Sign In
  • Điểm chuẩn ngành Báo chí cao chót vót, thí sinh ngậm ngùi tiếc nuối                  Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng năm học 2022-2023                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K38                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K39                  Thông báo kết luận cuộc họp Ban Giám đốc ngày 16/8/2019 về việc bồi dưỡng chuẩn hóa giảng viên tiếng Anh                  Thông báo về việc bổ sung người phụ thuộc, cấp mới mã số thuế cho người nộp thuế                  Thông báo Kết luận cuộc họp Ban Tổ chức phong trào "Thi đua dạy tốt, phục vụ tốt" năm học 2018 - 2019                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại các buổi làm việc với các khoa, ban, phòng, đơn vị trực thuộc Học viện                  Thông báo về việc ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ và sạt lở đất                  Thông báo về thời gian làm việc và trực cấp cứu của Phòng Y tế thuộc Văn phòng Học viện                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với các khoa, đơn vị                  Thông báo về việc thay đổi kế hoạch tổ chức Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2018                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 5 năm 2018                  Thông báo kết quả Hội thi Giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Thông báo về việc đăng lý đi học Cao cấp lý luận chính trị năm 2018                  Quyết định về việc thành lập Hội đồng giám khảo và Tổ thư ký hội thi giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Dân chủ - Sáng tạo - Đồng bộ - Chất lượng"                  Kế hoạch thi giảng viên giỏi lần III năm 2018 cấp cơ sở                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 4 năm 2018                  Thông báo về việc đảm bảo an ninh trật tự và PCCN trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5                  Thông báo về việc thay đổi mật khẩu đăng nhập hệ thống wifi Học viện                  Thông báo về việc đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng trung hạn tại Cộng hòa Pháp                  Thông báo về việc đăng ký học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy Lý luận chính trị                  Thông báo về việc đăng ký xét tuyển đào tạo tại Trung Quốc                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018                  Kế hoạch, quy chế và mẫu Hội thi giảng viên giỏi lần 3 năm 2018                  Thông báo về việc đổi lịch họp giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Thông báo về việc đổi lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Hướng dẫn đánh giá phân loại đối với cán bộ, công chức và Thông báo thời gian bình xét thi đua                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 10 năm 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với một số đơn vị về việc thống nhất quản lý công nghệ thông tin trong Học viện                  Thông báo về việc ban hành Quy chế Văn thư, lưu trữ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban Quý III/2017                  Thông báo về kế hoạch tổ chức Hội nghị giao ban Quý III/2017 trực tuyến                  Quyết định về việc thành lập Tổ kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2017 - 2018                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, Khen thưởng năm 2017 và Hội thảo chuyên đề "Nâng cao chất lượng tổ chức Hội thi Giảng viên giảng dạy giỏi"                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, khen thưởng năm 2017 (trực tuyến)                  Thông báo về việc phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 2 năm 2017                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 01 năm 2017                  Thông báo kết quả họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 12 năm 2016                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện thực hành tiết liệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng                  Thông báo về việc tham dự Hội nghị trực tuyến về Quán triệt Hội nghị Trung Ương 4 - khóa XII                  Thông báo về việc lấy ý kiến vào dự thảo Quy chế công tác thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2016                  Thông báo về việc xây dựng kế hoạch công tác năm 2017                  Thông báo kế hoạch thanh tra năm học 2016 - 2017                  Thông báo nội dung họp Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở"                  Thông báo về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức, người lao động theo thành tích xuất sắc năm 2016                  Thông báo về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 14 năm 2017                  Kế hoạch về việc triển khai thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ                  Thông báo về việc đăng ký kế hoạch công tác hàng tháng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Gian ban cán bộ quản lý tháng 9 năm 2016                  Kế hoạch phát động và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2016 - 2017                  Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua và đăng ký thi đua năm học 2016 - 2017                  Quyết định về việc công nhận các đơn vị và cá nhân đạt danh hiệu thi đua năm học 2015-2016                  Bản tổng hợp kết quả bình xét của Hội đồng thi đua, khen thưởng năm học 2015 - 2016                  Kế hoạch làm việc với Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và nghiên cứu thực tế                  Thông báo về việc báo cáo kết quả công tác năm học 2015 - 2016 phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong năm học 2016 - 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với khoa Tâm lý Giáo dục và Nghiệp vụ sư phạm và đại diện lãnh đạo, cán bộ một số khoa đào tạo giảng viên lý luận chính trị trong Học viện                  Kế hoạch về việc Tổ chức Hội thi giảng viên giảng dạy giỏi lần thứ II năm học 2016 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc xét tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2016                  Kế hoạch xây dựng Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Học viện Báo chí và Tuyên truyền giai đoạn 2016 - 2020                  Phân công cán bộ trực tết nguyên đán Bính Thân 2016                  Quyết định về việc công nhận kết quả đánh giá xếp loại để chi thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2015                  Thông báo (bổ sung) về việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần                 
  • Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Quốc phòng – An ninh trong giai đoạn hiện nay

    12:33 18/12/2012

    Chọn cỡ chữ A a  

    Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự nòng cốt, nhằm giữ vững hoà bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, mọi quy mô.

    Còn an ninh quốc gia được hiểu là sự ổn định trong quan hệ chính trị giữa các giai cấp, khẳng định vị trí lãnh đạo của giai cấp cầm quyền đối với các giai cấp khác và vị trí độc lập, tự chủ của chính quyền nhà nước đối với các Nhà nước khác trên thế giới. An ninh quốc gia bao gồm sự ổn định của hai mặt, hai nội dung đối nội, đối ngoại và mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại; nó phản ánh quan hệ chính trị trong phạm vi một quốc gia và quan hệ chính trị quốc tế.

    Sinh thời, khi nói về chủ nghĩa xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, thuộc tính dân giàu, nước mạnh đòi hỏi chủ nghĩa xã hội phải có một nền quốc phòng, an ninh vững mạnh đủ sức bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong mọi hoàn cảnh, tình huống. Người thường xuyên nhắc nhở: “Dù nhân dân đã nắm chính quyền, nhưng giai cấp đấu tranh trong nước và mưu mô đế quốc xâm lược vẫn còn”(1).

    Xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng. Quan điểm này thể hiện một cách sinh động quy luật dựng nước phải gắn liền với giữ nước của dân tộc ta trong tiến trình cách mạng, trong điều kiện lịch sử mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Từ khi ra đời cho tới nay, Đảng ta luôn coi trọng lĩnh vực quốc phòng, an ninh và coi đó là một nội dung lãnh đạo của Đảng, một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn căn cứ vào nhiệm vụ của cách mạng trong từng thời kỳ để từ đó xác định đúng đắn nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cho phù hợp.

    Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, chủ yếu và thông qua diễn biến hoà bình, với mục đích xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyển hướng cách mạng nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế cho thấy, những các hành động xâm hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các thế lực thù địch đối với nước ta vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức, âm mưu và với vô vàn thủ đoạn hết sức tinh vi, sảo quyệt. Căn cứ vào nhiệm vụ của cách mạng, nắm bắt và phân tích khoa học tình hình thế giới, tình hình trong nước Đảng ta đã xác định đường lối, chủ trương lãnh đạo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

    Một là, quốc phòng, an ninh là vấn đề trọng yếu, thường xuyên của cách mạng Việt Nam.

    Đây là quan điểm nhất quán, xuyên suốt quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Quan điểm này luôn được cụ thể hoá cho phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của cách mạng ở từng giai đoạn cụ thể của đất nước. Từ khi chưa có chính quyền cũng như khi đã giành được chính quyền, trở thành đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định quốc phòng, an ninh là lĩnh vực trọng yếu trong đời sống xã hội. Minh chứng cho điều này được thể hiện đầy đủ, sinh động trong các nghị quyết của Đảng ta ở các thời kỳ cũng như trong thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

    Trong thời kỳ đổi mới, để phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp quốc phòng, an ninh, Đảng ta xác định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng”.

     

    Quan điểm mang tính lý luận này về quốc phòng, an ninh tiếp tục được Đảng ta khẳng định trong các kỳ đại hội của Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân”.(3)

     

    Như vậy, sự nghiệp xây dựng quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn Đảng, toàn dân; trong đó, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới cần phải nắm vững những tư tưởng chỉ đạo về việc kết hợp thực hiện các nhiệm vụ trong cùng một thể thống nhất, như kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam; kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tính tích cực của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng, an ninh…

    Quan điểm mang tính nhất quán, xuyên suốt coi củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và Nhà nước, gắn tăng cường quốc phòng, an ninh với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là định hướng chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.

