Phương pháp nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là phương pháp duy vật biện chứng được áp dụng trong tiến trình lịch sử các hình thái kinh tế - xã hội. Nguyên tắc chung cho phương pháp luận của lịch sử các học thuyết kinh tế là nghiên cứu một cách hệ thống các quan điểm kinh tế, đồng thời phải đánh giá đúng đắn công lao và hạn chế của các nhà lý luận kinh tế trong lịch sử. Mặt khác, cũng phản ánh khách quan tính phê phán vốn có của các học thuyết kinh tế, không phủ nhận tính độc lập tương đối của các học thuyết và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. MỤC LỤC: Chương I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế Chương II: Các tư tưởng kinh tế thời cổ đại và trung cổ Chương III: Sự phát sinh, phát triển và suy thoái của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển từ giữa thế kỷ XV đến thế kỷ XIX Chương IV: Kinh tế chính trị học tiểu tư sản Chương V: Học thuyết kinh tế của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng ở tây âu thế kỷ XIX Chương VI: Sự phát sinh và phát triển kinh tế chính trị học mác-lênin Chương VII: Các học thuyết kinh tế của trường phái tân cổ điển Chương VIII: Các học thuyết kinh tế của trường phái Keynes Chương IX: Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới Chương X: Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại Chương XI: Một số lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế