lược và giải pháp chính sách cho Việt Nam

09:07 26/02/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Sáng ngày 25/02/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức toạ đàm khoa học “Trí tuệ nhân tạo: Định hướng chiến lược và giải pháp chính sách cho Việt Nam”.

Quang cảnh Toạ đàm

Các đồng chí: GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Uỷ viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; GS,VS Châu Văn Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng chủ trì Toạ đàm.

Dự Toạ đàm có các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản; các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp khoa học công nghệ trong và ngoài nước.

GS,TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Toạ đàm

Phát biểu tại Toạ đàm, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Uỷ viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khẳng định ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của toạ đàm khoa học “Trí tuệ nhân tạo: Định hướng chiến lược và giải pháp chính sách cho Việt Nam” trong bối cảnh hiện nay.

Theo GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, trí tuệ nhân tạo mang lại những lợi ích cơ bản giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học đẩy mạnh nghiên cứu, chung tay tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo hữu ích, đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo cũng đem lại những thách thức, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh… Do đó, cần làm rõ định hướng chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách cho Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại Toạ đàm

Chia sẻ tại Toạ đàm, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cho biết, vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nhấn mạnh những điểm nghẽn trong phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số nói chung và trí tuệ nhân tạo nói riêng, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc mong muốn các đại biểu tham dự tập trung thảo luận, làm rõ thực trạng phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam hiện nay, tham mưu, đóng góp thúc đẩy định hướng chiến lược và giải pháp đột phá cho Việt Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, qua đó, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của đất nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Tại Toạ đàm, các đại biểu tham dự đi sâu phân tích, thảo luận về trí tuệ nhân tạo và mối liên quan của trí tuệ nhân tạo với chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; bối cảnh cạnh tranh chuỗi giá trị toàn cầu: trí tuệ nhân tạo và bán dẫn hiện nay, thời cơ, thách thức đặt ra cho Việt Nam, từ đó đề xuất các hướng tiếp cận cho Việt Nam; thực trạng nền tảng số quốc gia phục vụ hoạt động nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo; trí tuệ nhân tạo trong hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững Liên hợp quốc, trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, nguồn nhân lực khoa học, công nghệ, an ninh mạng cho trí tuệ nhân tạo và trí tuệ nhân tạo cho an ninh mạng;…

Đại biểu tham dự Toạ đàm

Đại biểu tham dự Toạ đàm

Từ nhiều góc độ nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, hiểu đúng về cơ hội vô giá của chuyển đổi số và vai trò trí tuệ nhân tạo là việc quan trọng giúp con người tăng cường năng lực trí tuệ ở nhiều mức khác nhau. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh cạnh tranh chuỗi giá trị hiện nay, nhất là cạnh tranh chuỗi giá trị trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và bán dẫn, Việt Nam nên tận dụng sự cạnh tranh này để tối đa hoá lợi ích quốc gia, tăng cường đầu tư cho nội lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là cấp thiết với sản phẩm công nghệ chiến lược của Việt Nam như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn…

Tổng kết Toạ đàm, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng ghi nhận và đánh giá cao các tham luận, các ý kiến trao đổi tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp trong và ngoài nước trước yêu cầu phát triển của đất nước, nhất là khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đại biểu tham luận tại Toạ đàm

Đại biểu tham luận tại Toạ đàm

Đại biểu tham luận tại Toạ đàm

GS,TS Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, các ý kiến trao đổi tại Toạ đàm không chỉ gợi mở những vấn đề thực tiễn mà cả những vấn đề có ý nghĩa tổng kết quan trọng, đánh giá và làm rõ thực trạng phát triển trí tuệ nhân tạo của Việt Nam hiện nay, hạ tầng khoa học công nghệ nói chung và hạ tầng số nói riêng, năng lực công nghệ, kỹ năng lao động của lực lượng lao động, khả năng hấp thụ khoa học công nghệ của Việt Nam…; trên cơ sở đó phân tích, đề xuất và định hướng chính sách, lựa chọn mô hình, cách đi phù hợp với thực tiễn của Việt Nam hiện nay.

Trên cơ sở các báo cáo tham luận, ý kiến trao đổi tại Toạ đàm, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp dự thảo Kết luận Toạ đàm trình Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Các đại biểu tham dự Toạ đàm chụp ảnh lưu niệm

Theo hcma.vn

Ý kiến

Tọa đàm “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”

Tọa đàm “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”

Sáng 07/05/2025, Khoa Xã hội học và Phát triển - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”.Tọa đàm được tổ chức nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và các cơ sở thực hành, góp phần xây dựng mạng lưới đối tác bền vững phục vụ đào tạo. Sự kiện hướng đến mục tiêu hỗ trợ sinh viên ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội được tiếp cận môi trường nghề nghiệp thực tế, qua đó, củng cố kiến thức chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp.
Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”

Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”

Ngày 06/05/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”.
Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong bối cảnh truyền hình đa nền tảng phát triển nhanh chóng, việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong các sản phẩm báo truyền hình tại Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt khi chưa có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ và hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trong khi đó, nhiều quốc gia như Anh, Đức, Nhật Bản hay Liên minh châu Âu đã xây dựng hệ thống quy định pháp lý và đạo đức báo chí chặt chẽ để bảo vệ quyền riêng tư, đồng thời cân bằng với quyền được thông tin của công chúng. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để giúp Việt Nam nhận diện đầy đủ các nguyên tắc, quy trình và cơ chế giám sát hiệu quả nhằm phòng ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm quyền riêng tư trên truyền hình. Từ đó, có thể rút ra những bài học thiết thực, phù hợp với điều kiện pháp lý và văn hóa truyền thông trong nước, góp phần hoàn thiện khung pháp luật, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tăng cường quyền con người trong lĩnh vực báo chí truyền hình.