Sign In
  • Điểm chuẩn ngành Báo chí cao chót vót, thí sinh ngậm ngùi tiếc nuối                  Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng năm học 2022-2023                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K38                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K39                  Thông báo kết luận cuộc họp Ban Giám đốc ngày 16/8/2019 về việc bồi dưỡng chuẩn hóa giảng viên tiếng Anh                  Thông báo về việc bổ sung người phụ thuộc, cấp mới mã số thuế cho người nộp thuế                  Thông báo Kết luận cuộc họp Ban Tổ chức phong trào "Thi đua dạy tốt, phục vụ tốt" năm học 2018 - 2019                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại các buổi làm việc với các khoa, ban, phòng, đơn vị trực thuộc Học viện                  Thông báo về việc ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ và sạt lở đất                  Thông báo về thời gian làm việc và trực cấp cứu của Phòng Y tế thuộc Văn phòng Học viện                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với các khoa, đơn vị                  Thông báo về việc thay đổi kế hoạch tổ chức Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2018                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 5 năm 2018                  Thông báo kết quả Hội thi Giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Thông báo về việc đăng lý đi học Cao cấp lý luận chính trị năm 2018                  Quyết định về việc thành lập Hội đồng giám khảo và Tổ thư ký hội thi giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Dân chủ - Sáng tạo - Đồng bộ - Chất lượng"                  Kế hoạch thi giảng viên giỏi lần III năm 2018 cấp cơ sở                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 4 năm 2018                  Thông báo về việc đảm bảo an ninh trật tự và PCCN trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5                  Thông báo về việc thay đổi mật khẩu đăng nhập hệ thống wifi Học viện                  Thông báo về việc đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng trung hạn tại Cộng hòa Pháp                  Thông báo về việc đăng ký học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy Lý luận chính trị                  Thông báo về việc đăng ký xét tuyển đào tạo tại Trung Quốc                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018                  Kế hoạch, quy chế và mẫu Hội thi giảng viên giỏi lần 3 năm 2018                  Thông báo về việc đổi lịch họp giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Thông báo về việc đổi lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Hướng dẫn đánh giá phân loại đối với cán bộ, công chức và Thông báo thời gian bình xét thi đua                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 10 năm 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với một số đơn vị về việc thống nhất quản lý công nghệ thông tin trong Học viện                  Thông báo về việc ban hành Quy chế Văn thư, lưu trữ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban Quý III/2017                  Thông báo về kế hoạch tổ chức Hội nghị giao ban Quý III/2017 trực tuyến                  Quyết định về việc thành lập Tổ kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2017 - 2018                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, Khen thưởng năm 2017 và Hội thảo chuyên đề "Nâng cao chất lượng tổ chức Hội thi Giảng viên giảng dạy giỏi"                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, khen thưởng năm 2017 (trực tuyến)                  Thông báo về việc phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 2 năm 2017                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 01 năm 2017                  Thông báo kết quả họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 12 năm 2016                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện thực hành tiết liệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng                  Thông báo về việc tham dự Hội nghị trực tuyến về Quán triệt Hội nghị Trung Ương 4 - khóa XII                  Thông báo về việc lấy ý kiến vào dự thảo Quy chế công tác thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2016                  Thông báo về việc xây dựng kế hoạch công tác năm 2017                  Thông báo kế hoạch thanh tra năm học 2016 - 2017                  Thông báo nội dung họp Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở"                  Thông báo về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức, người lao động theo thành tích xuất sắc năm 2016                  Thông báo về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 14 năm 2017                  Kế hoạch về việc triển khai thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ                  Thông báo về việc đăng ký kế hoạch công tác hàng tháng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Gian ban cán bộ quản lý tháng 9 năm 2016                  Kế hoạch phát động và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2016 - 2017                  Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua và đăng ký thi đua năm học 2016 - 2017                  Quyết định về việc công nhận các đơn vị và cá nhân đạt danh hiệu thi đua năm học 2015-2016                  Bản tổng hợp kết quả bình xét của Hội đồng thi đua, khen thưởng năm học 2015 - 2016                  Kế hoạch làm việc với Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và nghiên cứu thực tế                  Thông báo về việc báo cáo kết quả công tác năm học 2015 - 2016 phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong năm học 2016 - 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với khoa Tâm lý Giáo dục và Nghiệp vụ sư phạm và đại diện lãnh đạo, cán bộ một số khoa đào tạo giảng viên lý luận chính trị trong Học viện                  Kế hoạch về việc Tổ chức Hội thi giảng viên giảng dạy giỏi lần thứ II năm học 2016 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc xét tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2016                  Kế hoạch xây dựng Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Học viện Báo chí và Tuyên truyền giai đoạn 2016 - 2020                  Phân công cán bộ trực tết nguyên đán Bính Thân 2016                  Quyết định về việc công nhận kết quả đánh giá xếp loại để chi thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2015                  Thông báo (bổ sung) về việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần                 
  • Sử dụng truyền thông xã hội trong bối cảnh hiện nay