    Hai là, nền quốc phòng và an ninh mang tính chất của dân, do dân, vì dân phát triển theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại.

    Quan điểm này xuất phát từ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và truyền thống khiêm nhường của dân tộc Việt Nam, luôn mong muốn hoà bình, ổn định trên tất cả các phương diện, hướng tới quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các quốc gia; đồng thời, tạo ra môi trường an toàn, ổn định để phát triển đất nước. Quan điểm này xác định tính chất của quốc phòng, an ninh cũng như mục đích và phương hướng phát triển quốc phòng, an ninh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

    Trong thời kỳ hiện nay, quan điểm về xây dựng nền quốc phòng toàn dân đã được đổi mới cả về nội dung lẫn tổ chức thực hiện. Trước diễn biến phức tạp, gay gắt và quyết liệt của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc hiện nay trên thế giới, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, chúng ta cần tỉnh táo nhận biết rõ bạn – thù, đồng thời tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh đủ sức bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; ngăn chặn, đầy lùi, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp, phá hoại của các thế lực thù địch. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân trong điều kiện mới”(4).

    Nền quốc phòng của nước ta là nền quốc phòng toàn dân, với tính tự vệ tích cực. Mục tiêu của quốc phòng, an ninh là giữ vững môi trường hoà bình cho sự nghiệp phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Với tính chất, mục tiêu đó, nền quốc phòng và an ninh được xây dựng theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường và ngày càng hiện đại. Phương hướng này chỉ rõ phải xây dựng và phát huy tiềm năng và lực lượng mọi mặt của đất nước cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... vào củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh; xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc”(5).

    Trong quá trình tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, phải quán triệt sâu sắc tính chất, nội dung, yêu cầu về toàn dân, toàn diện, tự lực, tự chủ, tự cường và hiện đại. Đây chính là tư tưởng xuyên suốt quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.

    Ba là, sức mạnh quốc phòng, an ninh là sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, sức mạnh của thế trận quốc phòng toàn dân và gắn với thế trận an ninh nhân dân.

    Quan điểm này chỉ rõ sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Sức mạnh ấy là sự kết tinh, phản ánh sức mạnh của chế độ chính trị, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của trí tuệ và sức lực con người Việt Nam, của truyền thống dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước ta. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, là sức mạnh nguồn cội để từ đó phát huy cao độ ý chí tự chủ, tự cường của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thành một khối vững chắc, với niềm tin, sự quyết tâm không gì lay chuyển nổi trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”(6).

    Đây là quan điểm chỉ đạo các hoạt động xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vào thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cũng như tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới.

    Bên cạnh đó, Đảng và nhân dân ta cũng ý thức sâu sắc rằng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đây là một chủ trương, chiến lược, sách lược đúng đắn nhằm củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở chủ trương, chiến lược đó, chúng ta đã huy động và kết hợp được sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài tạo ra tiền đề thuận lợi cho việc giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Sự kết hợp đúng đắn những nỗ lực của dân tộc, những khả năng và sức mạnh trong nước với sự giúp đỡ của quốc tế đã và đang làm cho sức mạnh của chúng ta được nhân lên gấp bội.

    Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân trong một thể thống nhất, hoàn chỉnh. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI xác định: “Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh vững chắc”(7).

    Để thực hiện tốt sự chỉ đạo này, phải tiếp tục củng cố và hoàn thiện nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên từng địa bàn tỉnh, thành phố; đặc biệt, xây dựng thế trận trên các địa bàn chiến lược, gắn liền với việc xây dựng lực lượng chính quy, cơ động, tinh nhuệ.

    Bốn là, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của toàn dân; trong đó, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.

    Văn kiện Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là  lực lượng nòng cốt”(8). Quan điểm này xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, của toàn dân, của lực lượng vũ trang đối với vấn đề tăng cường quốc phòng, an ninh trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, của toàn dân, các tổ chức kinh tế, xã hội đối với việc thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh. Nội dung của quan điểm này thể hiện:

    - Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ Tổ quốc.

