Tên văn bằng : Cử nhân Quan hệ quốc tế Ngành : Quan hệ quốc tế Chuyên ngành : Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu Hệ đào tạo : Chất lượng cao MỤC TIÊU ĐÀO TẠO Mục tiêu đào tạo hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu ở trình độ đại học, cung cấp cho người học một chương trình đào tạo và học tập có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến đào tạo sinh viên năng động và có ngoại ngữ tốt, đảm bảo chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đào tạo đại trà tương ứng, đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao thời kỳ hội nhập. Người học được đảm bảo về chất lượng về: Chương trình đào tạo tiên tiến với một số môn được học bằng tiếng Anh (20%). Giảng viên được lựa chọn kỹ lưỡng là những người có kinh nghiệm lâu năm và có trình độ từ Tiến sĩ trở lên, hoặc Thạc sĩ ở nước ngoài. Cơ sở vật chất trong điều kiện tốt nhất (phòng học riêng, kết nối internet tốc độ cao, phòng đọc thư viên riêng với nhiều tài liệu tiếng Anh chuyên ngành). 2. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp Chuyên viên đối ngoại, hợp tác quốc tế Chuyên viên đại sứ quán, lãnh sự quán Điều phối viên dự án với nước ngoài Phóng viên, biên tập viên báo chí đối ngoại Phóng viên, biên tập viên quốc tế Chuyên viên truyền thông Chuyên viên trong bộ phận quản lý báo chí Biên, phiên dịch quan hệ quốc tế, truyền thông quốc tế Nghiên cứu viên về quan hệ quốc tế, thông tin đối ngoại, truyền thông quốc tế 3. Chuẩn đầu ra - Về kiến thức: Có hiểu biết cơ bản, hệ thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về quan hệ quốc tế và đối ngoại. Có hiểu biết nhất định về những quan điểm, tư tưởng khác nhau và cách thức, phương pháp đấu tranh với quan điểm sai trái đi ngược lại lợi ích dân tộc. Có kiến thức văn hóa tổng hợp, kiến thức về các khoa học xã hội và nhân văn, về đất nước và con người Việt Nam, về lịch sử, truyền thống, tâm lý, văn hóa dân tộc. Có kiến thức chuyên sâu về quan hệ quốc tế: lịch sử quan hệ quốc tế; lý luận quan hệ quốc tế; bản chất, nội dung, hình thức các mối quan hệ quốc tế; các vấn đề cơ bản trong quan hệ quốc tế. Có kiến thức vững vàng về đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam và các nước trên thế giới, ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao. Có kiến thức sâu sắc về quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế, đối ngoại công chúng, các tổ chức, phong trào chính trị xã hội quốc tế, kinh tế quốc tế và luật pháp quốc tế. Có kiến thức cơ bản về thông tin đối ngoại, quan hệ công chúng, về báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng. - Về kỹ năng Có những kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ báo chí đối ngoại, nghiệp vụ đối ngoại, ngoại giao như giao tiếp, ứng xử, đàm phán, phát ngôn. Có thể triển khai và thực hiện các hoạt động đối ngoại như xây dựng kế hoạch đối ngoại, nghiệp vụ văn phòng đối ngoại. Biết cách tổ chức, quản lý, giám sát, tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về đối ngoại và hợp tác quốc tế. Biết cách sử dụng, quan hệ với các phương tiện truyền thông đại chúng trong hoạt động đối ngoại. - Nhóm kỹ năng mềm bao gồm: Kỹ năng tổng hợp và phân tích tin tức quốc tế, đưa tin, Kỹ năng tổ chức họp báo, tổ chức sự kiện, quảng bá, tuyên truyền đối ngoại, kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông, quản lý khủng hoảng truyền thông, quan hệ công chúng, Kỹ năng trao đổi văn hóa và giao tiếp liên văn hóa, tác nghiệp ngoại giao văn hóa Kỹ năng thiết kế các sản phẩm truyền thông, quảng cáo, Kỹ năng tiếng Anh, (hoặc tiếng Pháp) chuyên ngành, Kỹ năng nghiên cứu khoa học, Kỹ năng tư duy phản biện, Kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng quản lý, chủ trì hội nghị, thiết kế chương trình nghị sự, Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin… - Về phẩm chất chính trị, đạo đức: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Trung thực và thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị, lời nói đi đôi với việc làm. Có quan điểm quần chúng đúng đắn. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công tác, có tình yêu nghề nghiệp. - Về năng lực ngoại ngữ và tin học: Trình độ ngoại ngữ: Người học khi tốt nghiệp đạt trình độ ngoại ngữ B2 khung châu Âu (tương đương 700 điểm TOEIC hoặc 550 điểm TOEFL pBT hoặc 79 điểm TOEFL iBT hoặc 6.5 điểm IELTS). Trình độ Tin học: Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác. - Về năng lực chuyên môn: Năng lực dẫn dắt, lãnh đạo (leadership) và năng lực làm việc nhóm: sinh viên đầu ra có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để phát huy tốt các năng lực dẫn dắt, lãnh đạo và làm việc nhóm trong các môi trường làm việc tương lai. Năng lực thích nghi nhanh chóng với môi trường công tác: người học sẽ có tư thế chủ động trong việc thích nghi với công việc mới, môi trường mới một cách nhanh nhất, tạo lợi thế tốt trong cạnh tranh tại các môi trường làm việc. - Về năng lực dẫn dắt và làm việc nhóm Năng lực dẫn dắt, lãnh đạo (leadership) và năng lực làm việc nhóm: sinh viên đầu ra có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để phát huy tốt các năng lực dẫn dắt, lãnh đạo và làm việc nhóm trong các môi trường làm việc tương lai. - Về khả năng thích nghi với môi trường công tác Năng lực thích nghi nhanh chóng với môi trường công tác: người học sẽ có tư thế chủ động trong việc thích nghi với công việc mới, môi trường mới một cách nhanh nhất, tạo lợi thế tốt trong cạnh tranh tại các môi trường làm việc. 4. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 4 năm Tuỳ theo năng lực và điều kiện cụ thể mà sinh viên có thể sắp xếp để rút ngắn tối đa 2 học kỳ chính hoặc kéo dài tối đa 4 học kỳ chính so với thời gian đào tạo quy định trên. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình. 5. Chương trình đào tạo Chương trình bao gồm 138 tín chỉ, chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng. Khoa học Mác– Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh TT Học phần Số tín chỉ Phân bổ Ngôn ngữ giảng dạy Lý thuyết Thực hành I.Khối kiến thức giáo dục đại cương 37 Khoa học Mác– Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh 13 Triết học Mác- Lênin 3.0 2.0 1.0 Kinh tế chính trị Mác- Lênin 3.0 2.0 1.0 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2.0 1.5 0.5 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3.0 2.0 1.0 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2.0 1.5 0.5 Khoa học xã hội và nhân văn 11 Bắt buộc 7 Pháp luật đại cương 3.0 2.0 1.0 Chính trị học đại cương 2.0 1.5 0.5 Quan hệ quốc tế đại cương 2.0 1.5 0.5 Tự chọn 4 Tâm lý học đại cương 2.0 1.5 0.5 Xã hội học đại cương 2.0 1.5 0.5 Cơ sở văn hoá Việt Nam 2.0 1.5 0.5 Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 2.0 1.5 0.5 Lịch sử văn minh thế giới 2.0 1.5 0.5 Khoa học chính sách công 2.0 1.5 0.5 Khoa học tự nhiên 3 Tin học ứng dụng 3.0 2.0 1.0 Ngoại ngữ 10 Tiếng Anh học phần 1 3.0 1.5 1.5 Tiếng Anh Tiếng Anh học phần 2 4.0 2.0 2.0 Tiếng Anh Tiếng Anh học phần 3 3.0 1.5 1.5 Tiếng Anh Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng II. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Kiến thức cơ sở ngành 13 Bắt buộc 9 Thông tin đối ngoại Việt Nam 2.0 1.5 0.5 Thể chế chính trị thế giới 2.0 1.5 0.5 Địa chính trị thế giới 2.0 1.5 1.5 Lịch sử ngoại giao Việt Nam 3.0 1.5 1.5 Tự chọn 4 Quan hệ công chúng quốc tế 2.0 1.5 0.5 Tiếng Anh Kinh tế đối ngoại Việt Nam 2.0 1.5 0.5 Tiếng Anh Ngoại giao kinh tế và văn hóa 2.0 1.5 0.5 Đông phương học 2.0 1.5 0.5 Kiến thức ngành 14 Bắt buộc 10 Lịch sử quan hệ quốc tế 3.0 2.0 1.0 Chính sách đối ngoại của một số nước trên thế giới 3.0 2.0 1.0 Lý luận quan hệ quốc tế 2.0 1.5 0.5 Chính sách đối ngoại Việt Nam 2.0 1.5 0.5 Tự chọn 4 Ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao 2.0 1.5 0.5 Luật pháp quốc tế 2.0 1.5 0.5 Tiếng Anh Quan hệ quốc tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2.0 1.5 0.5 Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 2.0 1.5 0.5 Kiến thức chuyên ngành 39 Bắt buộc 32 Truyền thông thời đại toàn cầu hóa 3.0 2.0 1.0 Lý luận báo chí quốc tế và báo chí toàn cầu 3.0 2.0 1.0 Tiếng Anh Lý thuyết và thực hành truyền thông quốc tế 3.0 2.0 1.0 Tiếng Anh Lao động nhà báo quốc tế 3.0 1.5 1.5 Thông tấn báo chí đối ngoại 3.0 1.5 1.5 Chính luận báo chí đối ngoại 3.0 1.5 1.5 Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông quốc tế 3.0 1.5 1.5 Tổ chức hoạt động đối ngoại 3.0 1.5 1.5 Tiếng Anh chuyên ngành (1) 4.0 2.0 2.0 Tiếng Anh Tiếng Anh chuyên ngành (2) 4.0 2.0 2.0 Tiếng Anh Tự chọn 7 Tiếng Anh chuyên ngành (3) 4.0 2.0 2.0 Tiếng Anh Kỹ thuật, nghiệp vụ báo chí đối ngoại 3.0 1.5 1.5 Kỹ năng giao tiếp liên văn hoá 3.0 1.5 1.5 Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin 3.0 1.5 1.5 Kiến thức bổ trợ 10 Bắt buộc 6 Nghệ thuật phát biểu và phát ngôn đối ngoại 2.0 1.0 1.0 Xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế 2.0 1.0 1.0 Giao tiếp và đàm phán quốc tế 2.0 1.0 1.0 Tự chọn 4 Kỹ năng quản trị truyền thông quốc tế 2.0 1.0 1.0 Tiếng Anh Quản lý báo chí đối ngoại 2.0 1.0 1.0 Nghiệp vụ lễ tân và văn phòng đối ngoại 2.0 1.0 1.0 Biên phiên dịch tiếng Anh chuyên ngành 2.0 1.0 1.0 Tiếng Anh III. Kiến tập, thực tập, khóa luận tốt nghiệp 25 Thực tế kinh tế - xã hội (trong nước hoặc nước ngoài) 5.0 1.0 4.0 Thực tập nghề nghiệp 10.0 1.0 9.0 Khóa luận tốt nghiệp 10.0 1.0 9.0