Sign In
  • Điểm chuẩn ngành Báo chí cao chót vót, thí sinh ngậm ngùi tiếc nuối                  Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng năm học 2022-2023                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K38                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K39                  Thông báo kết luận cuộc họp Ban Giám đốc ngày 16/8/2019 về việc bồi dưỡng chuẩn hóa giảng viên tiếng Anh                  Thông báo về việc bổ sung người phụ thuộc, cấp mới mã số thuế cho người nộp thuế                  Thông báo Kết luận cuộc họp Ban Tổ chức phong trào "Thi đua dạy tốt, phục vụ tốt" năm học 2018 - 2019                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại các buổi làm việc với các khoa, ban, phòng, đơn vị trực thuộc Học viện                  Thông báo về việc ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ và sạt lở đất                  Thông báo về thời gian làm việc và trực cấp cứu của Phòng Y tế thuộc Văn phòng Học viện                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với các khoa, đơn vị                  Thông báo về việc thay đổi kế hoạch tổ chức Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2018                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 5 năm 2018                  Thông báo kết quả Hội thi Giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Thông báo về việc đăng lý đi học Cao cấp lý luận chính trị năm 2018                  Quyết định về việc thành lập Hội đồng giám khảo và Tổ thư ký hội thi giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Dân chủ - Sáng tạo - Đồng bộ - Chất lượng"                  Kế hoạch thi giảng viên giỏi lần III năm 2018 cấp cơ sở                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 4 năm 2018                  Thông báo về việc đảm bảo an ninh trật tự và PCCN trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5                  Thông báo về việc thay đổi mật khẩu đăng nhập hệ thống wifi Học viện                  Thông báo về việc đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng trung hạn tại Cộng hòa Pháp                  Thông báo về việc đăng ký học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy Lý luận chính trị                  Thông báo về việc đăng ký xét tuyển đào tạo tại Trung Quốc                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018                  Kế hoạch, quy chế và mẫu Hội thi giảng viên giỏi lần 3 năm 2018                  Thông báo về việc đổi lịch họp giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Thông báo về việc đổi lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Hướng dẫn đánh giá phân loại đối với cán bộ, công chức và Thông báo thời gian bình xét thi đua                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 10 năm 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với một số đơn vị về việc thống nhất quản lý công nghệ thông tin trong Học viện                  Thông báo về việc ban hành Quy chế Văn thư, lưu trữ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban Quý III/2017                  Thông báo về kế hoạch tổ chức Hội nghị giao ban Quý III/2017 trực tuyến                  Quyết định về việc thành lập Tổ kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2017 - 2018                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, Khen thưởng năm 2017 và Hội thảo chuyên đề "Nâng cao chất lượng tổ chức Hội thi Giảng viên giảng dạy giỏi"                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, khen thưởng năm 2017 (trực tuyến)                  Thông báo về việc phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 2 năm 2017                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 01 năm 2017                  Thông báo kết quả họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 12 năm 2016                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện thực hành tiết liệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng                  Thông báo về việc tham dự Hội nghị trực tuyến về Quán triệt Hội nghị Trung Ương 4 - khóa XII                  Thông báo về việc lấy ý kiến vào dự thảo Quy chế công tác thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2016                  Thông báo về việc xây dựng kế hoạch công tác năm 2017                  Thông báo kế hoạch thanh tra năm học 2016 - 2017                  Thông báo nội dung họp Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở"                  Thông báo về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức, người lao động theo thành tích xuất sắc năm 2016                  Thông báo về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 14 năm 2017                  Kế hoạch về việc triển khai thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ                  Thông báo về việc đăng ký kế hoạch công tác hàng tháng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Gian ban cán bộ quản lý tháng 9 năm 2016                  Kế hoạch phát động và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2016 - 2017                  Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua và đăng ký thi đua năm học 2016 - 2017                  Quyết định về việc công nhận các đơn vị và cá nhân đạt danh hiệu thi đua năm học 2015-2016                  Bản tổng hợp kết quả bình xét của Hội đồng thi đua, khen thưởng năm học 2015 - 2016                  Kế hoạch làm việc với Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và nghiên cứu thực tế                  Thông báo về việc báo cáo kết quả công tác năm học 2015 - 2016 phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong năm học 2016 - 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với khoa Tâm lý Giáo dục và Nghiệp vụ sư phạm và đại diện lãnh đạo, cán bộ một số khoa đào tạo giảng viên lý luận chính trị trong Học viện                  Kế hoạch về việc Tổ chức Hội thi giảng viên giảng dạy giỏi lần thứ II năm học 2016 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc xét tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2016                  Kế hoạch xây dựng Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Học viện Báo chí và Tuyên truyền giai đoạn 2016 - 2020                  Phân công cán bộ trực tết nguyên đán Bính Thân 2016                  Quyết định về việc công nhận kết quả đánh giá xếp loại để chi thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2015                  Thông báo (bổ sung) về việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần                 
  • Giá trị hiện thực trong bài học tận dụng “thời cơ” – nhân tố quan trọng góp phần đem lại thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945

