HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN (Ban hành theo Quyết định số 841 /QĐ–HVBC&TT ngày 27 tháng 3 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, sau đây gọi chung là Quy chế rèn luyện, bao gồm: Đánh giá kết quả rèn luyện và khung xử lý kỷ luật sinh viên; phân loại kết quả và quy trình đánh giá kết quả rèn luyện; tổ chức đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá. 2. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (sau đây gọi tắt là Học viện) hệ chính quy tập trung 4 năm, hệ 2 năm và hệ đại học liên thông. Điều 2. Mục đích 1. Góp phần thực hiện mục tiêu của Học viện là đào tạo cán bộ công tác trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí - truyền thông và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, có đạo đức công dân và nghề nghiệp; có tri thức, sức khỏe, năng lực thẩm mỹ và nghiệp vụ chuyên môn; trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng. 2. Cụ thể hóa yêu cầu và nội dung rèn luyện, tạo điều kiện định hướng cho sinh viên rèn luyện, phấn đấu. Điều 3. Yêu cầu 1. Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là công tác thường xuyên của Học viện, được tiến hành định kỳ mỗi kỳ học, năm học, toàn khóa học. 2. Quá trình đánh giá phải đảm bảo chính xác, toàn diện, công bằng, công khai và dân chủ; tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phấn đấu và ngăn chặn những biểu hiện sai trái của sinh viên trong quá trình học tập. Điều 4. Nội dung đánh giá và thang điểm 1. Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng sinh viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt: a) Đánh giá ý thức học tập. b) Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế của Học viện, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. c) Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội và ý thức công dân. 2. Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100, được phân chia theo mức cụ thể cho từng mặt nội dung đánh giá. Chương II ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN Điều 5. Đánh giá ý thức học tập (tối đa 50 điểm) TT Nội dung đánh giá Điểm tối đa 1 Ý thức chuyên cần và tính tích cực trên lớp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ - Thực hiện đúng quy chế kiểm tra và thi - Thực hiện đúng kế hoạch học tập, có ý thức tự học và chuẩn bị đủ các yêu cầu học tập của giáo viên - Sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, tích cực phát biểu, trao đổi, thảo luận bài trong giờ học trên lớp - Có ý thức vươn lên trong học tập, kỳ sau có kết quả cao hơn kỳ trước từ 0.5 điểm trở lên 35 10 5 10 5 5 2 Kết quả học tập: - Có điểm trung bình học tập < 5 - Có điểm trung bình học tập từ 5 cận 6 - Có điểm trung bình học tập từ 6 cận 7 - Có điểm trung bình học tập từ 7 cận 8 - Có điểm trung bình học tập từ 8 trở lên 15 0 3 6 10 15 Điều 6. Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế của Học viện, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước (tối đa 25 điểm) TT Nội dung đánh giá Điểm tối đa 1 Ý thức chấp hành nội quy, quy chế của Học viện: - Thực hiện tốt văn hóa học đường - Thực hiện nghiêm túc Quy chế nội trú hoặc Quy chế ngoại trú - Thực hiện tốt các quy định của khoa, các phòng, ban chức năng, đóng học phí đúng hạn - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản và vệ sinh môi trường trong Học viện - Thực hiện tốt Quy định giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn trong Học viện 15 2 Ý thức chấp hành đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương - Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Chấp hành đúng các quy định của chính quyền địa phương nơi cư trú và tạm trú 10 Điều 7. Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội và ý thức công dân (25 điểm) TT Nội dung đánh giá Điểm tối đa 1 Ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội: - Tham gia đầy đủ các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội do Học viện, Đoàn trường và khoa tổ chức - Tích cực tham gia phong trào của lớp, chi đoàn, liên chi đoàn 20 2 Ý thức công dân - Có quan hệ đúng mực trong lớp, trong trường, có tinh thần đoàn kết, hòa hợp tập thể. - Sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong cuộc sống - Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân 5 Điều 8. Phân loại kết quả rèn luyện 1. Xếp loại và quy đổi điểm rèn luyện TT Điểm rèn luyện Xếp loại Điểm thưởng rèn luyện 1 Đạt 90 - 100 điểm Xuất sắc 0,5 điểm 2 Đạt 80 đến dưới 90 điểm Tốt 0,3 điểm 3 Đạt 70 đến dưới 80 điểm Khá 0,2 điểm 4 Đạt 60 đến dưới 70 điểm Trung bình khá 0,1 điểm 5 Đạt 50 đến dưới 60 điểm Trung bình 0 điểm 6 Đạt 40 đến dưới 50 điểm Yếu 0 điểm 7 Dưới 40 điểm Kém 0 điểm 2. Khung điểm thưởng rèn luyện cho sinh viên tham gia vào công tác lớp, Đoàn và có thành tích đặc biệt trong các hoạt động chính trị, xã hội TT Nội dung đánh giá Số điểm tối đa 1 Cán bộ lớp và Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ - BCH Đoàn trường, Bí thư liên chi, Bí thư chi đoàn, Lớp trưởng, Lớp phó - BCH liên chi, BCH chi đoàn, Tổ trưởng 0,2 0,1 2 Tích cực tham gia hoạt động chính trị, xã hội - Hiến máu nhân đạo - Đạt thành tích xuất sắc trong các hoạt động tập thể được Giám đốc Học viện khen thưởng; BCH Đoàn Học viện đề nghị thưởng điểm 0,2 0,2 3 Tham gia nghiên cứu khoa học - Tham gia đề tài khoa học sinh viên cấp bộ + Đạt đạt nhất + Đạt giải nhì + Đạt giải ba hoặc giải khuyến khích - Tham gia đề tài khoa học sinh viên cấp Học viện + Đạt loại xuất sắc + Đạt loại khá 0,3 0,2 0,1 0,2 0,1 3. Khung điểm trừ rèn luyện đối với sinh viên bị xử lý kỷ luật - Mức độ cảnh cáo: trừ 0,2 - Mức độ khiển trách: trừ 0,1 Căn cứ vào kết quả rèn luyện, sinh viên được thưởng điểm rèn luyện để tính vào điểm trung bình chung (TBC) mở rộng TBC mở rộng = TBC học tập + điểm thưởng rèn luyện Tổng điểm thưởng rèn luyện cho sinh viên tối đa là: 1 điểm 4. Sinh viên có kết quả học tập từ trung bình trở lên mới được xếp kết quả rèn luyện từ khá trở lên 5. Sinh viên bị kỷ luật mức cảnh cáo, kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình; mức khiển trách không được vượt quá loại trung bình khá. 6. Sinh viên thi lần 2 tính điểm lần 1 vì có lý do chính đáng (tai nạn, cấp cứu, bố, mẹ, vợ (chồng), anh em ruột mất), được bình xét theo quy trình đánh giá, phân loại rèn luyện của sinh viên sau khi có kết quả thi. Các trường hợp không có lý do chính đáng do khoa đánh giá và không được xếp loại quá mức trung bình khá. Điều 9. Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện 1. Từng sinh viên căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện, ưu khuyết điểm của bản thân, tự đánh giá điểm chi tiết theo mẫu quy định. 2. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp lớp có sự tham gia của Ban cán sự lớp và BCH chi đoàn và đảm bảo có ít nhất 90% sinh viên tham gia, tiến hành bình xét và biểu quyết thông qua điểm rèn luyện của từng sinh viên. Kết quả đánh giá, phân loại phải được trên 50% ý kiến đồng ý trong tổng số sinh viên của lớp và có biên bản kèm theo. 3. Cuối mỗi kỳ học, năm học, Đoàn Thanh niên Học viện, Ban Quản lý đào tạo, Phòng Công tác chính trị, Phòng Quản lý KTX, Trung tâm Thông tin - Khoa học… lập danh sách sinh viên có thành tích đề nghị thưởng điểm rèn luyện hoặc danh sách sinh viên vi