Sign In
  • Điểm chuẩn ngành Báo chí cao chót vót, thí sinh ngậm ngùi tiếc nuối                  Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng năm học 2022-2023                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K38                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K39                  Thông báo kết luận cuộc họp Ban Giám đốc ngày 16/8/2019 về việc bồi dưỡng chuẩn hóa giảng viên tiếng Anh                  Thông báo về việc bổ sung người phụ thuộc, cấp mới mã số thuế cho người nộp thuế                  Thông báo Kết luận cuộc họp Ban Tổ chức phong trào "Thi đua dạy tốt, phục vụ tốt" năm học 2018 - 2019                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại các buổi làm việc với các khoa, ban, phòng, đơn vị trực thuộc Học viện                  Thông báo về việc ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ và sạt lở đất                  Thông báo về thời gian làm việc và trực cấp cứu của Phòng Y tế thuộc Văn phòng Học viện                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với các khoa, đơn vị                  Thông báo về việc thay đổi kế hoạch tổ chức Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2018                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 5 năm 2018                  Thông báo kết quả Hội thi Giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Thông báo về việc đăng lý đi học Cao cấp lý luận chính trị năm 2018                  Quyết định về việc thành lập Hội đồng giám khảo và Tổ thư ký hội thi giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Dân chủ - Sáng tạo - Đồng bộ - Chất lượng"                  Kế hoạch thi giảng viên giỏi lần III năm 2018 cấp cơ sở                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 4 năm 2018                  Thông báo về việc đảm bảo an ninh trật tự và PCCN trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5                  Thông báo về việc thay đổi mật khẩu đăng nhập hệ thống wifi Học viện                  Thông báo về việc đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng trung hạn tại Cộng hòa Pháp                  Thông báo về việc đăng ký học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy Lý luận chính trị                  Thông báo về việc đăng ký xét tuyển đào tạo tại Trung Quốc                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018                  Kế hoạch, quy chế và mẫu Hội thi giảng viên giỏi lần 3 năm 2018                  Thông báo về việc đổi lịch họp giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Thông báo về việc đổi lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Hướng dẫn đánh giá phân loại đối với cán bộ, công chức và Thông báo thời gian bình xét thi đua                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 10 năm 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với một số đơn vị về việc thống nhất quản lý công nghệ thông tin trong Học viện                  Thông báo về việc ban hành Quy chế Văn thư, lưu trữ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban Quý III/2017                  Thông báo về kế hoạch tổ chức Hội nghị giao ban Quý III/2017 trực tuyến                  Quyết định về việc thành lập Tổ kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2017 - 2018                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, Khen thưởng năm 2017 và Hội thảo chuyên đề "Nâng cao chất lượng tổ chức Hội thi Giảng viên giảng dạy giỏi"                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, khen thưởng năm 2017 (trực tuyến)                  Thông báo về việc phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 2 năm 2017                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 01 năm 2017                  Thông báo kết quả họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 12 năm 2016                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện thực hành tiết liệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng                  Thông báo về việc tham dự Hội nghị trực tuyến về Quán triệt Hội nghị Trung Ương 4 - khóa XII                  Thông báo về việc lấy ý kiến vào dự thảo Quy chế công tác thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2016                  Thông báo về việc xây dựng kế hoạch công tác năm 2017                  Thông báo kế hoạch thanh tra năm học 2016 - 2017                  Thông báo nội dung họp Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở"                  Thông báo về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức, người lao động theo thành tích xuất sắc năm 2016                  Thông báo về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 14 năm 2017                  Kế hoạch về việc triển khai thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ                  Thông báo về việc đăng ký kế hoạch công tác hàng tháng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Gian ban cán bộ quản lý tháng 9 năm 2016                  Kế hoạch phát động và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2016 - 2017                  Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua và đăng ký thi đua năm học 2016 - 2017                  Quyết định về việc công nhận các đơn vị và cá nhân đạt danh hiệu thi đua năm học 2015-2016                  Bản tổng hợp kết quả bình xét của Hội đồng thi đua, khen thưởng năm học 2015 - 2016                  Kế hoạch làm việc với Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và nghiên cứu thực tế                  Thông báo về việc báo cáo kết quả công tác năm học 2015 - 2016 phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong năm học 2016 - 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với khoa Tâm lý Giáo dục và Nghiệp vụ sư phạm và đại diện lãnh đạo, cán bộ một số khoa đào tạo giảng viên lý luận chính trị trong Học viện                  Kế hoạch về việc Tổ chức Hội thi giảng viên giảng dạy giỏi lần thứ II năm học 2016 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc xét tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2016                  Kế hoạch xây dựng Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Học viện Báo chí và Tuyên truyền giai đoạn 2016 - 2020                  Phân công cán bộ trực tết nguyên đán Bính Thân 2016                  Quyết định về việc công nhận kết quả đánh giá xếp loại để chi thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2015                  Thông báo (bổ sung) về việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần                 
  • Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy các môn nghiệp vụ sư phạm ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền

