Sign In
  • Điểm chuẩn ngành Báo chí cao chót vót, thí sinh ngậm ngùi tiếc nuối                  Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng năm học 2022-2023                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K38                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K39                  Thông báo kết luận cuộc họp Ban Giám đốc ngày 16/8/2019 về việc bồi dưỡng chuẩn hóa giảng viên tiếng Anh                  Thông báo về việc bổ sung người phụ thuộc, cấp mới mã số thuế cho người nộp thuế                  Thông báo Kết luận cuộc họp Ban Tổ chức phong trào "Thi đua dạy tốt, phục vụ tốt" năm học 2018 - 2019                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại các buổi làm việc với các khoa, ban, phòng, đơn vị trực thuộc Học viện                  Thông báo về việc ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ và sạt lở đất                  Thông báo về thời gian làm việc và trực cấp cứu của Phòng Y tế thuộc Văn phòng Học viện                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với các khoa, đơn vị                  Thông báo về việc thay đổi kế hoạch tổ chức Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2018                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 5 năm 2018                  Thông báo kết quả Hội thi Giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Thông báo về việc đăng lý đi học Cao cấp lý luận chính trị năm 2018                  Quyết định về việc thành lập Hội đồng giám khảo và Tổ thư ký hội thi giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Dân chủ - Sáng tạo - Đồng bộ - Chất lượng"                  Kế hoạch thi giảng viên giỏi lần III năm 2018 cấp cơ sở                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 4 năm 2018                  Thông báo về việc đảm bảo an ninh trật tự và PCCN trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5                  Thông báo về việc thay đổi mật khẩu đăng nhập hệ thống wifi Học viện                  Thông báo về việc đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng trung hạn tại Cộng hòa Pháp                  Thông báo về việc đăng ký học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy Lý luận chính trị                  Thông báo về việc đăng ký xét tuyển đào tạo tại Trung Quốc                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018                  Kế hoạch, quy chế và mẫu Hội thi giảng viên giỏi lần 3 năm 2018                  Thông báo về việc đổi lịch họp giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Thông báo về việc đổi lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Hướng dẫn đánh giá phân loại đối với cán bộ, công chức và Thông báo thời gian bình xét thi đua                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 10 năm 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với một số đơn vị về việc thống nhất quản lý công nghệ thông tin trong Học viện                  Thông báo về việc ban hành Quy chế Văn thư, lưu trữ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban Quý III/2017                  Thông báo về kế hoạch tổ chức Hội nghị giao ban Quý III/2017 trực tuyến                  Quyết định về việc thành lập Tổ kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2017 - 2018                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, Khen thưởng năm 2017 và Hội thảo chuyên đề "Nâng cao chất lượng tổ chức Hội thi Giảng viên giảng dạy giỏi"                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, khen thưởng năm 2017 (trực tuyến)                  Thông báo về việc phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 2 năm 2017                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 01 năm 2017                  Thông báo kết quả họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 12 năm 2016                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện thực hành tiết liệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng                  Thông báo về việc tham dự Hội nghị trực tuyến về Quán triệt Hội nghị Trung Ương 4 - khóa XII                  Thông báo về việc lấy ý kiến vào dự thảo Quy chế công tác thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2016                  Thông báo về việc xây dựng kế hoạch công tác năm 2017                  Thông báo kế hoạch thanh tra năm học 2016 - 2017                  Thông báo nội dung họp Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở"                  Thông báo về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức, người lao động theo thành tích xuất sắc năm 2016                  Thông báo về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 14 năm 2017                  Kế hoạch về việc triển khai thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ                  Thông báo về việc đăng ký kế hoạch công tác hàng tháng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Gian ban cán bộ quản lý tháng 9 năm 2016                  Kế hoạch phát động và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2016 - 2017                  Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua và đăng ký thi đua năm học 2016 - 2017                  Quyết định về việc công nhận các đơn vị và cá nhân đạt danh hiệu thi đua năm học 2015-2016                  Bản tổng hợp kết quả bình xét của Hội đồng thi đua, khen thưởng năm học 2015 - 2016                  Kế hoạch làm việc với Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và nghiên cứu thực tế                  Thông báo về việc báo cáo kết quả công tác năm học 2015 - 2016 phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong năm học 2016 - 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với khoa Tâm lý Giáo dục và Nghiệp vụ sư phạm và đại diện lãnh đạo, cán bộ một số khoa đào tạo giảng viên lý luận chính trị trong Học viện                  Kế hoạch về việc Tổ chức Hội thi giảng viên giảng dạy giỏi lần thứ II năm học 2016 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc xét tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2016                  Kế hoạch xây dựng Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Học viện Báo chí và Tuyên truyền giai đoạn 2016 - 2020                  Phân công cán bộ trực tết nguyên đán Bính Thân 2016                  Quyết định về việc công nhận kết quả đánh giá xếp loại để chi thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2015                  Thông báo (bổ sung) về việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần                 
  • Nét đặc sắc trong hình thức biểu hiện của tư duy chính trị Hồ Chí Minh