    Quản lý quốc phòng, an ninh là một chức năng của Nhà nước. Vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh biểu hiện thông qua việc Nhà nước là chủ thể thay mặt nhân dân, được nhân dân uỷ quyền và trao cho quyền lực quản lý lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

    - Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân nhận thức và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

     

    - Trong sự nghiệp quốc phòng và an ninh, vai trò đặc biệt quan trọng, nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân. Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ gắn với việc xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng; trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân.

    Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Tính chất toàn dân của nền quốc phòng, an ninh ở nước ta đòi hỏi phải phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, sự sáng tạo của nhân dân trong quá trình tham gia và thực hiện chính sách, pháp luật về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta chỉ rõ: Để phát huy sức mạnh, trí tuệ của nhân dân vào quá trình củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân phải đặc biệt coi trọng việc giáo dục nâng cao trình độ chính trị, tính tích cực của nhân dân trong việc thực hiện pháp luật, chính sách về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

    Năm là, Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quốc phòng và an ninh.

    Đây là quan điểm nhất quán của Đảng. Quan điểm này xác định nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh; đồng thời, chỉ rõ sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh ở nước ta.

    Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam kể từ khi có Đảng đã khẳng định, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam nói chung, của sự nghiệp quốc phòng, an ninh nói riêng. Điều 4, Hiến pháp 1992 (sửa đổi) đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

    Đảng là người lãnh đạo, tổ chức quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chỉ có Đảng mói có đủ năng lực tổ chức, động viên, huy động đầy đủ mọi khả năng của đất nước và lực lượng của nhân dân vào quá trình xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, làm thất bại mọi âm mưu, hành động của các thế lực và bọn xâm lược. Đảng đề ra đường lối, chiến lược quốc phòng, an ninh để lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội triển khai các hoạt động xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân.

    Trong những năm qua, nếu không có sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quốc phòng và an ninh thì không thể huy động được cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia xây dựng nền quốc phòng và an ninh nhân dân vững chắc, toàn diện. Sự lãnh đạo của Đảng đối với quốc phòng, an ninh có nội dung toàn diện:

    - Đảng hoạch định đường lối, chiến lược quân sự, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, các chủ trương, chính sách lớn về quốc phòng, an ninh phù hợp với tình hình thực tiễn.

    - Đảng đề ra đường lối, học thuyết quân sự, xác định những phương hướng cơ bản phát triển tiềm lực quân sự, quốc phòng của đất nước, nâng cao sức chiến đấu của quân đội; đồng thời Đảng lãnh đạo việc tổ chức hiện thực hoá quan điểm, đường lối ấy vào cuộc sống.

    - Đảng lãnh đạo tiến hành công tác tư tưởng, công tác giáo dục quốc phòng, an ninh cho toàn dân nhằm nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của mỗi cá nhân người Việt Nam, của các chủ thể khác trong xã hội.

    - Đảng đưa ra những quyết sách đúng đắn để động viên, cổ vũ, tập hợp, đoàn kết và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sự đồng thuận xã hội, thưc hiện thành công nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

    Cùng với khẳng định nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quốc phòng, an ninh, trong giai đoạn hiện nay, Đảng cần nhận thức đúng mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của mình và hoạt động quản lý của Nhà nước. Thông qua Nhà nước, Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội nói chung và với công tác quốc phòng, an ninh nói riêng.

    Tóm lại, quốc phòng, an ninh là những lĩnh vực đặc biệt quan trọng. Kế thừa và phát huy truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, trên cơ sở phân tích khoa học, lôgic và cụ thể những đặc điểm của tình hình thế giới, của thực tiễn yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã tổng kết và xác định những quan điểm chỉ đạo sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Những quan điểm này có giá trị to lớn trong việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn tổ chức, xây dựng, quản lý nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay./.

    Th.S Vũ Thị Thu Quyên

    Chú thích:

    (1)     . Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.7. Nxb CTQG, H., 2002, tr.229.

    (2)     , (4). Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb ST, H.,1991, tr.10, 17.

    (3)     , (5), (6), (7), (8). Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại họi đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb CTQG, H., 2011, tr.82, 234,233,82.

     

     

    Ý kiến