1. Lịch sử hình thành và phát triển1.1 Lịch sử hình thànhNgày 2 tháng 1 năm 1983, bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc trường Tuyên giáo Trung ương về tổ chức, quản lý các hoạt động khoa học được thành lập.Đến giữa năm 1983, khi 2 trường: Tuyên giáo Trung ương và trường Nguyễn Ái Quốc 5 hợp nhất, bộ phận này chính thức mang tên: Phòng Quản lý khoa học.Năm 2006, khi Phân viện Báo chí và Tuyên truyền cải tên là Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Phòng Quản lý khoa học chuyển thành Ban Quản lý khoa học.1.2 Thành tích tiêu biểu11 năm đạt danh hiệu tổ lao động XHCN và đơn vị lao động xuất sắc.Từ khi thành lập đến nay đã 18 lần đạt danh hiệu “Công đoàn vững mạnh” và “Công đoàn xuất sắc”.Chi bộ liên tục đạt chi bộ trong sạch, vững mạnh. 100% Đảng viên liên tục được xếp loại Đảng viên loại 1.Cán bộ quản lý đơn vị liên tục đạt cán bộ quản lý giỏi; cán bộ giảng dạy bộ môn Khoa học luận luôn đạt danh hiệu cán bộ giảng dạy giỏi.Được Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng khoa học trao 6 giải thưởng NCKH cho tập thể và cá nhân trong đó có 4 giải nhất, 2 giải nhì, 1 giải ba.2. Chức năngBan Quản lý khoa học là một đơn vị chức năng tư vấn cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học của Học viện và tổ chức quản lý, thực hiện những nhiệm vụ khoa học mà Học viện đặt ra.3. Nhiệm vụVới chức năng trên, Ban Quản lý khoa học có những nhiệm vụ chủ yếu sau:- Thư ký Hội đồng khoa học Học viện- Tư vấn xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học ngắn hạn, dài hạn- Quản lý đề tài khoa học các cấp- Quản lý nhân lực khoa học- Dịch vụ thông tin khoa học: Hội thảo, thông tin và chuyển giao thông tin- Quản lý, theo dõi tài chính khoa học4. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khoa học- Trưởng ban: TS Nguyễn Thúy Hà- Phó trưởng Ban: TS Nguyễn Thị Tuyết Minh5. Các công trình khoa học cơ bản- Khoa học luận đại cương- Lý luận và phương pháp Nghiên cứu khoa học- Danh từ thuật ngữ khoa học và công nghệ- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.- Hệ thống tiêu chí, quy trình tuyển chọn và đánh giá chất lượng các đề tài khoa học ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền.- Hệ thống bài tập thực hành môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn- Nâng cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH- Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của nguồn nhân lực khoa học Phân viện Báo chí và Tuyên truyền.- Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền- Tiếng Việt thực hành- Sổ tay chính tả- Tiếng Việt cho người nước ngoài- Những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng.6. Quan hệ đối ngoạiHiện tại, với tư cách là đơn vị quản lý, Ban QLKH có quan hệ cộng tác khoa học với rất nhiều đơn vị, tiêu biểu là:- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- Ban Khoa học và công nghệ.- Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn- Viện Xã hội học- Viện Ngôn ngữ học- Viện Triết học- Viện Kinh tế- Viện Khoa học xã hội Việt Nam7. Thế mạnh và các hoạt động khácTrình độ ngoại ngữ: Hầu hết cán bộ Ban Quản lý khoa học đều sử dụng tốt tiếng Anh; có người thành thạo cả tiếng Nga, tiếng Pháp, v.v.Trình độ tin học: Toàn thể cán bộ Ban Quản lý khoa học đều sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng, có thể khai thác thông tin mạng để phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học.Điện thoại: 043 8347670