    13:58 19/08/2022

    Chọn cỡ chữ A a  

    Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao cuộc kháng chiến chống xâm lược với những kẻ thù lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần và giành được những thắng lợi vẻ vang. Những thắng lợi đó là do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong đó có thành công của nghệ thuật tận dụng, chớp “thời cơ”.

    Cuộc mít-tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Mặt trận Việt Minh tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 19/8/1945 (Ảnh: tư liệu - đăng trên website https://www.longan.gov.vn)

    Tận dụng “thời cơ” nhân tố quan trọng góp phần đem lại thành công của cách mạng Tháng Tám 1945

    Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất cho việc chủ động phát huy mọi sức mạnh để giành thắng lợi; là sự kết hợp hàng loạt nhân tố chủ quan và khách quan khi điều kiện đã chín muồi. Thời cơ có thể do thực lực cách mạng trong nước tạo ra, cũng có thể do hoàn cảnh bên ngoài đưa đến. Nếu không có thực lực cách mạng đến mức đủ mạnh thì không thể tạo ra được thời cơ và khi thời cơ đến sẽ không kịp thời tận dụng hiệu quả.

    Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, thời cơ nổi dậy của quần chúng giành chính quyền về tay mình là lúc xảy ra khủng hoảng của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội; quần chúng nhân dân và đội tiền phong sẵn sàng hành động; các lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. Cách mạng vô sản Pháp và cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã nổ ra và thắng lợi trong thời cơ đó.

    Vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam, bên cạnh việc chuẩn bị chu đáo mọi mặt cả về vật chất lẫn tinh thần cho phong trào cách mạng Hồ Chí Minh và Đảng ta còn rất coi trọng vấn đề thời cơ. Hồ Chí Minh khẳng định: “làm cách mệnh phải biết dựa vào thời cơ và phải nhìn chung phong trào mọi nơi, mọi chốn mới chắc thắng”[1].

    Khi chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ (tháng 9-1939), nhận rõ thời cơ cách mạng đang đến gần, Đảng đã tiến hành Hội nghị Trung ương 6 (11-1939) thay đổi chiến lược cách mạng, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

    Thời điểm giữa năm 1940, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang ở Trung Quốc, nghe tin Pháp bại trận, trong Hội nghị Ban cán sự Đảng ở ngoài nước, Người đã nhận định: “Việc Pháp bại trận là một cơ hội thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”[2].

    Tháng 9-1940, Phát xít Nhật nhảy vào chiếm đóng Đông Dương. Nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng, dưới ách thống trị của cả thực dân pháp lẫn phát xít Nhật. Trong bối cảnh đó, Đảng đã tiến hành Hội nghị Trung ương 7 (11/1940). Hội nghị nhận định “Một cao trào cách mạng sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để giành lấy cái sứ mệnh thiêng liêng, lãnh đạo các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập”[3].

    Sau gần ba mươi năm hoạt động và lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước từ nước ngoài, ngày 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc trở về nước. Người cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Trung ương 8 tại Pắc Bó, Cao Bằng. Hội nghị là sự tiếp tục và hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng được nêu ra từ Hội nghị Trung ương 6, thực hiện chiến lược giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, trước hết. Hội nghị đã nhận định: Nếu cuộc chiến tranh thế giới lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, do đó mà cách mạng nhiều nước thành công. Đồng thời khẳng định: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.”[4]

    Thực hiện chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sau Hội nghị Trung ương 8, Đảng đã bắt tay vào việc triển khai thực hiện nghị quyết, đẩy mạnh xây dựng phát triển các lực lượng cách mạng, xây dựng căn cứ địa, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng và củng cố cơ sở Đảng, tổ chức quần chúng, cơ sở cách mạng,…gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện tạo lực, lập thế cho cách mạng chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.

    Trong khí thế đang lên của phong trào cách mạng, tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị: “Về sửa soạn khởi nghĩa”. Tháng 10-1944, Trung ương Đảng lại ra lời kêu gọi: “Sắm vũ khí đuổi thù chung”. Các địa phương ra sức củng cố xây dựng lực lượng vũ trang, tìm kiếm vũ khí, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Phong trào chuẩn bị khởi nghĩa sôi nổi lan rộng.

    Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ những bước phát triển của lực lượng vũ trang và việc chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa phải phù hợp với sự phát triển của tình thế cách mạng. Vấn đề quan trọng đặt ra là phải có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn; phải chuẩn bị lực lượng đầy đủ, tạo thời cơ và nắm vững thời cơ, để khi thời cơ đến có thể nhanh chóng huy động lực lượng, chớp thời cơ giành thắng lợi.

    Tháng 10-1944, vừa từ Trung Quốc trở về, Hồ Chí Minh đã kịp thời hoãn cuộc khởi nghĩa do liên tỉnh uỷ Cao-Bắc-Lạng chuẩn bị phát động vào cuối năm 1944 do thời cơ chưa đến, kẻ thù vẫn còn mạnh. Việc kịp thời hoãn cuộc “khởi nghĩa non” đó đã tránh được cho cách mạng nhiều tổn thất.

    Đầu năm 1945, chiến tranh Thế giới II bước vào giai đoạn cuối, tình hình thế giới có những điều kiện mới, nhân tố mới cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam phát triển thành cao trào.

    Dự kiến đúng chiều hướng phát triển của tình hình, chủ động trước thời cuộc, đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, ngay sau đó ngày 12-3-1945 Đảng đã ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa chỉ đạo hành động, chuẩn bị mọi lực lượng để đón thời cơ khởi nghĩa một cách chủ động. Thời kỳ “đêm trước” của tổng khởi nghĩa đã diễn ra, Trung ương Đảng đã kêu gọi thực hiện khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền ở các địa phương trước khi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

    Thực hiện theo Chỉ thị của Trung ương Đảng, một cao trào kháng Nhật nổ ra mạnh mẽ trong cả nước, khởi nghĩa từng phần diễn ra ở nhiều nơi.

    Trước khi có thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, khởi nghĩa từng phần có tác dụng to lớn, vừa giành chính quyền ở địa phương, tạo điều kiện xây dựng mau chóng lực lượng, vừa mở rộng phạm vi ảnh hưởng của cách mạng, đẩy địch vào thế bị động lúng túng. Những cuộc khởi nghĩa từng phần là sự chuẩn bị tích cực và có hiệu quả nhất, góp phần thúc đẩy điều kiện khởi nghĩa trong cả nước mau chóng chín muồi. Đây chính là bước tạo nên thế và lực mới để sẵn sàng đón bắt thời cơ.

    Ngày 14-8-1945, Nhật đầu hàng đồng minh. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã. Trong khi đó các thế lực đế quốc Mỹ, Tưởng, Pháp, Anh đều có những mưu đồ riêng đối với Đông Dương. Bọn Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam cách mạng đồng minh hội theo chân quân đội Tưởng kéo về nước, mưu toan cướp chính quyền. Lợi dụng thời cơ, bọn phản động trong nước cũng ráo riết hành động, chống phá cách mạng. Trong khi đó lực lượng phát xít Nhật ở Đông Dương vẫn còn nguyên vẹn.

    Cách mạng đứng trước tình thế phải một mình đối phó với nhiều lực lượng trong và ngoài nước. Khí thế cách mạng của quần chúng càng dâng cao chưa từng thấy. Khắp nơi nổ ra những cuộc mít tinh, biểu tình, thị uy có tới hàng nghìn người tham gia. Hàng triệu quần chúng sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa, ủng hộ Việt minh, giành chính quyền. Các lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.

    Được tin Nhật đầu hàng đồng minh, ngay đêm 13-8-1945, Đảng đã kịp thời thành lập Uỷ ban khởi nghĩa và ra quân lệnh số 1 khẳng định: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!.. Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!.. Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!”[5]. Hồ Chí Minh cũng khẳng định “Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”[6]. Cùng ngày 13-8, Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc tại Tân Trào. Hội nghị quyết định Đảng phải kịp thời phát động và lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa, đề ra những nhiệm vụ cần thiết, cấp bách trong công tác đối nội, đối ngoại sẽ thi hành sau khi giành chính quyền.

    Tiếp sau đó, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, thành lập Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

    Các sự kiện trọng đại đã diễn ra trong khí thế khẩn trương, bừng bừng của tổng khởi nghĩa, càng chứng tỏ sự vận dụng nghệ thuật chớp thời cơ hết sức tài tình của Đảng ta mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời cơ của cách mạng tháng Tám chỉ tồn tại trong một thời gian rắt ngắn – từ sau khi Nhật đầu hàng đồng minh đến trước khi quân đồng minh vào Đông Dương. Đảng ta đã biết đẩy lùi nguy cơ để tạo ra thời cơ thuận lợi. Nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng, ta sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt, có thể tổn thất lớn và khó giành thắng lợi, chính quyền cách mạng chưa thể thành lập trong toàn quốc. Nếu để muộn hơn, khi Đồng minh đã vào Đông Dương thì sẽ tình hình sẽ trở nên “vô cùng nguy hiểm”[7].