    08:31 17/08/2022

    Chọn cỡ chữ A a  

    Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ:“Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”(1). Đây là công việc quan trọng nhằm thực hiện sáng tạo các quan điểm cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo mà Đại hội XIII của Đảng đã vạch ra. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, tăng tính tích cực, chủ động của người học, đảm bảo được mục tiêu đề ra là một trong những đột phá trong đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy các môn nghiệp vụ sư phạm ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền là minh chứng cho việc sử dụng phương pháp giảng dạy, học tập mới mang lại hiệu quả cao.

    Đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam là vấn đề đang được cả xã hội đặc biệt quan tâm. Đây vừa là vấn đề cấp bách, vừa là vấn đề lâu dài, là yêu cầu khách quan được bắt nguồn từ thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0 đang tác động đến tất cả các nền kinh tế thế giới.

    Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn khẳng định vai trò, vị trí của giáo dục đào tạo, đó là: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, có sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng trọng dụng nhân tài”(2).

    Để thực hiện được mục tiêu đó, Đảng ta đã chỉ rõ: cần phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đây là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, đồng bộ, khẩn trương và có bước đi thích hợp. Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng định: “ Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”(3).

    Mục tiêu của giáo dục đào tạo không chỉ là việc cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế, thực ra quan trọng hơn là tạo nên những con người có nhân cách sáng tạo, tự chủ, giáo dục là vì chính sự phát triển của bản thân con người. Chúng ta đều biết UNESCO đã ra tuyên bố về giáo dục, trong đó đưa ra bốn trụ cột của nền giáo dục và coi đó là mục tiêu chính của nền giáo dục hiện đại trong thế kỷ XXI. Đó là học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác và học để trở thành người. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong giáo dục đào tạo, trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài đồng thời và chú ý đến việc giáo dục toàn diện cho người học, bao gồm trí dục, đức dục, thể dục, hướng tới chân - thiện - mỹ.

    Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thực sự là một cuộc cách mạng mà hiệu ứng của nó sẽ làm biến đổi tích cực nhiều mặt của xã hội. Biết tạo ra những đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là công việc quan trọng nhằm thực hiện sáng tạo các quan điểm cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo mà Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã vạch ra.

    Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, tăng tính chủ động của người học, đảm bảo được mục tiêu đề ra là một trong những đột phá đổi mới, cơ bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. Đối với mỗi môn học, phần học, mỗi loại đối tượng người học đòi hỏi những phương pháp giảng dạy, học tập có tính riêng biệt vừa hiện đại vừa phù hợp.

    Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy các môn nghiệp vụ sư phạm ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền là minh chứng cho việc sử dụng phương pháp mới mang lại hiệu quả cao. Có thể xem đây như là một đột phá nhằm thực hiện từng bước đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở một cơ sở đào tạo cụ thể.

    Đào tạo nghiệp vụ sư phạm là một trong những nội dung đào tạo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành lý luận chính trị. Các môn nghiệp vụ sư phạm góp phần hình thành cho sinh viên lý luận chính trị năng lực sư phạm, giúp sinh viên học tập, nghiên cứu phương pháp dạy học bộ môn. Tuy nhiên, việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức môn học này có những khó khăn đối với sinh viên lý luận chính trị bởi giảng viên về cơ bản vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống nên chưa phát huy được tính tích cực nhận thức của sinh viên dẫn đến chất lượng và hiệu quả học tập các môn học này chưa cao. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới việc phân tích phương pháp giảng dạy theo mô hình lớp học đảo ngược, trên cơ sở mô hình này đề xuất quy trình tiến hành các bước tổ chức giảng dạy học phần các môn nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