    16:00 29/03/2023

    Chọn cỡ chữ A a  

    Truyền thông xã hội là một loại hình truyền thông mới, không những cung cấp diễn đàn giao lưu xã hội cho cộng đồng mạng, tạo ra nguồn tài nguyên có nội dung đa dạng, phong phú, mà còn tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất và truyền tải thông tin của các phương tiện báo chí truyền thống, nhất là trong hoạt động truyền thông chính trị.

    Các phóng viên tác nghiệp tại một sự kiện_Nguồn: baochinhphu.vn

    Truyền thông xã hội trong kỷ nguyên số

    Truyền thông xã hội dựa trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, trong đó tin tức có thể được trao đổi giữa hai hoặc nhiều cá nhân và được lưu truyền trên “không gian ảo”. Xét từ giác độ nội dung, bản chất của truyền thông xã hội là mối liên hệ cá nhân mang tính bình đẳng trong quá trình kết nối và truyền tải tin tức. Đây là sự khác biệt rõ nét giữa truyền thông xã hội với các phương tiện truyền thông truyền thống - nơi các cơ quan báo chí, truyền thông chuyên nghiệp giữ vai trò là hạt nhân kết nối truyền thông và đưa tin.

    Nhìn từ đời sống truyền thông hiện nay có thể thấy, trong xã hội “mở”, truyền thông xã hội thường gắn với các hoạt động truyền thông không chính thức, bởi nó cho phép người sử dụng dễ dàng tham gia vào một nhóm nào đó trên không gian mạng để trò chuyện và đưa ra quan điểm riêng của mình về một vấn đề mà họ đang quan tâm. Nếu xét từ phương thức truyền thông, truyền thông xã hội hoạt động trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, tin tức có thể chia sẻ và được lan truyền một cách nhanh chóng và có tính tương tác cao giữa những người tham gia. Do đó, sự phát triển của truyền thông xã hội phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của môi trường truyền thông trực tuyến, nhất là internet. Thực tế cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các cơ quan báo chí, thậm chí làm đảo lộn và thay đổi môi trường truyền thông hiện nay. Trước kia, trong môi trường truyền thông truyền thống, những tiêu chuẩn mang tính chiến lược nhất về giá trị nội dung của thông tin là giá trị của tin tức. Có nghĩa, thông tin được coi là có giá trị, được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm nhiều hơn, nếu nó là những tin mới, khác lạ, có tính thời sự, tác động lớn đối với xã hội. Đối với những tin giải trí, giật gân, bạo lực hoặc những tin nhỏ, lẻ bị “phê bình” là “phi tin tức”, hay tin ít có giá trị. Chính điều đó đã khiến báo chí truyền thống được phép sử dụng tiêu chuẩn xác định giá trị thông tin này để tạo ra sự khác biệt trong tin tức nhằm lôi kéo công chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là trong bối cảnh mà báo chí truyền thống giữ vai trò độc tôn trong hoạt động cung cấp tin tức và có quyền làm chủ “cuộc chơi” truyền thông. Sự xuất hiện của truyền thông xã hội đã làm thay đổi “luật chơi”, công chúng hiện nay với sự hậu thuẫn của trào lưu truyền thông xã hội đã có thêm những sự lựa chọn mới.