    14:39 02/12/2013

    Chọn cỡ chữ A a  

    Hiểu sâu lý luận nhưng Hồ Chí Minh lại luôn có cách vận dụng hiệu quả lý luận vào thực tiễn. Người chỉ rõ: “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách. Bài viết của Thạc sỹ Nguyễn thị Thanh dung - Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

    Hồ Chí Minh là một nhà chính trị, đồng thời là nhà tư tưởng lớn của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Người là một hành trình đầy gian khổ, hy sinh, được dẫn dắt bởi động cơ cao thượng, đó là tìm kiếm con đường độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc, làm cho dân ai cũng được hưởng quyền tự do, dân chủ, được sống trong sự tôn trọng phẩm giá, được hưởng quyền sống hạnh phúc xứng đáng với con người.

    Để hiện thực hóa những điều đó, với Hồ Chí Minh là cả một quá trình học hỏi, rèn luyện, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, tư duy và hành động, trong đó tư duy chính trị của Người là nổi bật hơn cả bởi nó thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt và chứa đựng nhiều giá trị đặc sắc, độc đáo. Trong bài viết này, tác giả bước đầu đi tìm nét đặc sắc trong hình thức biểu hiện của tư duy chính trị Hồ Chí Minh.

    Thứ nhất, ở Hồ Chí Minh luôn thể hiện tính nhất quán giữa tư duy và hành động, lý luận và thực tiễn. Những yếu tố này làm nên phương pháp Hồ Chí Minh, ở đó chú trọng tới  những cách làm và bước đi thiết thực, cụ thể, ham chuộng công việc thực tế, đầu óc thực tế, hữu ích cho cuộc sống và hữu ích cho con người. Tư duy chính trị Hồ Chí Minh vừa dẫn dắt và gợi mở, vừa thúc đẩy những tìm tòi sáng tạo, vừa động viên, nâng đỡ tích cực mà không tách rời tổ chức và kỷ luật, tuân thủ nguyên tắc mà không thụ động, ỷ lại, phát huy vai trò của cá nhân mà cũng xem trọng liên kết cộng đồng, tập thể. Tư duy đó còn thể hiện rõ trí tuệ đi liền với đạo đức, thuyết phục, cảm hóa con người bằng sự chân thành và giản dị, bằng tình cảm đầy lòng nhân ái, vị tha, thấm đượm tính nhân văn sâu sắc(1).

    Hiểu sâu lý luận nhưng Hồ Chí Minh lại luôn có cách vận dụng hiệu quả lý luận vào thực tiễn. Người chỉ rõ: “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách.

    Xem nhiều sách để mà lòe, để làm ra ta đây, thế không phải là biết lý luận…, phải ra sức thực hành mới thành người biết lý luận”(2).

    Khi bắt đầu truyền bá lý luận Mác - Lênin vào Việt Nam, Người đã không dịch hoặc giới thiệu những pho sách đồ sộ của các nhà kinh điển. Theo Người, điều đó cần thiết nhưng chưa thể làm ngay trong lúc bấy giờ. Người đã diễn đạt những luận điểm, lý luận đó bằng ngôn ngữ văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam, sử dụng những hình ảnh, giai điệu âm thanh, ca từ gần gũi với mỗi người Việt Nam.

    Tư duy cũng như phong cách của Hồ Chí Minh thấm sâu trong hành động, trong suy nghĩ và trong cách ứng xử của Người với con người và công việc. Trong hành động, Người luôn hướng về những lợi ích thiết thân hàng ngày của dân chúng, phục vụ lợi ích của nhân dân. Người hy sinh mọi lợi ích cá nhân để đặt lợi ích dân tộc lên trên. Trên cương vị là Chủ tịch nước, Người dành nhiều thời gian đến thăm các cơ sở để hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, thấu hiểu cuộc sống của nhân dân để đề ra chủ trương, chính sách phù hợp. Người luôn coi dân là người thầy giải đáp nhiều bài toán mà cán bộ nghĩ mãi không ra. Do đó, gần dân, yêu dân, kính dân, trọng dân là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của người cán bộ. Người lên án mọi biểu hiện quan liêu như: xa dân, không hiểu dân, không tin dân, ăn cắp của dân, tham ô, lãng phí. Cả cuộc đời Người là sự thực hành bền bỉ và nêu gương sáng về điều đó.

    Trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng, để cho nhân dân thấy rõ tình thế khó khăn của cách mạng, Người đã chỉ ra ba thứ giặc mà chúng ta phải đối phó là “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Trước đây chúng ta mới thường nghe đến một thứ giặc là giặc ngoại xâm, đến đây, lần đầu tiên Hồ Chủ tịch đã chỉ cho ta thấy những thứ “giặc” khác cũng nguy hại không kém là “giặc đói” và “giặc dốt”. Nói như vậy để chúng ta nhận thức rõ tầm quan trọng của hai nhiệm vụ là giải quyết nạn đói cho nhân dân và xoá nạn mù chữ. Sau này Người còn nói đến một thứ giặc khác nữa là “giặc nội xâm”, “giặc trong lòng” khi nói đến những tiêu cực có thể có trong cán bộ, đảng viên. Người nhắc nhở, muốn xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh và hiệu quả cần phải đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong cán bộ, đảng viên. Những tiêu cực như: nạn tham ô, quan liêu, lãng phí, Người coi đó là ba thứ “giặc nội xâm”, “giặc trong lòng”, những căn bệnh mà chúng ta phải kiên quyết chống, nếu không nó sẽ làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta, nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính. Người coi tội lỗi ấy dù cố ý hay không cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến. Nếu mắc phải cũng nặng như tội việt gian và mật thám. Vì vậy, Người chỉ rõ, nếu nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà không chống “giặc nội xâm” là chưa làm tròn nhiệm vụ. Những giáo huấn của Người không những đã chỉ đạo cho cán bộ và nhân dân ta trong thời kỳ đó mà càng có ý nghĩa hơn trong giai đoạn hiện nay, khi một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã bị thoái hoá biến chất, đi ngược lại với quyền lợi của nhân dân, rơi vào hủ hoá, tham ô, lãng phí, gây mất niềm tin trong nhân dân. Bằng cách nói rất cụ thể, thiết thực, Người đã làm cho dân dễ hiểu, dễ nghe, dễ làm và đem lại hiệu quả to lớn trong giáo dục quần chúng, nhất là cán bộ đảng viên trước những yêu cầu mới của cách mạng.

    Thứ hai, tư duy chính trị Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua cách diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, với những bài nói và viết giản dị, mộc mạc, chân thành. Để làm cho lý luận vốn phức tạp trở nên gần gũi, dễ hiểu đối với quần chúng, Hồ Chí Minh đã vận dụng cách tư duy và diễn đạt của quần chúng mà theo Người là “rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực mà lại rất giản đơn”. Những vấn đề lý luận về cách mạng, về CNXH, về Đảng, về nhà nước, v.v. vốn rất phức tạp, nhưng đọc lý luận của Người, quần chúng thấy dễ hiểu, dễ nắm vì Người đã thâu thái được tất cả phần tinh hoa, cốt yếu của sự vật vào trong tiếng nói của quần chúng để thông báo cho quần chúng. Trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh chân lý thường ngắn gọn mà nhiều người cho rằng đó không phải là lý luận. Người thường nói: “Nước lấy dân làm gốc”, “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, “Không có gì quí hơn độc lập, tự do”, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người...”, v.v.. Đó là những chân lý của lịch sử, của thời đại được Người cô đúc lại, chặt chẽ như châm ngôn mà vẫn mang bản sắc Hồ Chí Minnh không trộn lẫn được. Đặc trưng nổi bật của lý luận là tính khái quát cao. Nhiều câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ điều đó: ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ, nhưng có nội dung bao quát của một học thuyết, một nguyên lý, một chiến lược về xã hội và con người. Tính lý luận trong các bài nói, bài viết của Người không phải được thể hiện một cách uyên bác, khó hiểu, mà được thể hiện một cách giản dị, cụ thể, luôn hướng tới quần chúng, mong muốn tìm một sự đồng cảm trong cách nhìn, cách nghĩ giữa chủ thể và đối tượng. Người biết lựa những lời cần thiết và thích hợp để động viên quần chúng khơi gợi sáng kiến, cổ vũ chủ nghĩa anh hùng của họ. Đó chính là “những lời nói giản dị, đúng mức, không văn hoa, nhưng khắc sâu vào trái tim, khối óc của từng người. Bởi vì ở Người nói những lời nói đó chỉ là diễn đạt điều mà mọi người cảm thấy sâu xa nhất trong lòng mình, nhưng chưa diễn đạt được”(3). Sự giản dị như vậy, như một nhà văn Pháp đã nói: “Đó là cái khó nhất ở trên đời. Đó là giới hạn tột cùng của sự từng trải và là nỗ lực cuối cùng của thiên tài”. Các tác phẩm, các bài nói, bài viết của Người giản dị như cơm ăn, nước uống hàng ngày với sự mộc mạc, bình dị của ngôn ngữ đời sống, gần gũi với cách nghĩ, cách hiểu của người dân. Người có học vấn uyên bác, có tầm mắt đại dương, có vốn sống phong phú, lịch lãm như Hồ Chí minh nhưng suốt đời lại chỉ chọn cách nói, cách viết giản dị như những lẽ phải thông thường, bởi vì dân mà Người đã quên mình đi, đã hóa thân vào đời sống và tâm trạng dân chúng. Tư tưởng Hồ Chí Minh vì thế không ở trên bề mặt câu chữ. Nó ở bên trong, đằng sau câu chữ ấy. Nó vượt ra khỏi những câu chữ thông thường. Khám phá cái thần thái ấy không dễ chút nào”(4).