    1. Lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược

    1.1. Lớp học truyền thống

    Với lớp học truyền thống, sinh viên đến trường, lắng nghe thầy cô giảng bài rồi trở về nhà làm bài tập khiến cho họ thụ động tiếp thu kiến thức, thiếu sáng tạo, khả năng phân tích, lọc bỏ, giữ lại và phát triển không cao. Trên lớp người thầy làm nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới và một ít thời gian sẽ làm bài tập luyện tập tại lớp. Như vậy, hầu hết việc giảng và nghe giảng đã chiếm hết phần lớn thời gian, thời gian còn lại cho việc luyện tập trên lớp của cả thầy và trò là không nhiều vì thế sinh viên khó suy nghĩ, tưởng tượng, đào sâu vào kiến thức ngay trong lúc nghe giảng.

    1.2. Lớp học đảo ngược

    Thay vì đến lớp thụ động nghe giảng bài, rồi về nhà làm bài tập, ở lớp học đảo ngược học trò sẽ chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự định hướng của thầy cô và làm bài tập về nhà. Khi đến lớp, các em được tổ chức nhiều hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy, nhiệm vụ của sinh viên là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Sau đó vào lớp các em được giảng viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập bậc cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giảng viên và các bạn cùng nhóm. Phương pháp này đề xuất việc đảo ngược các bước giảng và dạy. Nghĩa là việc nghe giảng để về nhà còn việc thực hành, ứng dụng, làm bài tập được thực hiện ở trên lớp.

    Lớp học đảo ngược làm thay đổi vai trò của người dạy và người học. Người dạy không phải lên lớp để dạy những nội dung, kiến thức trong bài giảng mà chỉ thảo luận, trao đổi, giải thích những vấn đề phát sinh mà người học không thể giải quyết được. Tương tự, việc tiếp thu kiến thức của người học sẽ được chuyển đổi qua các hình thức học với video thu lại lời giảng của giảng viên và hiện nay là các hoạt động học trực tuyến.

    Theo mô hình lớp học đảo ngược, sinh viên xem các bài giảng ở nhà qua mạng. Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm, nội dung bài đã tìm hiểu. Dưới đây là sự khác nhau giữa hai loại mô hình lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược.

    Lớp học truyền thống:          

    - Giáo viên hướng dẫn.

    - Sinh viên ghi chép.

    - Sinh viên làm theo hướng dẫn.

    - Giáo viên đánh giá.

    - Sinh viên có bài tập về nhà.

      Lớp học đảo ngược:

    - Giáo viên hướng dẫn bài giảng tại nhà thông qua video, sách, trang web.

    - Sinh viên hiểu sâu hơn các khái niệm, ứng dụng và có sự kết nối với nội dung đã tạo ra khi thảo luận tại lớp.

    - Sinh viên nhận được sự hỗ trợ cá nhân khi cần thiết.

    Ở mô hình lớp học đảo ngược người học là trung tâm, tự nghiên cứu lý thuyết, bài tập ở nhà trước, trong khi thời gian lên lớp dành để thảo luận, khám phá các chủ đề sâu hơn tạo ra những cơ hội học tập thú vị, có thể chủ động làm chủ các cuộc thảo luận cho phép giảng viên dành thời gian nhiều hơn với từng cá nhân, từng nhóm người học chưa hiểu kỹ bài giảng hoặc các vấn đề nghiên cứu. Điều này giúp người học tự tin hơn và tích cực hơn, giúp việc học tập và nghiên cứu của sinh viên trở nên hiệu quả hơn. Trong khi đó những video giáo dục trực tuyến hoặc những tài liệu phát trước được thiết kế để truyền tải nội dung bên ngoài lớp học. Ở lớp học đảo ngược, việc truyền tải nội dung có thể ở nhiều hình thức.

    So sánh trên đã thể hiện khá rõ sự khác biệt giữa lớp học đảo ngược và lớp học theo mô hình truyền thống. Lớp học đảo ngược là mô hình giảng dạy năng động, có thể hiểu rằng so với phương pháp học tập truyền thống, sinh viên đến lớp nghe thầy cô giảng bài rồi trở về nhà làm bài tập sẽ được “đảo ngược” bằng phương pháp sinh viên phải xem các tài liệu học tập (hồ sơ môn học, slide bài giảng, video, giáo trình, các bài hướng dẫn…) ở nhà thông qua hệ thống quản lý học tập (classroom, zalo, …). Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động tương tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu, như vậy giúp giảng viên và sinh viên thảo luận, nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề trong nội dung môn học.

