1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNHBan Quản lý Đào tạo (tiền thân là Phòng Giáo vụ, Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học, Phòng Đào tạo Tại chức) được thành lập theo Quyết định số 780/QĐ-HVCTQG ngày 4/5/2006 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Quyết định số 328/QĐ-HVBC&TT ngày 15/5/2006 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền trên cơ sở hợp nhất Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học, Phòng Đào tạo Tại chức trước đây.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ- Chức năng: Tham mưu, giúp Ban Giám đốc thực hiện chức năng tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với các hệ đào tạo và các bậc học của Học viện; tổ chức thực hiện quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng thuộc trách nhiệm và thẩm quyền được giao; phối hợp trong việc triển khai xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo, bồi dưỡng đại học, sau đại học và là đầu mối phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng mới trong Học viện; kiểm tra, giám sát hoạt động học tập của sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh.- Nhiệm vụ: (1) Nghiên cứu, xây dựng trình Ban Giám đốc Học viện phê duyệt chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm; chiến lược, kế hoạch phát triển đồng bộ các hệ đào tạo của Học viện. (2) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và trình Ban Giám đốc Học viện ban hành các văn bản về quản lý đào tạo, bồi dưỡng.(3) Phối hợp với Trung tâm KT&KĐCLĐT và các khoa, đơn vị liên quan xây dựng, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo, bồi dưỡng mới các ngành, chuyên ngành đào tạo, các chương trình đào tạo tiên tiến.(4) Quản lý việc liên kết đào tạo, bồi dưỡng với các trường đại học, các đối tác khác. Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án thí điểm mới, đề án nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học. (5) Chủ trì kiểm tra, giám sát kế hoạch giảng dạy của giảng viên; tham gai đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Học viện. (6) Tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; chủ trì, giới thiệu và tổ chức công tác quảng bá cho các ngành, chuyên ngành đào tạo. (7) Thường trực hội đồng và các ban giúp việc Hội đồng Tuyển sinh, Hội đồng thi và xét công nhận tốt nghiệp các hệ đào tạo và bậc học của Học viện.(8) Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các đơn vị tổ chức triển khai công tác tuyển sinh: lập kế hoạch, tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thi, chấm thi, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển.(9) Chủ trì tổ chức tiếp nhận, bố trí sắp xếp sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh trúng tuyển vào các lớp chuyên ngành theo quy định của Nhà trường và bàn giao danh sách lớp sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh cho các đơn vị có liên quan.(10) Chủ trì, phối hợp với các khoa xây dựng trình Ban Giám đốc Học viện phê duyệt và thực hiện kế hoạch đào tạo toàn khóa; kế hoạch giảng dạy, học tập cho từng năm học, học kỳ; tổ chức các lớp học; lập thời khóa biểu giảng dạy, học tập, bố trí và điều hành tiến trình giảng dạy, học tập của các bậc học và hệ đào tạo(11) Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về đào tạo đối với văn phòng các khoa, cố vấn học tập, chế độ công tác của giảng viên trong Học viện.(12) Phối hợp với các khoa, đơn vị chức năng trong việc xét điều kiện dự thi; chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức thi; tổ chức coi thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp.(13) Đầu mối tổ chức học lại, thi lại, tổ chức học bổ sung kiến thức cho học viên cao học và nghiên cứu sinh. (14) Đầu mối đề xuất làm các thủ tục trình Giám đốc Học viện xét và quyết định: dừng học, tiếp tục học, thôi học, chuyển đi, chuyển đến cho sinh viên, học viên các bậc và hệ đào tạo theo quy định.(15) Lập kế hoạch, phối hợp với các khoa và đơn vị trong công tác kiến tập, thực tập của sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh.(16) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong quản lý phôi bằng, chứng chỉ và chủ trì làm thủ tục cấp bằng tốt nghiệp, cấp phát chứng chỉ cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; thẩm định và ký các văn bản được Giám đốc ủy quyền theo quy định.(17) Tham gia Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và các hội đồng có liên quan đến học bổng, trợ cấp sinh viên, học viên. (18) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ khai giảng, bế giảng trao bằng tốt nghiệp, chứng chỉ cho các hệ và các bậc đào tạo, bồi dưỡng. (19) Quản lý, lưu trữ bài thi và điểm thi tuyển sinh, thi học phần, thi tốt nghiệp của các hệ và bậc đào tạo, bồi dưỡng thuộc trách nhiệm của Ban. Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ và thống kê phục vụ công tác quản lý của Ban và của Học viện.(20) Thẩm định và xác nhận giờ giảng cho các khoa và giảng viên các hệ và các trình độ đào tạo, bồi dưỡng. (21) Quản lý việc phân công giảng viên hướng dẫn cao học và nghiên cứu sinh, tiểu ban chấm chuyên đề tiến sĩ, hội đồng đánh giá đề cương, hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ các cấp, hội đồng đánh giá đề cương, hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.(22) Phối hợp với Hội đồng thi đua, khen thưởng Học viện và các khoa tổ chức phong trào thi đua giờ giảng chất lượng cao, giảng viên dạy giỏi làm cơ sở cho bình xét các danh hiệu thi đua nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.(23). Phối hợp với Ban Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị kiểm tra, đôn đốc việc thu nộp học phí của sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. (24) Tổng hợp, báo cáo các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.(25) Quản lý công chức, viên chức, người lao động của đơn vị; thực hiện các chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức, viên chức, người lao động của Ban theo thẩm quyền được phân cấp; quản lý và sử dụng tài sản được giao theo quy định của pháp luật và của Học viện.(26) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC- Cơ cấu tổ chức, gồm 2 bộ phận: Bộ phận Đại học; Bộ phận Sau đại học và Bồi dưỡng.- Cơ cấu nhân sự:+ Trưởng ban: GVC, TS. Trần Văn Thư+ Phó trưởng Ban, phụ trách Bộ phận đào tạo Đại học: TS. Nguyễn Thị Như Huế+ Phó trưởng Ban, phụ trách Bộ phận đào tạo Sau Đại học: TS. Lê Hồng Quang+ Phó trưởng Ban, phụ trách Bộ phận đào tạo Bồi dưỡng: NCS Nguyễn Thị Hoàng4. THÀNH TÍCH HOẠT ĐỘNG- Phối hợp với các Khoa, Viện xây dựng được 40 chương trình đại học, trong đó 34 chương trình đại trà, 5 chương trình chất lượng cao, 1 chương trình liên kết quốc tế; 19 chương trình thạc sỹ, 07 chương trình tiến sỹ.- Tuyển sinh, đào tạo và bồi dưỡng từ năm 1962 đến nay đạt trên 100 nghìn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và cán bộ các cấp thuộc các lĩnh vực báo chí, xuất bản, tuyên giáo… trong và ngoài Học viện.- Nhiều năm liền Ban được khen thưởng là tập thể lao động tiên tiến, nhiều cá nhân là chiến sĩ thi đua. Từ năm 2016 đến nay, ban Quản lý Đào tạo đạt được nhiều danh hiệu tập thể và cá nhân các cấp. Chi bộ nhiều năm đạt danh hiệu “Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu”, Công đoàn Ban nhiều năm được công nhận “Công đoàn vững mạnh xuất sắc tiêu biểu” và nhiều danh hiệu cao quý khác.- 15 cá nhân của Ban vinh dự được nhận kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục.- Chủ nhiệm, đồng chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học các cấp.5. QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI- Quan hệ mật thiết với các Bộ, Vụ, Viện, các Học viện, trường đại học trong hệ thống, khu vực và trên thế giới.- Quan hệ thường xuyên, chặt chẽ với phòng đào tạo các trường đại học, cao đẳng trong nước, các trường chính trị tỉnh, thành phố. Với lịch sử thành lập, cùng bề dày truyền thống và hoạt động, các kết quả đạt được cuả Ban Quản lý Đào tạo đã trở thành một trong những đơn vị xuất sắc của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời gian qua.