    Trong môi trường truyền thông mới, cái được gọi là “phi tin tức” đang trở thành làn sóng mới, chi phối việc khai thác, biên tập và xuất bản của cơ quan báo chí, truyền thống, bởi nó đáp ứng nhu cầu của công chúng hiện đại. Và đương nhiên, một khái niệm trong nghiên cứu báo chí và truyền thông xuất hiện đó là tin tức xã hội. Đây là lượng thông tin khổng lồ được chia sẻ, trong đó phần lớn là kiểu “phi tin tức” được đăng tải trên mạng xã hội. Tin tức xã hội có lợi thế hơn báo chí truyền thống ở chỗ nó được đăng tức thời và có tốc độ lan truyền nhanh. Một điều đáng nói, khi truyền thông xã hội phát triển sẽ tạo ra một nguồn thông tin đa dạng, phong phú cho báo chí truyền thống. Song, dù có ưu thế trong việc phát hiện ra các thông tin xã hội rất nhanh, nhưng truyền thông xã hội lại bị hạn chế bởi khả năng theo đuổi sự kiện đến cùng, do đó, khó có thể tạo thành chùm hoặc chuỗi tin, bài vừa có sức nặng, vừa có giá trị cao.

    “Công cụ” đắc lực nắm bắt dư luận xã hội

    Phân tích từ giác độ truyền thông, trước kia, việc nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình tư tưởng trong xã hội thường thông qua các phương pháp truyền thống, như tổ chức họp, giao ban, qua báo cáo viên định kỳ hoặc thông qua các cơ quan báo chí truyền thông. Tuy nhiên, khi mạng xã hội phát triển, các phương pháp truyền thông truyền thống bị hạn chế do không đáp ứng được tính nhanh nhạy, đa chiều về thông tin. Thông tin trên mạng xã hội nhanh, nhiều chiều, đôi lúc giúp việc nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình tư tưởng kịp thời hơn, nhất là những thông tin nhạy cảm, ảnh hưởng đến số đông người dân. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, công nghệ truyền thông hiện đại có thể giúp kiểm soát được khối lượng thông tin khổng lồ trên mạng xã hội. Đôi khi, chỉ một từ khóa, những thông tin tốt, xấu phát ra từ nguồn nào, ở đâu, được tương tác ra sao, chủ thể truyền thông hoàn toàn có thể nắm bắt được một cách đầy đủ và nhanh chóng. Chính vì vậy, nhiều cơ quan, đơn vị đã lập riêng fanpage hoặc group để nắm bắt thái độ của người dân, đặc biệt là những nhóm người hay sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội đối với các vấn đề, sự kiện đang được dư luận quan tâm.

    Trong đời sống truyền thông hiện đại, ngày càng nhiều sự kiện quan trọng được truyền phát thông qua các kênh của các phương tiện truyền thông xã hội, như twitter, facebook... Chính vì vậy, các phương tiện truyền thông xã hội không chỉ là một diễn đàn khác tồn tại song song với các phương tiện truyền thông truyền thống, mà còn đại diện cho xu thế của truyền thông mới trong tương lai. Điều đó đặt ra cho các cơ quan chức năng, nhà báo và các cơ quan báo chí cần biết sử dụng và khai thác triệt để truyền thông xã hội phục vụ cho hoạt động của mình.

    Phản bác thông tin sai lệch

    Hiện nay, thế giới và các nước trong khu vực đang trải qua nhiều diễn biến phức tạp, các cuộc chiến tranh vẫn xảy ra, những bất đồng và tranh chấp lãnh thổ ngày càng leo thang, xung đột giữa các quốc gia, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, an ninh chính trị trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, để người dân có nhận thức đúng đắn về tình hình thế giới, cũng như hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, báo chí, truyền thông có vai trò hết sức quan trọng, là phương tiện hữu hiệu nhất góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong công tác phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, báo chí, truyền thông luôn giữ một vị trí quan trọng, tích cực tham gia đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch của các thế lực chống phá cách mạng Việt Nam và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng đã đề ra.

    Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông và các phương tiện truyền thông xã hội, các quan điểm sai trái, thù địch xuất hiện tràn lan và phát tán trên không gian mạng; do vậy, các phương tiện truyền thông xã hội cũng là “trận địa” để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trực tiếp, kịp thời, có hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội đăng tải các tin, bài chính trị, cung cấp nhiều thông tin tích cực, tạo nên môi trường thông tin lành mạnh, góp phần ổn định dư luận, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước. Thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, chúng ta chủ động “phản bác” thông tin sai lệch, phủ nhiều tuyến bài viết có thông tin chính thống, mang tính định hướng để át đi những thông tin tiêu cực, giành ưu thế trên không gian mạng. Do đó, các tổ chức, cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở cần lập và xây dựng các diễn đàn hiệu quả, cung cấp các nguồn thông tin tích cực, chính thống, tạo sự tương tác, chia sẻ, lan tỏa kịp thời những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

    Để chiếm lĩnh “không gian internet” và “gác cổng” trên mạng

    Những nội dung mà các trang web thông tin cung cấp cho công chúng ngày càng tăng nhanh, đồng nghĩa với việc, một mặt, cần có sự sàng lọc - tức “gác cổng” nhiều hơn; mặt khác, mức độ tự do lựa chọn thông tin của con người ngày càng gia tăng, đồng nghĩa với việc hoạt động “gác cổng” giảm đi. Như vậy, ở đây, khái niệm “gác cổng” tồn tại ở hai cấp độ khác nhau: Thứ nhất,  cấp độ vi mô, tức là một số trang thông tin điện tử tự “gác cổng” đối với các nội dung trên trang web của mình; thứ hai, ở cấp độ vĩ mô, tức là “gác cổng” trong cả môi trường truyền thông internet. Thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động “gác cổng” ở tầm vi mô không những giảm đi, mà còn được tăng cường hơn. Xét về số lượng thông tin, ngày nay, một cơ quan truyền thông chuyên nghiệp có thể cung cấp lượng thông tin nhiều hơn so với trước đây, nhưng nếu gây ra những ảnh hưởng xấu cho xã hội, thì sẽ khiến độ hài lòng của công chúng dành cho cơ quan báo chí, truyền thông giảm sút, thương hiệu bị mất giá trị và cuối cùng có thể dẫn đến sự thất bại. Do đó, các cơ quan báo chí, truyền thông vẫn phải áp dụng các biện pháp “gác cổng”, ngày càng coi trọng chất lượng thông tin.

    Nhìn từ thực tế đời sống truyền thông hiện nay cho thấy, nếu công chúng không muốn bị “ngập lụt” trong biển thông tin internet, có thể dùng phương pháp đơn giản nhất là sử dụng công nghệ hiện đại của internet để thu được những thông tin có giá trị nhất mà mình mong muốn. Đương nhiên, hiện tại, công nghệ này vẫn đang ở giai đoạn sơ khai ban đầu, quá trình thực hiện cụ thể vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Nhưng xét về lâu dài, Interface Agent (tác tử giao diện)(1), mà Nicholas Negroponte - chuyên gia công nghệ thông tin nổi tiếng của Mỹ nói đến - sẽ xuất hiện. Tác tử giao diện chính là một “người gác cổng”.

    Hoạt động “gác cổng” ở cấp độ vĩ mô vẫn là việc chính phủ trực tiếp “gác cổng”, bao gồm: thông qua các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát. Đương nhiên, người ta có thể dễ dàng vượt qua sự kiểm soát về mặt kỹ thuật bằng cách sử dụng Proxy sever(2). Ví dụ, sau sự kiện “Mùa xuân Ả-rập” ở Bắc Phi, Trung Đông năm 2010, đặc biệt là vụ bạo loạn tại Anh năm 2011, các blog và trang cá nhân trên các phương tiện truyền thông xã hội đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với dư luận xã hội(3).

    Ngoài ra, trong đời sống truyền thông hiện đại, hoạt động “gác cổng” ở cấp độ vi mô được coi là “gác cổng” đối với một trang web cụ thể có thể thực hiện thông qua các hình thức: lựa chọn nội dung để "gác cổng"; thiết kế kết cấu và giao diện trang web để "gác cổng". Điểm này cơ bản giống với các phương tiện truyền thông truyền thống; thông qua công nghệ “đẩy” (push technology), ví dụ gửi cho công chúng thư điện tử (email) và các công nghệ tương ứng có thể xuất hiện trong tương lai, đưa các giá trị quan phù hợp với mình và coi đó là những thông tin quan trọng nhất.