     2. Vai trò của giảng viên và sinh viên khi ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy các môn nghiệp vụ sư phạm ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền

    Trong chương trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngoài các môn học về kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành thì sinh viên còn được trang bị tri thức của các môn nghiệp vụ sư phạm. Các sinh viên chuyên ngành lý luận chính trị sau khi tốt nghiệp không chỉ có trong hành trang của mình kiến thức cơ bản và chuyên ngành mà họ đã lựa chọn và được đào tạo, còn có khả năng đứng trên bục giảng để đảm nhận trách nhiệm của một nhà giáo. Một trong những yếu tố quan trọng giúp cho sinh viên lý luận chính trị đảm nhận được trách nhiệm nhà giáo chính là hệ thống tri thức khoa học của các môn nghiệp vụ sư phạm. Đó là:

     - Hệ thống các tri thức, kiến thức về dạy học như: tâm lý học; giáo dục học; lý luận dạy học đại học; tâm lý học sư phạm; tổ chức và quản lý quá trình dạy học; xây dựng và phát triển chương trình dạy học…

    - Hệ thống các phương pháp, kỹ năng thực hiện quá trình dạy học như: giao tiếp sư phạm; phương pháp giảng dạy bộ môn; các kỹ năng đứng lớp cơ bản; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…

    Như vậy, có thể thấy rằng các môn nghiệp vụ sư phạm có vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tăng cường phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ giảng viên tương lai – sản phẩm đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền để đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

    Nghiệp vụ sư phạm là môn học khó, đòi hỏi vừa cụ thể, vừa sáng tạo của cả người dạy và người học. Các khái niệm, phạm trù tuy có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng cách dạy và học không khoa học, không logic sẽ khiến người học khó tiếp thu và khó vận dụng để tác nghiệp khi ra trường.

    Trong những năm gần đây, các giảng viên trong tổ Tâm lý giáo dục và Nghiệp vụ sư phạm đã áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược ở các môn nghiệp vụ sư phạm. Việc thiết kế chương trình giảng dạy tích hợp giữa hệ thống quản lý học tập và lớp học trực tiếp là cốt lõi của phương pháp. Để thực hiện phương pháp giảng dạy này có hiệu quả cần thực hiện tốt các quy trình sau:

    2.1. Về phía giảng viên

    -  Giảng viên phải chuẩn bị các bài giảng online, link tài liệu, hệ thống phiếu học tập… và chia sẻ cho sinh viên trước khi các em đến lớp.

    - Chuẩn bị nhiều tài liệu học tập để sinh viên học tập từ slide bài giảng, bài giảng tóm tắt, thực hiện các video bài giảng, các website, …

    - Thiết lập các kênh trao đổi liên lạc để chuyển giao bài giảng, tương tác, trao đổi giữa giảng viên và sinh viên.

    - Giảng viên cần nhiều thời gian hơn cho việc trau chuốt các hoạt động giảng dạy trực tiếp. Thiết kế bài học phù hợp với phương pháp mô hình lớp học đảo ngược, cụ thể hóa từng hoạt động của giảng viên, sinh viên và thời gian cho các hoạt động đó.

    - Giảng viên cần hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ người hướng dẫn, chứ không phải là trung tâm của lớp học. Trong giờ học, giảng viên là người tổ chức, dẫn dắt sinh viên trao đổi thảo luận, phản biện, thuyết trình; phân tích các sản phẩm học tập của các em để nhận xét, đánh giá mức độ học tập của sinh viên; khuyến khích các em sáng tạo thể hiện ý kiến cá nhân của mình, tôn trọng ý kiến của bạn.

    - Trên lớp giảng viên phải thể hiểu rõ hơn về vấn đề sinh viên đang gặp phải và dành nhiều thời gian giúp sinh viên thực hành, tương tác và trải nghiệm, rèn luyện cho sinh viên kĩ năng hợp tác, kĩ năng thuyết trình.

    - Giảng viên cần nâng cao trình độ trong việc sử dụng công nghệ hoặc quản lý hệ thống dữ liệu học tập và hoạt động của sinh viên trên hệ thống.

