Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên trên địa bàn Hà Nội Hội thảo do PGS, TS. Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ trì. Đồng chủ trì có lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền: PGS, TS. Nguyễn Minh Hoàn, Trưởng khoa Triết học; PGS, TS. Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học; TS. Nguyễn Thúy Hà, Trưởng ban Quản lý khoa học; TS. Trần Văn Thư, Trưởng ban Quản lý đào tạo. Hội thảo có sự tham dự của đông đảo các cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng hơn 300 sinh viên đến từ các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Đoàn chủ tịch Điều hành Hội thảo Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS, TS. Trần Thanh Giang nhấn mạnh: “Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, các em sinh viên thảo luận sâu sắc, cụ thể và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như thực trạng tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Từ đó xác định những vấn đề đặt ra, đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên cả nước nói chung và sinh viên Thủ đô nói riêng, góp phần bồi dưỡng lý tưởng sống, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới”. PGS, TS. Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu khai mạc Hội thảo Hội thảo nhận được 105 bài tham luận có chất lượng cao từ các sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền và các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Các bài tham luận đã tiếp cận chủ đề Hội thảo từ nhiều chiều cạnh khác nhau. Tại phiên trực tiếp, Hội thảo lắng nghe gần 20 báo cáo tham luận và ý kiến trao đổi tiêu biểu của thầy giáo, cô giáo và các sinh viên trong và ngoài Học viện. TS. Nguyễn Thúy Hà, Trưởng ban Quản lý khoa học Học viện Báo chí và Tuyên truyền báo cáo đề dẫn Hội thảo Các tham luận và ý kiến phát biểu đều khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tăng cường giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống cho sinh viên - thế hệ tương lai của đất nước. Đồng thời, trước tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nói chung và mạng xã hội nói riêng, cần thiết phải trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết và thái độ, nhận thức đúng đắn trước những tác động nhiều chiều của mạng xã hội hiện nay. Một số phát biểu và tham luận đã làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay. Trong đó, làm rõ các quan niệm về lối sống, văn hóa học đường; về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục lối sống cho sinh viên; quan điểm và vai trò của các trường đại học trong giáo dục, định hướng sinh viên tham gia mạng xã hội và thực hiện văn hóa học đường. Sinh viên Trương Thị Quỳnh Anh, lớp Truyền thông đại chúng K41A2, Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận về: “Đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giáo dục lối sống cho sinh viên” Sinh viên Doãn Thị Hằng, Khoa Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tham luận về: “Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội” Học viên Nguyễn Đăng Dương, Học viện An ninh nhân dân tham luận: “Mạng xã hội Tiktok - những nguy cơ tiềm ẩn tác động đến lý tưởng, lối sống của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” Các tham luận và phát biểu của các sinh viên cũng đã đi sâu phân tích, nhìn nhận, đánh giá khách quan, trung thực về thực trạng tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay. Một số ý kiến phát biểu nhận định, mạng xã hội ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen sinh hoạt, lao động và giao tiếp hàng ngày của mỗi cá nhân. Việc tiếp nhận các thông tin và tham gia tương tác trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, đến nhận thức, thái độ, hành vi của người dùng. Với tỷ lệ sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ, mạng xã hội đã và đang đem lại cả những tác động tích cực và tiêu cực, những cơ hội và thách thức cần phải giải quyết cho cá nhân và cộng đồng xã hội. Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nhung, lớp Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu K41, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận về: “Tác động của mạng xã hội đến sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội trong việc đấu tranh với các thói hư tật xấu, hành vi phản văn hóa hiện nay” Sinh viên Nguyễn Đức Quang, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tham luận: “TikTok làm lệch lạc lối sống và văn hoá học đường của sinh viên Hà Nội” Sinh viên Nguyễn Thành An, lớp Quản lý xã hội K42, Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận về: “Tác động của mạng xã hội đến ý thức thực hiện pháp luật của sinh viên các trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội hiện nay” Sinh viên Bùi Mai Linh, lớp Công tác tổ chức K41, Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận về: "Tác động của mạng xã hội đến đạo đức của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay" Nhiều ý kiến phát biểu và tham luận của các giảng viên và sinh viên cũng đề xuất định hướng, giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới như: các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục đại học cần tiếp tục nâng cao nhận thức, quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; tăng cường ý thức xây dựng môi trường văn hóa, lành mạnh trên không gian mạng trong cộng đồng sinh viên sử dụng mạng xã hội, theo phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực”; tích cực lan tỏa những nội dung có giá trị, phù hợp với văn hóa Việt, biến những nội dung sạch thành dòng chủ lưu trên không gian mạng; đẩy mạnh trang bị kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, giáo dục cách thức tự bảo vệ trên không gian mạng cho sinh viên; phổ biến kỹ năng số để sinh viên tự nâng cao nhận thức và đưa ra một số chuẩn mực, giá trị cốt lõi khi tham gia mạng xã hội… Sinh viên Nguyễn Khắc Hoàng, lớp CNXHKH K42, Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận về: "Mạng xã hội tác động đến lối sống và học tập của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay Sinh viên Lưu Đình Phúc, lớp Xuất bản điện tử K41, Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận về: "Tác động của mạng xã hội đến việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiệy" Sinh viên Cao Văn Sơn, lớp Lịch sử Đảng K41, Khoa Lịch sử Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận về: “Giải pháp xây dựng lối sống và văn hóa học đường của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trước tác động của mạng xã hội trong thời gian tới” Sinh viên Bùi Thị Phương Lệ, lớp Truyền thông Marketing K42A1, Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận về: “Thực trạng văn hoá học đường và lối sống của sinh viên hiện nay trước ảnh hưởng của mạng xã hội” Sinh viên Nguyễn Hà My, lớp Kinh tế và Quản lý CLC K40, Khoa Kinh tế chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận về: "Tác động của mạng xã hội đến sinh viên nhóm ngành kinh tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền" Sau gần 3 giờ làm việc, với tinh thần nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm, Hội thảo khoa học “Tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” đã thành công tốt đẹp. Tổng kết Hội thảo, PGS, TS. Trần Thanh Giang trân trọng cảm ơn các đại biểu, nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và các sinh viên đã đến tham dự, viết bài và trực tiếp phát biểu tại Hội thảo. PGS, TS. Trần Thanh Giang nhấn mạnh: "Các ý kiến tham luận đã cung cấp thêm những luận cứ khoa học hữu ích, góp phần giải quyết các vấn đề đang đặt ra trước tác động của mạng xã hội đến lối sống và văn hóa học đường của sinh viên hiện nay. Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc, các đề xuất, kiến nghị, giải pháp có tính thực tiễn cao sẽ là căn cứ, gợi ý quan trọng để Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả công tác giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống cho sinh viên trong thời tới". Hội thảo kết thúc thành công tốt đẹp. Các đại biểu và các sinh viên tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Tin, ảnh; Mai Nghiêm, Thanh Hà