    Cuối cùng, trong môi trường hội tụ truyền thông, báo chí vẫn phải “chiếm lĩnh” và làm chủ thông tin trong “không gian internet”, từ đó mới thực sự trở thành người định hướng dư luận xã hội. Một trong những kinh nghiệm của nước Anh trong việc quản lý các phương tiện truyền thông xã hội đó là xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng không gian mạng để chống phá chính phủ. Để kịp thời ngăn chặn những vụ bạo loạn tương tự xảy ra, Chính phủ Anh đã ban hành lệnh hạn chế truy cập, thậm chí là ngắt kết nối một số dịch vụ trực tuyến, viễn thông nếu xảy ra bạo loạn. Ngoài ra, nhằm siết chặt hơn nữa việc quản lý blog và các trang cá nhân trên các phương tiện truyền thông xã hội, Bộ Nội vụ Anh đã làm việc với Twitter, Facebook và Blackberry nhằm bàn thảo các biện pháp để ngăn chặn người sử dụng thực hiện các âm mưu bạo loạn trực tuyến. Sau buổi làm việc, Facebook cho biết, sẽ ưu tiên xem xét các nội dung được cho là “nghiêm trọng trong thời điểm nhạy cảm như các cuộc bạo loạn” để thực hiện cam kết với Chính phủ Anh.

    Truyền thông xã hội đã và đang tạo ra một “cuộc chơi” mới khiến các cơ quan quản lý phải thay đổi nhận thức, để vừa định hướng dư luận, vừa giữ được công chúng. Báo chí truyền thống vẫn có chỗ đứng vững chắc và quan trọng trong “trận địa” thông tin mở như hiện nay, nếu duy trì được chất lượng, coi nội dung là “vua”, công nghệ là “nữ hoàng”; đồng thời, khai thác được những ưu việt mà truyền thông xã hội đem lại./.

    -----------------------------

    (1) Một agent (tác tử) là một thành phần phần mềm hoặc phần cứng có khả năng hoạt động chính xác để hoàn thành nhiệm vụ thay mặt chủ nhân của agent. Trên internet, một agent (hay còn được gọi là Intelligent agent - tác nhân thông minh) là một chương trình thu thập thông tin hoặc thực hiện một số dịch vụ khác mà không cần người điều khiển và hoạt động theo thời gian đã được lên lịch sẵn. Một agent đôi khi còn được gọi là bot (viết tắt của rô-bốt)
    (2) Proxy Server là giải pháp cung cấp sự mở rộng và hiệu quả trong truy cập Internet. Thay cho việc gán cho mỗi máy khách một kết nối Internet trực tiếp thì trong trường hợp này. Tất cả kết nối bên trong đều có thể được cho qua một hoặc nhiều Proxy và lần lượt kết nối ra ngoài.
    (3) Ngày 23-8-2011, hơn 1.400 người đã phải có mặt tại tòa vì có liên quan đến vụ bạo loạn, cướp bóc tại Luân-đôn và một số địa phương khác. Theo Bộ Tư pháp Anh, 157 người đã bị kết án, 327 người được bảo lãnh tự do và hơn 800 người vẫn bị tạm giam. Trước đó, Jordan Blackshaw, 21 tuổi và Perry Sutcliffe-Keenan, 22 tuổi, đều ngụ tại Cheshire đã bị tuyên án 4 năm tù vì kích động bạo loạn trên Facebook. Trong khi đó, David Glyn Jones, 21 tuổi ở Bangor, phía Bắc xứ Wales đã bị bắt giam 4 tháng sau khi kêu gọi bạn bè trên Facebook “Hãy bắt đầu cuộc bạo loạn Bangor”.

     

    PGS, TS NGUYỄN THÀNH LỢI
    Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Hà Nội mới
    Nguồn: Theo tapchicongsan.org.vn

    Ý kiến