phạm các quy định đề nghị phạt điểm rèn luyện gửi về khoa chủ quản. Đây là những căn cứ để HĐTĐKT-KLSV khoa tham khảo đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên. 4. Hội đồng TĐKT-KLSV khoa có trách nhiệm xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trong khoa. Hội đồng Khoa căn cứ biên bản đề nghị của các lớp sinh viên và quy chế hiện hành, các văn bản khen thưởng, kỷ luật sinh viên, xác định kết quả rèn luyện của từng sinh viên. Lập danh sách gửi lên HĐTĐKT-KLSV Học viện qua thường trực Hội đồng. 5. Hội đồng TĐKT-KLSV Học viện tổ chức họp, xem xét các báo cáo, đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên của HĐ TĐKT-KLSV khoa. Lập thành văn bản đề nghị Giám đốc ra quyết định công nhận. Chương III ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ Điều 10: Sinh viên vi phạm quy định rèn luyện sẽ bị xử lý kỷ luật. Tùy theo nội dung và mức độ vi phạm có các hình thức kỷ luật được cụ thể hóa như sau (Tính theo học kỳ): TT Tên vụ việc sai phạm Số lần vi phạm và hình thức xử lý Ghi chú Khiển trách Cảnh cáo Đình chỉ h.tâp 1 năm Buộc thôi học 1 2 3 4 5 6 7 A Trong học tập, thực tập 1 Đến muộn giờ học, giờ thực tập 3 - 6 7 - 13 14 -21 > 21 2 Mất trật tự, sử dụng điện thoại, làm việc riêng trong giờ học, thực tập và tự học 2 - 4 5 - 10 11 -15 > 21 3 Nghỉ học không phép hoặc quá phép 3 - 5 6 - 12 13 - 20 > 20 4 Có hành vi gian lận trong thi và kiểm tra : Nhờ kiểm tra hộ, làm bài kiểm tra hộ, chép bài của bạn 2 3 4 Nhờ học hộ, đi học hộ 2 3 4 Nhờ làm khóa luận tốt nghiệp, làm hộ người khác 1 2 Thi hộ, nhờ thi hộ trong quá trình học tập 1 2 Thi hộ, nhờ thi hộ trong kỳ thi tốt nghiệp 1 Mang tài liệu vào phòng thi 1 - 2 3 4 Đưa đề thi ra ngoài nhờ làm hộ 1 2 3 Sinh viên ở ngoài chuyển tài liệu vào phòng thi. 1 2 3 Vẽ, viết bậy vào bài thi. 1 2 Trao đổi bài trong khi thi. 2 3 4 5 5 Có hành vi vô lễ, đe dọa GV và cán bộ coi thi. 1 2 3 6 Bỏ thi không lý do, không thực hiện các quy định thực tập tại nơi thực tập. 1 2 3 B Trong sinh hoạt và các hoạt động xã hội 7 Quá hạn đóng học phí, lệ phí KTX theo quy định. 2 - 3 4 - 5 6 - 7 > 7 8 Vi phạm quy định về vệ sinh phòng ở và các khu công cộng của Học viện 2 - 3 4 - 6 7 - 12 > 12 Nếu bị xử lý từ mức cảnh cáo trở lên, SV buộc phải rời KTX. 9 Làm hư hỏng tài sản trong KTX và các tài sản khác của Học viện 1 2 Bồi thường thiệt hại 10 Trang phục không phù hợp khi vào lớp học 2 3 - 6 > 7 11 Say rượu - Gây rối, làm mất trật tự nơi công cộng - Gây gổ đánh nhau 1 2 1 3 2 12 Đánh cờ bạc ăn tiền dưới mọi hình thức 1 2 13 Tàng trữ, lưu hành ấn phẩm băng đĩa hình, âm thanh đồi trụy, phản động; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Internet, tham gia các hoạt động mê tín dị đoan Tùy theo mức độ, xử lý từ cảnh cáo đến buộc thôi học. Mức độ nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo pháp luật 14 Mua bán, vận chuyển, tàng trữ và lôi kéo người khác sử dụng ma túy hoặc sử dụng ma túy 1 Xử lý theo pháp luật 15 Chứa chấp, môi giới hoạt động mại dâm 1 16 Lấy cắp tài sản 1 2 3 Mức độ nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo pháp luật 17 Chứa chấp, mua bán vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy và các hàng lậu khác trong Học viện 1 2 3 Mức độ nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo pháp luật 18 Đưa phần tử xấu vào trong Học viện, KTX, ăn cắp, trấn lột và đánh người 1 2 3 Mức độ nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo pháp luật 19 - Đưa khách vào KTX không đăng ký tạm trú - Không thực hiện đăng ký quản lý sinh viên ngoại trú 1 2 3 5 Bị xử lý cảnh cáo buộc ra khỏi KTX 20 Có hành vi vô lễ hoặc