Dự và chủ trì Hội thảo có: GS, TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy, Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân; PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.Tham dự Hội thảo các đồng chí lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học đến từ các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Công an, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Công an nhân dân và các cơ quan trong lực lượng công an nhân dân.Đoàn Chủ trì Hội thảo quốc gia“Vấn đề bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”Các đại biểu, nhà khoa học tham dự Hội thảoPhát biểu khai mạc Hội thảo, PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh: “Hội thảo nhằm đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam thời gian qua, từ đó, đề xuất những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước, với các cơ quan quản lý, lực lượng chuyên trách công tác bảo đảm an ninh tư tưởng, góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 35-NQ/TW về Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong thời gian tới” Theo PGS, TS. Phạm Minh Sơn, việc xây dựng, tổ chức lực lượng làm công tác bảo đảm an ninh tư tưởng được các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương xuống đến cơ sở, có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng, các mặt công tác. Trong đó, công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, định hướng dư luận xã hội có nhiều đổi mới cả về nội dung, hình thức, góp phần huy động sự tham gia của quần chúng nhân dân vào công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kịp thời phát hiện các điểm nóng về tư tưởng, các âm mưu chống phá của thế lực thù địch, phản động để có biện pháp đấu tranh, xử lý kịp thời, từ sớm, từ xa. Tuy nhiên, các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc biệt, chúng luôn coi phá hoại về tư tưởng, tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là "khâu đột phá", "mặt trận quyết định". PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu khai mạc Hội thảoĐề dẫn Hội thảo, GS, TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định, trong bối cảnh Việt Nam chủ trương mở cửa và hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, toàn diện, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các phương tiện thông tin - truyền thông mới, đang tạo cơ hội cho các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tần suất các hoạt động chống phá bằng những thủ đoạn tinh vi, nham hiểm, không dễ để nhận diện, phát hiện và đấu tranh.Bênh cạnh đó, các trào lưu tư tưởng tư sản, những biểu hiện văn hóa ngoại lai cũng đang thâm nhập vào nước ta thông qua nhiều con đường, từ từ thẩm thấu, phát triển, làm phai nhạt nền tảng và lý tưởng cách mạng, cổ súy lối sống lệch lạc của một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ.Những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội trong nước, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gây bức xúc trong dư luận, làm suy giảm niềm tin của người dân cũng tạo ra không ít thách thức với công tác bảo đảm an ninh tư tưởng.Trong khi đó, nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh tư tưởng cũng như phối hợp các lực lượng tham gia ở một số nơi, một số lúc, của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa thật sự đồng bộ, hiệu quả, công tác thông tin, tuyên truyền có lúc chưa kịp thời, đi sau và lép vế với các thông tin không chính thống, việc nắm bắt và định hướng dư luận xã hội nhất là ở cơ sở có lúc còn chưa được quan tâm đúng mức hoặc chưa có phương pháp triển khai hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh những điểm nóng về tư tưởng trong lòng xã hội...Thực tiễn trên cho thấy, việc tiếp tục đẩy mạnh bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay là yêu cầu rất cấp bách.GS, TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu Đề dẫn Hội thảoHội thảo nhận được hơn 100 tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia, đội ngũ cán bộ, giảng viên và các nhà báo. Các tham luận đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm liên quan đến vấn đề bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay cũng như đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong tình hình mới.Quang cảnh Hội thảoTại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đảm bảo an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay như: Vị trí của an ninh tư tưởng trong nền an ninh quốc gia; quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo đảm an ninh tư tưởng; mục tiêu, nguyên tắc, phương châm bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam hiện nay; chủ thể, nội dung, hình thức bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam; những yếu tố tác động đến bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam hiện nay…Thiếu tướng, PGS, TS. Nguyễn Bá Dương, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phụ trách Nhóm Chuyên gia Ban Chỉ đạo 35Quân ủy Trung ươngtham luận và trao đổi vềtính quy định và điều kiện bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt NamThiếu tướng, GS, TS. Bùi Quảng Bạ, Chuyên gia cấp cao, Học viện Chính trị Công an nhân dântham luận và trao đổi vềnhận diện an ninh tư tưởng và nội dung bảo vệ an ninhGS, TS. Dương Xuân Ngọc, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyềntham luận:“Bảo đảm an ninh tư tưởng - Nhận diện và giải pháp” Học viên Học viện Chính trị Công an nhân dân tham gia trao đổi tại Hội thảo Nhiều ý kiến đã phân tích, làm rõ thực trạng triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, của các lượng chuyên trách, lực lượng phối hợp bảo đảm an ninh tư tưởng, của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, của các cơ quan báo chí - truyền thông; thực trạng bảo đảm an ninh tư tưởng ở cơ sở, ở các địa bàn trọng yếu về quốc phòng - an ninh, tại vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, ở các đô thị lớn. Đại tá, PGS, TS. Nguyễn Minh Hiển, Trưởng Khoa Nghiệp vụ cơ bản, Học viện Cảnh sát nhân dân tham luận: “Phát huy vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh tư tưởng ở nước ta hiện nay”ThS. Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dươngtham luận: “Tình hình công tác tư tưởng - văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua”Trung tướng, GS, TS. Nguyễn Đình Chiến, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển Nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam tham luận: “Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam hiện nay”Thượng tá, TS. Nguyễn Văn Lai, Trưởng Khoa Lý luận chính trị và KHXHNV, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tham luận:“Nhận thức về an ninh tư tưởng trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay”Thượng tá, TS. Lê Thị Hiền Lương, Trưởng Khoa Lý luận chính trị và KHXHNV, Trường Đại học An ninh nhân dân tham luận: “Quán triệt, vận dụng lý luận chính trị vào giảng dạy bảo vệ an ninh tư tưởng”Thiếu tá, TS. Lê Mai Trang, Phó Trưởng khoa Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Công an nhân dân tham luận: “Giảng viên Học viện Chính trị Công an nhân dân nhận diện và tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch trên không gian mạng”Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi, chia sẻ ý tưởng, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới như: tăng cường nhận thức về đảm bảo an ninh tư tưởng; hoàn thiện thể chế, chính sách; xây dựng, phát triển và phối hợp các lực lượng tham gia bảo đảm an ninh tư tưởng; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế trong bảo đảm an ninh tư tưởng... PGS, TS. Phan Xuân Tuy, Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân tổng kết Hội thảoTổng kết Hội thảo, Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy, Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân khẳng định, Hội thảo khoa họcquốc gia“Vấn đề bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”đã đạt được mục tiêu đề ra và thành công tốt đẹp. Ý kiến của các đại biểu, nhà khoa học đã cung cấp những luận cứ khoa học hữu ích cho việc bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Chính trị Công an nhân dân sẽ phối hợp chắt lọc ý kiến tham luận, góp ý để xây dựng báo cáo kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Công an để tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả hơn nữa vấn đề bảo đảm an ninh tư tưởng, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền cho tổ chức nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận, hội thảo, tọa đàm khoa học nhằm luận giải, làm sâu sắc hơn về các vấn đề thuộc phạm trù đảm bảo an ninh quốc giaở Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao.Các đại biểu, nhà khoa học tham dự Hội thảo khoa họcquốc gia“Vấn đề bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”chụp ảnh lưu niệm