Sign In

Lượt người đang truy cập: -43

Lượt truy cập trong ngày:1086

Lượt truy cập tháng này:71,478

Tổng số lượt đã truy cập: 145,570

Tọa đàm khoa học quốc tế “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc - Một số gợi mở đối với Việt Nam”

Thực hiện nội dung của Biên bản ghi nhớ giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân (Trung Quốc) đã ký ngày 01/12/2022, sáng 29/11/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân (Trung Quốc) phối hợp

10:15 23/12/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Thực hiện nội dung của Biên bản ghi nhớ giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền với Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân (Trung Quốc) đã ký ngày 01/12/2022, sáng 29/11/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân (Trung Quốc) phối hợp tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế trực tuyến với chủ đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc - Một số gợi mở đối với Việt Nam”.

Quang cảnh Tọa đàm khoa học quốc tế “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc - Một số gợi mở đối với Việt Nam”

Toạ đàm được tổ chức trực tuyến giữa hai đầu cầu Việt Nam và Trung Quốc qua phần mềm VooV (Tencent Meeting).

Tham dự buổi tọa đàm, về phía đại biểu Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân, Trung Quốc có ông Tùng Ngật, Phó Hiệu trưởng Trường; ông Mã Kim Ba, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Hợp tác quốc tế; GS. Lý Dũng, Phó Trưởng khoa Kinh tế, diễn giả; GS. Vương Đắc Tân, giảng viên Khoa Kinh tế, diễn giả.

Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền, có PGS,TS. Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS. Nguyễn Minh Hoàn, Trưởng Khoa Triết học, diễn giả; PGS, TS. Bùi Thị Kim Hậu, Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học; TS. Nguyễn Thị Khuyên, Phó Trưởng Khoa Kinh tế chính trị và đông đảo giảng viên các khoa: Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Triết học, Chính trị học.

Đồng chí Tùng Ngật, Phó Hiệu trưởng Trường Đảng Thành ủy Thiên Tân, Trung Quốc phát biểu tại Tọa đàm

Phát biểu của lãnh đạo Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân, đồng chí Tùng Ngật, Phó Hiệu trưởng Trường nhấn mạnh, trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh, hai bên Trung Quốc và Việt Nam phải định hướng tốt đường lối chính trị, đảm bảo quan hệ song phương không ngừng phát triển, tăng cường giao lưu quan điểm lý luận, tư tưởng, nâng cao năng cao năng lực thực thi chính trị, cùng thúc đẩy chiến lược phát triển 75 năm quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Việt Nam.

PGS,TS. Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tại Tọa đàm

Phát biểu của lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, PGS,TS. Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện nhấn mạnh, Tọa đàm hôm nay được tổ chức trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những chuyển đổi sâu sắc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và khoa học công nghệ. Trong dòng chảy ấy, việc phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới không chỉ là một yêu cầu cấp thiết mà còn là một điều kiện tiên quyết để các quốc gia duy trì sự tăng trưởng bền vững, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

GS. Lý Dũng, Phó Trưởng khoa Kinh tế, Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân, Trung Quốc tham luận tại Tọa đàm

GS. Lý Dũng, Phó Trưởng khoa Kinh tế, Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân, Trung Quốc tham luận với chủ đề “Phát triển chất lượng cao cần chỉ đạo bằng lý luận lực lượng sản xuất mới”, đồng chí chia sẻ, lý luận về lực lượng sản xuất là một trong những lý luận kinh điển của Chủ nghĩa Mác, Chủ nghĩa Mác cho rằng lý luận về lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa con người với khả năng lao động và tư liệu sản xuất phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của con người.

PGS,TS. Nguyễn Minh Hoàn, Trưởng khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận tại Tọa đàm

PGS,TS. Nguyễn Minh Hoàn, Trưởng khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham luận với chủ đề “Phát triển lực lượng sản xuất mới ở Việt Nam hiện nay” đã nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ Nghĩa Mác-Lênin là kim chỉ nam cho mọi hành động, Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài rất cơ bản, nội dung rộng lớn, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học, bởi vậy, sự vận dụng Chủ nghĩa Mác-lênin ở cả hai nước có nhiều điểm tương đồng.