    Một số người thường dựa vào đặc điểm ngôn ngữ và cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lập luận rằng Người không hề có ý định viết lý luận, không hề có ý định làm lý luận. Theo họ, Hồ Chí Minh là một nhà chính trị thiên tài, một nhà tổ chức thực tiễn lỗi lạc nhưng không phải là nhà lý luận. Phần lớn những bài viết của Người là thư từ, lời kêu gọi, các bài nói chuyện cụ thể về kinh tế, chính trị, xã hội và đạo đức cho đồng bào và chiến sĩ, thanh niên và nhi đồng, v.v.. Tất cả đều giản dị, những khái niệm lý luận hiện đại đều được thay thế bằng những từ ngữ thông thường, gần gũi, dễ hiểu.

    Cần khẳng định rằng, sự giản dị của Hồ Chí Minh không phải vì Người thiếu uyên bác. Xuất thân trong một gia đình nhà nho, từ nhỏ Người đã được hấp thu một nền Hán học uyên thâm. Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã sống, học tập và hoạt động lý luận ở giữa những trung tâm văn hóa, khoa học và cách mạng của châu Âu, đã gần gũi và làm việc bên cạnh những chính khách hàng đầu của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Một người có trí tuệ lỗi lạc và học vấn uyên thâm như Hồ Chí Minh, muốn viết theo lối uyên bác, hàn lâm không phải là chuyện khó.

    Thời kỳ hoạt động ở nước ngoài những năm đầu thế kỷ XX, Người đã sử dụng ngòi bút của mình để vạch trần tội ác và bản chất của chủ nghĩa thực dân đồng thời chỉ ra cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa. Đó là những bức thư, bài báo, những bài tham luận hay phát biểu, tranh luận về những vấn đề lý luận phức tạp được trình bày tại diễn đàn các đại hội ở Pari, Mátxcơva…

    Trong thời kỳ hoạt động ở Trung Quốc trực tiếp chuẩn bị cho những điều kiện về tư tưởng, tổ chức, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã chuẩn bị kế hoạch trở về nước để vận động quần chúng, thức tỉnh, giác ngộ và lãnh đạo quần chúng vốn mù chữ, thất học quen lối sống yên phận đứng lên làm cách mạng. Đây là nhiệm vụ gian nan, hết sức khó khăn đòi hỏi cần có một cách thức làm khéo léo cho phù hợp. Người không dùng cách nói, cách viết hàn lâm xa lạ, mà cốt làm lý luận trở nên gần gũi với tất cả mọi người. Với Người, “lý luận cốt để áp dụng vào thực tiễn”. Người khẳng định: viết dài dòng khó hiểu và rỗng tuếch là quyết không muốn cho quần chúng xem. Vì vậy, phải nói và viết thật giản dị, trong sáng, dễ hiểu để quần chúng làm theo.