    2.2. Về phía sinh viên

    Sinh viên thực hiện tốt quá trình tự học trước khi đến lớp, có thể học mọi lúc, mọi nơi và với mọi thiết bị chỉ cần thiết bị đó có thể online được như smartphone, máy tính bảng, ipad, hoặc máy tính bàn có kết nối Internet..., nghĩa là sinh viên phải nhất thiết xem những tài liệu trước khi đến lớp, cụ thể là:

    - Đọc bài trong giáo trình theo yêu cầu của giảng viên.

    - Xem bài giảng tóm tắt của giảng viên và slide bài giảng.

    - Trả lời những câu hỏi có trong bài giảng.

    - Sinh viên phải có ý thức và trách nhiệm tự học.

    - Sinh viên phải nhận thức được vai trò trung tâm của mình, có thái độ học tập tích cực và kỷ luật tốt hơn so với cách học truyền thống.

    - Khi vào lớp sinh viên cần chủ động, tích cực hơn trong việc thảo luận và tương tác trên lớp học.

    Có thể nhận thấy rằng theo mô hình này sinh viên sẽ chuyển từ việc thụ động nghe giảng và chỉ nhận kiến thức từ giảng viên sang học tập chủ động thông qua việc đọc và xem các tài liệu môn học, làm việc nhóm, thuyết trình, phản biện và sự tương tác giữa giảng viên - sinh viên và sinh viên - sinh viên.

    Hơn nữa, đối với hệ thống dữ liệu học tập sinh viên được chọn lựa thời gian và địa điểm học tập, có thể dừng lại ở những phần trọng tâm, những phần chưa hiểu; hay lướt qua những ý đã nắm được, với việc chuẩn bị và xem trước bài giảng và hướng dẫn ở nhà, sinh viên sẽ có định hướng trong việc đặt câu hỏi, thảo luận, đào sâu vấn đề khi lên lớp.

    Phương pháp lớp học đảo ngược được áp dụng trong giảng dạy các môn nghiệp vụ sư phạm đã cho thấy tính khả thi cao, tiến trình học tập không chỉ xóa dần thói quen thụ động, trông chờ vào giảng viên mà còn nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của sinh viên, đồng thời tạo ra thói quen tương tác cũng như hình thành thái độ, tư duy và kỹ năng nhận thức và thực hành. Qua đó thấy rõ việc học tập của sinh viên không chỉ gò bó trong lớp học mà có thể mở ra với nhiều không gian khác nhau: ngoài thực tế, thư viện, tại nhà hay bất cứ nơi đâu mà sinh viên có thể học tập. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế và sự phát triển của thế giới.

    Qua thời gian áp dụng mô hình lớp học đảo ngược đã minh chứng phương pháp này phù hợp với thời lượng lên lớp không nhiều của môn học và sinh viên rất hào hứng học bài và tìm hiểu ở nhà, lớp học trở nên sôi nổi với phần thảo luận, sự vận dụng lý thuyết vào thực tế được giải quyết nhiều hơn giúp các em nhận thấy giá trị thực tiễn của môn học. Kiến thức qua một quá trình được sinh viên  tự nhào nặn, tìm kiếm, nhận thức và giải đáp vì vậy rất sâu sắc. Môi trường lớp học vui vẻ, sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên tạo nên sự gắn kết khăng khít, việc học tập của các em đạt kết quả cao và các kỹ năng tự học, thuyết trình… của các sinh viên qua đó được nâng cao. Chúng tôi hy vọng phương pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi trong việc giảng dạy nhiều môn học khác nhau tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền./.

    _______________________________

    (1) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG ST, T.2, tr.329.

    (2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, tr.26-27.

    (3) Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG sự thật.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), tài liệu tập huấn ETEP, Tư duy phản biện và Lớp học đảo ngược, Hà Nội.

    2. Bùi Phương Anh, Lê Thị Phượng (2017), Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viện, Tạp chí Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục.

    3. Nguyễn Thế Dũng (2015), Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược: những khó khăn, thách thức và khả năng ứng dụng, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội.

    TS. Trần Thị Minh Ngọc

    Học viện Báo chí và Tuyên truyền

    (Theo lyluanchinhtrivatruyenthong.vn)

    Ý kiến