Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Dự Hội nghị có PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện: đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng, viện chuyên ngành, các Học viện trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện Chính trị khu vực I, II, III, IV, Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Đóng góp quan trọng vào công tác đào tạo và bồi dưỡng của Học viện Báo cáo được trình bày tại Hội nghị cho thấy, trong những năm qua nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở đã có những đóng góp quan trọng vào công tác đào tạo và bồi dưỡng của Học viện. Năm 2021, Học viện đã triển khai 333 đề tài cấp cơ sở (trong đó từ nguồn ngân sách của Học viện là 152 đề tài; từ nguồn ngân sách tự chủ là 181 đề tài); triển khai nhiều hội thảo, toạ đàm khoa học và khảo sát, nghiên cứu thực tế. Kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học các cấp cung cấp tri thức mới, dữ liệu mới, tư liệu mới góp phần bổ sung nguồn tri thức giúp đội ngũ cán bộ, giảng viên cập nhật vào giáo trình, giáo án, bài giảng, tài liệu giảng dạy cho tất cả các hệ đào tạo của hệ thống của Học viện. Nhiều đề tài cơ sở đã góp phần hình thành xây dựng những môn học mới. Năm 2021, có 222 đề tài khoa học cấp cơ sở có đóng góp trực tiếp vào việc hoàn thiện giáo trình, giáo án, bài giảng các hệ đào tạo. 94 đề tài đã góp phần xây dựng được hệ thống tài liệu tham khảo cho học viên, giảng viên các hệ lớp. Nhiều đơn vị yêu cầu chủ nhiệm đề tài xây dựng báo cáo kết quả chắt lọc vào cuối năm để xây dựng hệ thống tài liệu chuyên sâu theo hệ đào tạo. Thông qua hình thức chia sẻ kết quả nghiên cứu này vừa trực tiếp đóng góp nâng cao chất lượng, vừa định hướng cách khai thác, sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài liệu. Phát triển nguồn nhân lực khoa học trẻ và đội ngũ giảng viên kế cận Báo cáo tổng kết nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở năm 2021 cũng cho thấy, trong triển khai nhiệm vụ, các đơn vị chuyên môn đều có sự linh hoạt trong phân công chủ nhiệm đề tài cơ sở, đảm bảo các mục tiêu phát triển chuyên môn của đơn vị, quan tâm phân công cán bộ trẻ, nghiên cứu viên, cán bộ chưa lên lớp hoặc mới lên một số chuyên đề được giao làm chủ nhiệm đề tài cơ sở. Thông qua các quy trình thẩm định, xác định tên nhiệm vụ, góp ý đề cương nghiên cứu, tọa đàm, hội thảo góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ vừa có phương pháp nghiên cứu khoa học tốt, vừa khai thác, phát huy kết quả nghiên cứu phục vụ giảng dạy, qua kết quả nghiên cứu, nhiều chủ nhiệm, thư ký, thành viên chính xã hội hóa bài viết trên tạp chí, sách. Trên cơ sở thực hiện các đề tài cơ sở đã giúp cán bộ nghiên cứu giảng dạy tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng viết các đề xuất/thuyết minh đề tài tuyển thầu bên ngoài Học viện. Trong giai đoạn 2015-2021, rất nhiều cá nhân nhà khoa học trẻ của Học viện tham gia đấu thầu và trúng thầu các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ hoặc cấp tỉnh, đơn cử như Viện Kinh tế, Viện Lịch sử Đảng, Viện Văn hóa và Phát triển, Viện Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, v.v.. Các công trình khoa học được xã hội hoá PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện tham luận tại Hội nghị Năm 2021 có sự gia tăng số công trình xuất bản từ các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, theo thống kê hiện có 652 bài báo, 75 cuốn sách chuyên khảo và tham khảo được xuất bản từ kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở 2020-2021... Tham luận tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, đây là một trong những thành công rõ nét, tạo động lực cho những năm tiếp theo. Việc xã hội hóa các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần lan tỏa tri thức khoa học; cung cấp tư liệu, tài liệu, dữ liệu mới phục vụ cho việc biên soạn giáo trình, giáo án, tài liệu bồi dưỡng mới cho các hệ đào tạo, bồi dưỡng của Học viện. Thông qua việc xã hội hóa kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học cơ sở, cán bộ nghiên cứu, giảng viên thực hiện nhiệm vụ ngày càng ý thức hơn về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiên cứu, xuất bản trên các tạp chí có uy tín. Tại Hội nghị, các đại biểu cũng tập trung phân tích, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai đề tài cấp cơ sở. Trong đó vấn đề đáng chú ý là mức độ đóng góp của các nhiệm vụ khoa học cơ sở vào hoàn thiện giáo trình, bài giảng của các hệ đào tạo và bồi dưỡng giữa các đơn vị chưa đồng đều. Việc gắn kết giữa các nhiệm vụ khoa học phân cấp với công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng có sự khác biệt giữa các đơn vị. Nhiều đơn vị đặc biệt quan tâm đến công tác ứng dụng và có nhiều sáng kiến trong quá trình thực hiện các đề tài khoa học cấp cơ sở (Viện Kinh tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Viện Xây dựng Đảng, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị khu vực I,II,III...). Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số đơn vị kết quả ứng dụng chưa thực sự tương xứng với tiềm lực nghiên cứu của đơn vị thể hiện ở điểm số lượng xuất bản phẩm cũng như kết quả xếp loại đề tài, v.v.. PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện tham luận tại Hội nghị Về giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả của các nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở, các ý kiến tham luận cho rằng, các đơn vị cần dựa vào Chiến lược phát triển Học viện đến năm 2030 để xây dựng định hướng phát triển khoa học gắn với định hướng đào tạo, bồi dưỡng của Học viện. Chú trọng kết hợp mục tiêu kép vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị vừa gắn kết với phát triển hướng nghiên cứu chuyên sâu; cần ưu tiên cơ cấu cho đội ngũ cán bộ khoa học trẻ, giảng viên tiềm năng làm chủ nhiệm đề tài cơ sở; cơ cấu danh mục nhiệm vụ hợp lý, trong đó chú trọng đến số lượng các đề tài cơ sở và đảm bảo nguồn lực phù hợp để nâng cao chất lượng, đóng góp hiệu quả cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khoa học, v.v.. Bên cạnh đó, các tham luận cũng cho rằng cần tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng khoa học trong xây dựng, lựa chọn nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn nội dung trước nghiệm thu; hoàn thiện quy trình quản lý theo hướng tăng cường đảm bảo các yêu cầu về nội dung, chuyên môn. Về phía chủ nhiệm đề tài, cũng cần chủ động hơn trong việc chuẩn bị đề xuất các ý tưởng nghiên cứu gắn với chuyên môn, chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị và Học viện. Trước khi đăng ký tên đề tài, các chủ nhiệm cần có sự chuẩn bị về nguồn tài liệu, dự kiến nhóm nghiên cứu, lợi ích và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu vào việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị, v.v.. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến kết nối với 05 điểm cầu tại các Học viện trực thuộc Theo hcma.vn