gây gổ, đe dọa CBCNV của Học viện đang làm nhiệm vụ 1 2 3 21 Tham gia biểu tình, kích động, lôi kéo người khác biểu tình, viết, phát tán truyền đơn, áp phích trái với luật định. 1 2 Mức độ nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo pháp luật - Cấp khoa xử lý kỷ luật sinh viên ở mức khiển trách. - Học viện ra quyết định kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. Điều 11. Đánh giá kết quả rèn luyện theo tiến độ thời gian 1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên được tiến hành theo từng học kỳ, năm học và toàn khóa học. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi Học viện xem xét cho học tiếp thì thời gian nghỉ học không tính điểm rèn luyện. 2. Điểm rèn luyện của học kỳ là tổng điểm đạt của 3 nội dung đánh giá được quy định tại chương II của Quy chế này. 3. Điểm rèn luyện năm học là trung bình chung điểm rèn luyện của hai học kỳ thuộc năm học. 4. Điểm rèn luyện toàn khóa là trung bình chung của điểm rèn luyện các năm học của khóa học đã được nhân hệ số và được tính theo công thức sau: Trong đó: a) R là điểm rèn luyện toàn khoá; b) ri là điểm rèn luyện của năm học thứ i; c) ni là hệ số của năm học thứ i ; Năm thứ 1: ni = 1 Năm thứ 2: ni = 1,1 Năm thứ 3: ni = 1,2 Năm thứ 4: ni = 1,3 d) N là tổng số năm học của khoá 4 năm hoặc hệ liên thông 2 năm. 5. Điểm rèn luyện của mỗi kỳ học, năm học và toàn khóa được chia cho 10 để lấy điểm tương thích với điểm số học tập. Điều 12. Sử dụng kết quả rèn luyện 1. Kết quả phân loại rèn luyện theo khóa học của từng sinh viên được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của Học viện và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên khi tốt nghiệp. 2. Sinh viên có kết quả rèn luyện xuất sắc được Nhà trường xét biểu dương, khen thưởng mỗi năm học và toàn khóa học. 3. Điểm rèn luyện từ loại khá trở lên là căn cứ để Học viện xem xét cho sinh viên được nhận học bổng khuyến khích học tập của Học viện và của các nhà tài trợ; ưu tiên giới thiệu việc làm, v.v. 4. Sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém trong năm học thì phải tạm ngừng học một năm học. Khi được học tiếp, nếu tiếp tục bị xếp loại rèn luyện kém năm học đó thì sẽ bị buộc thôi học. 5. Sinh viên bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, Học viện sẽ gửi thông báo quyết định kỷ luật về địa phương, cơ quan, gia đình. Điều 13. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Sinh viên có quyền khiếu nại lên khoa chủ quản, các phòng, ban chức năng hoặc Giám đốc Học viện nếu thấy việc đánh giá kết quả rèn luyện chưa chính xác. Hội đồng thi đua khen thưởng kỷ luật sinh viên khi nhận được đơn khiếu nại của sinh viên, có trách nhiệm giải quyết, trả lời cho sinh viên, chậm nhất là 3 ngày sau khi nhận được đơn. Chương IV QUY ĐỊNH QUẢN LÝ SINH VIÊN NGOẠI TRÚ I. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh 1. Áp dụng cho sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền không ở trong KTX (gọi chung là sinh viên ngoại trú). 2. Mục đích công tác quản lý sinh viên ngoại trú là quản lý, giáo dục, giúp đỡ sinh viên ngoại trú góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện và đảm bảo trật tự an ninh xã hội trên địa bàn có sinh viên của Học viện ngoại trú. 3. Yêu cầu công tác quản lý sinh viên ngoại trú: Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác sinh viên ngoại trú và các quy định rèn luyện, học tập của Học viện. II. Quy định đối với sinh viên ngoại trú 1. Sinh viên ngoại trú có quyền: - Hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn; được Học viện, chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú. - Tự