    Như vậy, hình thức biểu hiện của tư duy Hồ Chí Minh là ngôn ngữ và hành động. Trong ngôn ngữ, Người thường diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu để nhân dân làm theo. Phong cách diễn đạt ấy trên thực tế đã đem lại hiệu quả cao, thiết thực cho cách mạng. Nhà nghiên cứu Việt Phương từng khẳng định: “tư tưởng Hồ Chí Minh là đa dạng, nhiều chiều, năng động biến chuyển đồng thời là một, nhất quán. Thấy một trong phong phú, đấy là phương pháp luận hiện đại.” Phải chăng đó là phương pháp tư duy gắn với hành động vì một mục tiêu nhất quán, xuyên suốt cuộc đời cách mạng của Người là: độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Đó là tính nhất quán trong tư duy đa dạng, nhiều chiều của Hồ Chí Minh.

    Thứ ba, tư duy chính trị Hồ Chí Minh luôn là quá trình suy nghĩ để làm, nghĩ để hành động, để cải tạo thực tiễn, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân. Việc giải phóng đồng bào, nhân dân đang là nhiệm vụ cấp thiết, phải đặt lên hàng đầu. Vì vậy phải tìm tòi, suy nghĩ để giải đáp được những yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra. Không có thời gian để suy nghĩ viển vông, hay nghĩ những gì xa vời với yêu cầu thực tiễn. Với Người chỉ tư duy những gì thực tiễn đang đòi hỏi để giải quyết chính thực tiễn ấy. Do vậy, mọi suy tư của Người đều bắt nguồn từ thực tiễn và phục vụ thực tiễn thông qua hành động. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quá trình nhận thức của con người: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn”. Nó hoàn toàn phù hợp với mục đích của học thuyết Mác: cải tạo thế giới chứ không phải chỉ giải thích thế giới như các học thuyết triết học trước đây. Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh do vậy mang tính hành động, tư tưởng giải phóng, tư duy chiến đấu, tư duy giải thoát con người khỏi mọi áp bức bất công bằng chính hành động thực tiễn của mình.

    Cuộc đời Hồ Chí Minh là cuộc đời của một con người hành động, hành động vì dân, hướng về dân. Lợi ích của nhân dân là mục đích thực tiễn tối ưu chi phối mọi tư duy và hành động của Người. Tư duy để hành động và hành động vì nhân dân luôn có sự nhất quán: đó là một lô gic, một sự thống nhất giữa tư duy - tư tưởng và hành động. Nó thể hiện sự nhất quán trong con người Hồ Chí Minh: suy nghĩ những điều thực tiễn đặt ra để hành động vì chính thực tiễn ấy. Thực tiễn đó là làm sao cho dân ta ai cũng được tự do, đồng bào ai cũng được ấm no hạnh phúc. Suy cho cùng thì Dân chính là phạm trù trung tâm chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người, một tư duy nhất quán xuyên suốt cuộc đời Hồ Chí Minh. Đây là điểm khác biệt lớn giữa Hồ Chí Minh với nhiều nhà tư tưởng, nhà chính trị khác.

    Với Hồ Chí Minh, tư duy, tư tưởng là phương pháp được khái quát hóa và phương pháp là nơi thực tiễn hóa của tư tưởng, là hợp điểm giữa lý luận và thực tiễn, giữa nhận thức và hành động. Chính tư duy, tư tưởng là lý luận của phương pháp và phương pháp là sự trưởng thành thực tiễn của tư tưởng lý luận. Hồ Chí Minh suy nghĩ, thực hành, chiêm nghiệm, tổng kết kinh nghiệm và khái quát lý luận để đúc rút thành tư tưởng, phương pháp. Ở Người, mọi luận đề tư tưởng đều dẫn tới phương pháp hành động và phương pháp lại luôn nhằm vào thực hành lý luận để kiểm chứng, xác nhận giá trị và ý nghĩa của nó trong thực tiễn, bằng thực tiễn để thúc đẩy những biến đổi, những sự phát triển của thực tiễn.

    Mục tiêu nhất quán và chí khí kiên cường thể hiện trong hành động thiết thực và cụ thể, nói và làm, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng hiện ra trong hành động. Hồ Chí Minh là người luôn nhằm hiệu quả thiết thực, dám nghĩ, dám làm, không viển vông, không ảo tưởng, không nóng vội. Trong mọi chủ trương, đường lối, Người nói là làm và làm với quyết tâm cao nhất. Năm 1946, trong lời kêu gọi mỗi người cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, đem số gạo đó bỏ vào hũ gạo cứu đói giúp nhân dân ta thoát khỏi mùa màng năm đó và Người xin gương mẫu thực hành trước. Người nêu lên những tiêu chuẩn đạo đức đối với người cán bộ và chính Người là tấm gương sáng cho mỗi người noi theo. Ở Người, tư duy, tư tưởng đã hóa thân vào hành động. Hành động trở thành một bộ phận cấu thành tư duy toàn dân tham gia phong trào chống giặc đói: lối tư duy gắn với nghiệm sinh, với sự trải nghiệm thuần thục, nhuần nhuyễn mà như nhiều nhà nghiên cứu gọi đó là phương pháp tư duy minh triết.

    Tư duy minh triết là tư duy không mang tính lý thuyết, lý luận, nó thể hiện ở ngay trong cuộc sống qua hành vi, cử chỉ, lời nói để đúc rút thành lý luận; là sự kết hợp nhuần nhuyễn, sự hòa quyện giữa tri thức, kinh nghiệm, khả năng phân tích tổng hợp, phê phán và năng lực trực cảm, cảm xúc, niềm tin, thái độ để giải quyết một cách khôn khéo và đem lại hiệu quả cao.

    Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp có viết: “Hồ Chí Minh là người năng động và linh hoạt trong ứng biến, minh triết và thanh thản trong tâm hồn và phong độ. Hoàn cảnh càng nguy hiểm, khó khăn, Hồ Chí Minh càng bình tĩnh, sáng suốt. Giải pháp đúng đắn đến thần tình thường bật ra trong một phản ứng tự nhiên, như từ trực giác cách mạng. Bản lĩnh ứng biến năng động và linh hoạt đi đôi với sự minh triết và thanh thản trong tâm hồn, sự ung dung, thoải mái trong phong độ. Hồ Chí Minh hoàn toàn không theo kiểu hiền triết thời xưa, coi mọi thứ trên đời đều là phù du, không đáng kể. Phong độ ung dung của Hồ Chí Minh là phong độ của người nhận thức được qui luật của lịch sử, tin ở nhân dân và có nhân dân, con người biết mình muốn gì và đi đến đâu, biết tránh thác ghềnh, biết thắng quân địch, con người tĩnh như núi, động như biển, nắm vững nghệ thuật của điều có thể và không ngừng mở rộng giới hạn của điều có thể”(5).

    Tư duy chính trị Hồ Chí Minh còn thể hiện ra là tư duy “quyền biến” trên cơ sở chữ “thời”. Trên quan điểm thực tiễn, Người luôn nghĩ, nói và làm theo sự vận động của thực tiễn, lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm mục tiêu. Để đạt được mục đích ấy, mọi tư duy, tư tưởng, lời nói, hành động của Người đều được diễn đạt ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu nhưng vẫn hàm chứa lý luận. Bằng hình thức ấy, Người đã truyền tải một cách hiệu quả nhất tư duy về con đường cách mạng đến với mỗi người Việt Nam và trở thành hoạt động thực tiễn. Tư duy trừu tượng hàm chứa tính lý luận đã được cụ thể hóa qua ngôn ngữ, hành động và trở thành mẫu hình để quần chúng đi theo. Đây có thể nói là nét đặc sắc trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh mà không phải bất cứ nhà lý luận hay nhà chính trị nào cũng làm được. Điều làm nên sự vĩ đại nhưng lại bình thường, giản dị mà thâm thúy, nghiêm nghị mà hóm hỉnh, từ tư duy, diễn đạt đến cách ứng xử… đều hài hòa, uyển chuyển ở Hồ Chí Minh. Đây cũng là một trong những bí quyết cho sự thành công trong sự nghiệp chính trị Hồ Chí Minh - điều mà giới tinh hoa chính trị rất cần cho sự thành công chính trị của cá nhân, tập thể và cả một dân tộc. Hơn ai hết, họ là những người cần phải nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn chính trị  hiện nayr

    (1), (4) Xem: Hoàng Chí Bảo, Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, H.,2011.

    (2) Hồ CHí Minh, Toàn tập, t5, Nxb CTQG, H.,2000, tr.234.

    (3)  Báo Annat (Algerie), số ra ngày 5.9.1969.

    (5)  Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb Sự thật, H.,1990, tr.65.

    Ý kiến