Ngày 08/01/2025, tại Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia đã tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài KX.04.32/21-25 "Vấn đề an ninh phi truyền thống: Trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia" do PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang làm chủ nhiệm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chủ trì thực hiện.Quang cảnh buổi bảo vệ và nghiệm thu đề tài tại Hội đồng Lý luận Trung ương, với sự tham gia của các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia.Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, không gian mạng đã trở thành lĩnh vực thứ năm của chủ quyền quốc gia, bên cạnh bốn không gian truyền thống là đất liền, biển, trời và vũ trụ. Đề tài nghiên cứu KX.04.32/21-25 được triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về bảo đảm an ninh quốc gia trong môi trường số.PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, chủ nhiệm đề tài, trình bày kết quả và thành tựu đạt được trong đề tài KX.04.32/21-25.Sau hơn 3 năm nghiên cứu, đề tài đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, vượt các chỉ tiêu đặt hàng đề ra. Về mặt học thuật, nhóm nghiên cứu đã công bố 17 bài báo khoa học (trong đó có 1 bài quốc tế) và xuất bản 6 cuốn sách chuyên khảo. Đề tài cũng góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với việc hướng dẫn thành công 3 nghiên cứu sinh và 11 học viên cao học.Một điểm đặc biệt của đề tài là huy động được sự phối hợp với nhiều đơn vị chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực an ninh mạng như: Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng), Ban Cơ yếu Chính phủ, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Cục An ninh nội địa (Bộ Công an), Cục An toàn thông tin (Bộ TTTT), Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TTTT), Học viện An ninh nhân dân và Công ty An ninh mạng Viettel.Về mặt nội dung, đề tài đã xây dựng được khung lý thuyết toàn diện về quản trị an ninh phi truyền thống và an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia. Hội đồng khoa học đánh giá cao tính khoa học và quy mô của công tác khảo sát, bao gồm khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu, khảo sát bằng bảng hỏi và nghiên cứu điển hình, kết hợp với việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế.Trên cơ sở phân tích toàn diện dữ liệu thu thập được, đề tài đã đề xuất hệ thống giải pháp và chính sách phù hợp với bối cảnh Việt Nam, đồng thời xây dựng bộ công cụ quản trị an ninh phi truyền thống và các kịch bản khung nhằm ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa an ninh mạng trong thời gian tới.Với những đóng góp kể trên, đề tài đã được Hội đồng đánh giá cao và xếp loại Xuất sắc. Đây cũng là một trong 6 đề tài đầu tiên thuộc chương trình KX.04/21-25 hoàn thành và bảo vệ thành công ở cấp quốc gia.Nhóm tác giả đề tài KX.04.32/21-25 chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia sau buổi bảo vệ và nghiệm thu thành côngTS. Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tặng hoa chúc mừng nhóm tác giả đã hoàn thành xuất sắc đề tàiThành công của đề tài không chỉ khẳng định năng lực nghiên cứu khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà còn đóng góp quan trọng vào công tác bảo đảm an ninh mạng quốc gia trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số.