học tập, nghiên cứu tại thư viện Học viện theo thời gian quy định chung; tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao của sinh viên tổ chức tại Học viện; được khám chữa bệnh thông thường tại trạm y tế của Học viện. - Được khiếu nại, đề đạt nguyện vọng chính đáng của mình hoặc của tập thể lên Học viện và chính quyền địa phương về các vấn đề liên quan đến tình hình sinh viên ngoại trú. - Sinh viên được lựa chọn, thay đổi chỗ ở phù hợp với khả năng tài chính, nhu cầu học tập, đi lại, sinh hoạt cá nhân. 2. Nghĩa vụ của sinh viên ngoại trú: - Khai báo đầy đủ, chính xác các mục trong sổ quản lý sinh viên ngoại trú của Học viện. - Phải lấy xác nhận của Công an phường vào sổ quản lý sinh viên ngoại trú sau mỗi kỳ học. Khi thay đổi chỗ ở phải kê khai nơi ở mới, có xác nhận của Công an nơi ở cũ và mới. - Chấp hành mọi chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi cư trú. - Tham gia các hoạt động của địa phương như: Bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. - Nếu sinh viên thuê chỗ ở thì phải ký kết hợp đồng với chủ nhà, thanh toán tiền thuê nhà đủ, đúng thời hạn ký kết trong hợp đồng với chủ cho thuê nhà. 3. Nghiêm cấm sinh viên ngoại trú có những hành vi sau đây: - Tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và sử dụng trái phép dưới mọi hình thức các chất gây nghiện, các loại vũ khí, chất nổ, chất gây cháy và các chất độc hại khác. - Tàng trữ, lưu hành hoặc truyền bá các ấn phẩm, băng đĩa hình ảnh, âm thanh có nội dung phản động, phản văn hóa. - Tổ chức, tham gia đánh cờ bạc, số đề, đánh bài ăn tiền dưới mọi hình thức; hoạt động mại dâm hoặc quan hệ nam nữ không lành mạnh. - Phá hoại, trộm cắp, cưỡng đoạt, cướp giật, lừa đảo tài sản công dân và tài sản công cộng; buôn bán, chứa chấp, che giấu hàng lậu, tiêu thụ hàng cấm, hàng phi pháp. - Gây gổ, đánh nhau, kích động đánh nhau, che giấu tội phạm, tổ chức băng nhóm tụ tập gây mất trật tự dưới mọi hình thức. III. Nội dung công tác quản lý sinh viên ngoại trú 1. Nắm đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng nơi ở của sinh viên ngoại trú và tình hình diễn biến tư tưởng của sinh viên ngoại trú. Đặc biệt chú trọng hiện tượng sinh viên cá biệt. 2. Phối hợp với các đơn vị trong Học viện, chính quyền, công an xã, phường, thị trấn tổ dân phố và gia đình sinh viên để quản lý giáo dục, giúp đỡ sinh viên ngoại trú. Giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc tiêu cực được phát hiện ở sinh viên ngoại trú. IV. Tổ chức thực hiện 1. Giám đốc Học viện giao cho Phòng Công tác chính trị chủ trì công tác quản lý sinh viên ngoại trú. 2. Phòng Công tác chính trị triển khai thực hiện các nhiệm vụ: Quản lý sổ sinh viên ngoại trú; báo cáo lên Ban Giám đốc tình hình sinh viên ngoại trú trong kỳ họp giao ban hàng tháng. Cuối mỗi học kỳ tổng hợp tình hình rèn luyện của sinh viên gửi về khoa chủ quản làm căn cứ bình xét kết quả rèn luyện của sinh viên. 3. Định kỳ phối hợp với Đoàn Thanh niên, Khoa chủ quản, Công an xã, phường, thị trấn, Tổ dân phố tổ chức kiểm tra sinh viên ngoại trú thực hiện quy định công tác sinh viên ngoại trú của Học viện; phối hợp với khoa chủ quản, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn Thanh niên và gia đình có biện pháp giáo dục sinh viên ngoại trú có biểu hiện tiêu cực. 4. Hàng tháng, Phòng Quản lý ký túc xá sinh viên trao đổi thông tin về tình hình thay đổi sinh viên nội trú với Phòng Công tác chính trị. 5. Trong vòng 15 ngày cuối học kỳ, sinh viên nhận sổ quản lý sinh viên để lấy nhận xét của Công an xã, phường, thị trấn nơi đang cư trú và nộp sổ lại cho Phòng Công tác chính trị. Sinh viên không nộp sổ đúng hạn hoặc không có nhận xét của Công an xã, phường, thị trấn, sẽ không được bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng trong học kỳ ấy. 6. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị, cá nhân có thành tích sẽ được biểu dương khen thưởng; nếu vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý, kỷ luật. Chương V QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CHO SINH VIÊN NGHỈ HỌC, NGỪNG HỌC 1. Quy định về cấp giấy phép nghỉ học cho sinh viên - Khoa chủ quản được cho phép nghỉ học từ 01 đến 03 ngày (kể cả thời gian lên lớp và thời gian tự nghiên cứu). Giấy phép phải có ý kiến của Ban cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm và của trưởng khoa. - Nghỉ từ 4 ngày trở lên phải có ý kiến của ban đại diện lớp, giáo viên chủ nhiệm, trưởng khoa chủ quản và được Giám đốc cho phép (Giấy phép có mẫu chung). 2. Những trường hợp được nghỉ học: - Đã có giấy phép như quy định ở mục 1. - Có giấy phép của phòng Y tế Học viện. - Những trường hợp có thể nghỉ học và báo cáo sau : + Bị tai nạn + Bị cấp cứu Những trường hợp này phải thông báo nhanh nhất cho ban đại diện lớp, giáo viên chủ nhiệm, khoa chủ quản, phòng Công tác chính trị biết, kèm theo hồ sơ giấy xác nhận của nơi điều trị. + Trường hợp bố, mẹ, vợ (chồng), con bị tai nạn hoặc ốm đau phải cấp cứu, sinh viên thông báo cho Ban cán sự lớp, khoa chủ quản, phòng Công tác chính trị và sau đó phải có giấy xác nhận của nơi điều trị về trường hợp ốm đau hoặc tai nạn, cấp cứu. + Trường hợp bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh em ruột qua đời, sinh viên phải báo cáo cho Ban cán sự lớp, Khoa chủ quan, Phòng Công tác chính trị. Thời gian nghỉ học tối đa không quá 5 ngày. Trường hợp đặc biệt, Giám đốc sẽ xem xét quyết định. Tất cả các trường hợp nghỉ học trái với những điều quy định trên đây đều thuộc diện nghỉ học không phép. 3. Những trường hợp cho ngừng tiến độ học tập: - Áp dụng theo Quy chế của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Quy chế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền./. GIÁM ĐỐC (Đã ký) PGS,TS. Trương Ngọc Nam Mẫu số 01 HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA: ……………………………………… Hà Nội, ngày ……..... tháng ……… năm………... ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN SINH VIÊN HỌC KỲ………..; NĂM HỌC…………...… - ………………. Họ và tên: ………..………………….…………………………… Lớp: ………………..……………………….………………......... Nội dung đánh giá Điểm tối đa Tự đánh giá Đánh giá của lớp 1. Đánh giá kết quả, ý thức học tập 50 - - Ý thức chuyên cần, ý thức học tập trên lớp 35 - Đánh giá kết quả học tập 15 2. Đánh giá ý thức chấp hành nội quy, quy chế của Học viện, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước 25 - Ý thức chấp hành nội quy, quy chế Học viện 15 - Ý thức chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước 10 3. Đánh giá ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội và ý thức công dân 25 - Ý thức tham gia hoạt động chính trị, xã hội 20 - Ý thức công dân 5 Tổng số điểm: 100 1. Tự đánh giá xếp loại: 2. Đánh giá xếp loại của lớp: 3. Khen thưởng trong kỳ học, năm học (điểm cộng): 4. Kỷ luật trong kỳ học, năm học (điểm trừ): Lớp trưởng ( Ký, ghi rõ họ tên) Sinh viên ( Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu số 02 KHOA: …………………………………… LỚP: ……………………………………… Hà Nội, ngày …… tháng …… năm……… TỔNG HỢP KẾT QUẢ RÈN LUYỆN SINH VIÊN Học kỳ: …………... ; Năm học: ……………..…….. STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM TBC HỌC TẬP ĐIỂM RÈN LUYỆN TBC MỞ RỘNG XẾP LOẠI 1 2 3 4 5 … LỚP TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TĐKT-KLSV