    Nhờ chọn đúng thời cơ khởi nghĩa, ngày 19-8-1945 Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội và chỉ trong vòng 15 ngày, Tổng khởi nghĩa đã diễn ra và thành công trong cả nước. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

    Ngày 19/8/1945, nhân dân Hà Nội đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của Chính quyền tay sai Pháp - Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

    Ngày 19/8/1945, nhân dân Hà Nội đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của Chính quyền tay sai Pháp - Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

    Giá trị hiện thực của bài học chớp thời cơ trong tiến trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

    Bài học tân dụng thời cơ của cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ sau đó, làm nên những thắng lợi to lớn, đánh bại “hai đế quốc to”, đất nước hoàn toàn độc lập, giang sơn thu về một mối, đưa cả nước bước vào một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước, bài học tận dụng thời cơ và nội lực thúc đẩy đưa đất nước vượt qua khó khăn, thử thách và ngày càng vững bước đi lên tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển trong thời kỳ mới.

    Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu đến năm 2025, đất nước trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

    Thời kỳ này tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cũng đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn, thách thức. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển, nhưng cũng đang bị đe doạ bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại diễn ra gay gắt. Do tác động của đại dịch Covid-19, thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng nhiều mặt. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Các nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng với tình hình mới. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng. Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông còn diễn biến phức tạp. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, nhất là an ninh mạng, ngày càng tác động mạnh, nhiều mặt, đe doạ nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thế giới, khu vực và đất nước ta.

    Trong khi đó, ở trong nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đáng tự hào trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đời sống người dân. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, bên cạnh những thuận lợi, đất nước ta cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế đan xen. Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng; Công tác lãnh đạo, quản lý, bảo đảm an ninh con người, trật tự, an toàn xã hội; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, gây bức xúc xã hội. Các thế lực thù địch chống phá ngày càng quyết liệt. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều thách thức. Giá trị lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc và con người Việt Nam chưa được phát huy đầy đủ. Năng lực tổ chức thực hiện còn hạn chế; chất lượng luật pháp, chính sách trong một số lĩnh vực còn thấp. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn chưa ngang tầm nhiệm vụ. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng, Nhà nước chưa thật đầy đủ, đồng bộ; hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Việc thể chế hoá, cụ thể hoá một số nghị quyết của Đảng còn chậm; tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Những khó khăn, thách thức, khuyết điểm và hạn chế trên đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt hơn nữa để khắc phục cho bằng được. 

    Để tranh thủ tận dụng, chớp thời cơ, vượt qua thách thức nhằm đạt mục tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã nêu ra bên tranh, hơn lúc nào chúng ta cần có những nhìn nhận đúng đắn từ lịch sử để có định hướng phát triển trong tương lai.

    Bài học thành công của cách mạng Tháng Tám cũng đã chỉ ra rằng, có thời cơ mà không biết chớp thời cơ để nó trôi qua sẽ không đưa cách mạng đến thành công, mặt khác thời cơ đến nhưng nếu không huy động được nội lực thì cũng không giành được thắng lợi. Chính vì thế, đòi hỏi đặt ra đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta lúc này cần phải chuẩn bị tốt mọi điều kiện, phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân tộc, tranh thủ thời cơ hội nhập và phát triển, đẩy lùi những nguy cơ, thử thách có thể bị thua ngay trên sân nhà, đưa đất nước ngày càng phát triển, vững bước đi lên. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đang tạo thêm sức mạnh mới cho dân tộc, tạo mọi điều kiện thông thoáng về chính sách vĩ mô cũng như điều hành kinh tế nhằm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, kích cầu sản xuất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài... Đây là những chủ trương đúng đắn bắt nguồn từ bài học “chớp thời cơ”  của cách mạng tháng Tám.


    [1] Viện Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, NXB CTQG, Hà Nội, tập 2, tr 143

    [2] Đầu nguồn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1975, tr 234

    [3] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr 58

    [4] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 7, tr 100

    [5] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr 121

    [6] Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb Văn học, Hà Nội, 1977, tr 203

    [7] Trường Chinh: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975, tr 371

    TS Trần Thị Huyền - ThS Mai Thị Xuân
    (Theo tuyengiao.vn)

    Ý kiến