GS. Vương Đắc Tân, Khoa Kinh tế, Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân, Trung Quốc tham luận tại Tọa đàm

GS. Vương Đắc Tân, Khoa Kinh tế, Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân, Trung Quốc tham luận với chủ đề “Hiện trạng và bố trí quyết sách về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới", đồng chí cho biết, về việc thúc đẩy và kiểm chứng công nghệ mới, năm 2023 Trung Quốc chi 3,3 nghìn tỷ nhân dân tệ cho việc nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, Trung Quốc đặt ra tiêu chuẩn cho việc triển khai ứng dụng các công nghệ mới, hiện nay Trung Quốc đã trở thành thị trường sản xuất rô bốt lớn, chiếm 23% thị trường toàn cầu.

Tọa đàm khoa học quốc tế trực tuyến “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc - Một số gợi mở đối với Việt Nam” là dịp để các nhà khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Trường Đảng Thành uỷ Thiên Tân (Trung Quốc) gặp gỡ, trao đổi học thuật, chia sẻ kết quả nghiên cứu về những thành tựu, những bài học kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời lan tỏa những giá trị, đóng góp thiết thực của hai nước đối với sự phát triển của thế giới và nhân loại.

Phát biểu tổng kết tọa đàm, PGS,TS. Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Giám đốc Học viện khẳng định, toạ đàm khoa học với chủ đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc - Một số gợi mở đối với Việt Nam” đã thành công tốt đẹp. Các học giả Trung Quốc và Việt Nam đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới nhằm hiện đại hoá chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc và Việt Nam. 

Phát biểu đáp từ, đồng chí Tùng Ngật, Phó Hiệu trưởng Trường Đảng Thành ủy Thiên Tân, Trung Quốc nhấn mạnh, tọa đàm khoa học trực tuyến chủ đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc - Một số gợi mở đối với Việt Nam” đã gợi mở nhiều vấn đề để hai bên cùng quan tâm nghiên cứu. Đồng chí tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo đúng đắn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu, Đảng và Nhà nước, nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng do Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra, góp phần phát triển hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.

Đại biểu hai bên cùng chụp ảnh lưu niệm

Bài, ảnh: Lê Hằng, Ngọc Mai

Ý kiến

Tọa đàm “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”

Tọa đàm “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”

Sáng 07/05/2025, Khoa Xã hội học và Phát triển - Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Thúc đẩy kết nối và ký kết hợp tác với các cơ sở thực hành, kiến tập, thực tập ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội”.Tọa đàm được tổ chức nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và các cơ sở thực hành, góp phần xây dựng mạng lưới đối tác bền vững phục vụ đào tạo. Sự kiện hướng đến mục tiêu hỗ trợ sinh viên ngành Xã hội học và ngành Công tác xã hội được tiếp cận môi trường nghề nghiệp thực tế, qua đó, củng cố kiến thức chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp.
Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”

Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”

Ngày 06/05/2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Tọa đàm: “Giải pháp đột phá, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số báo chí - truyền thông trong tình hình mới”.
Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bảo vệ quyền riêng tư trong sản phẩm truyền hình ở các nước trên thế giới - những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong bối cảnh truyền hình đa nền tảng phát triển nhanh chóng, việc bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong các sản phẩm báo truyền hình tại Việt Nam đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt khi chưa có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ và hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Trong khi đó, nhiều quốc gia như Anh, Đức, Nhật Bản hay Liên minh châu Âu đã xây dựng hệ thống quy định pháp lý và đạo đức báo chí chặt chẽ để bảo vệ quyền riêng tư, đồng thời cân bằng với quyền được thông tin của công chúng. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để giúp Việt Nam nhận diện đầy đủ các nguyên tắc, quy trình và cơ chế giám sát hiệu quả nhằm phòng ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm quyền riêng tư trên truyền hình. Từ đó, có thể rút ra những bài học thiết thực, phù hợp với điều kiện pháp lý và văn hóa truyền thông trong nước, góp phần hoàn thiện khung pháp luật, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tăng cường quyền con người trong lĩnh vực báo chí truyền hình.