Sign In
  • Điểm chuẩn ngành Báo chí cao chót vót, thí sinh ngậm ngùi tiếc nuối                  Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng năm học 2022-2023                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K38                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K39                  Thông báo kết luận cuộc họp Ban Giám đốc ngày 16/8/2019 về việc bồi dưỡng chuẩn hóa giảng viên tiếng Anh                  Thông báo về việc bổ sung người phụ thuộc, cấp mới mã số thuế cho người nộp thuế                  Thông báo Kết luận cuộc họp Ban Tổ chức phong trào "Thi đua dạy tốt, phục vụ tốt" năm học 2018 - 2019                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại các buổi làm việc với các khoa, ban, phòng, đơn vị trực thuộc Học viện                  Thông báo về việc ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ và sạt lở đất                  Thông báo về thời gian làm việc và trực cấp cứu của Phòng Y tế thuộc Văn phòng Học viện                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với các khoa, đơn vị                  Thông báo về việc thay đổi kế hoạch tổ chức Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2018                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 5 năm 2018                  Thông báo kết quả Hội thi Giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Thông báo về việc đăng lý đi học Cao cấp lý luận chính trị năm 2018                  Quyết định về việc thành lập Hội đồng giám khảo và Tổ thư ký hội thi giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Dân chủ - Sáng tạo - Đồng bộ - Chất lượng"                  Kế hoạch thi giảng viên giỏi lần III năm 2018 cấp cơ sở                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 4 năm 2018                  Thông báo về việc đảm bảo an ninh trật tự và PCCN trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5                  Thông báo về việc thay đổi mật khẩu đăng nhập hệ thống wifi Học viện                  Thông báo về việc đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng trung hạn tại Cộng hòa Pháp                  Thông báo về việc đăng ký học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy Lý luận chính trị                  Thông báo về việc đăng ký xét tuyển đào tạo tại Trung Quốc                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018                  Kế hoạch, quy chế và mẫu Hội thi giảng viên giỏi lần 3 năm 2018                  Thông báo về việc đổi lịch họp giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Thông báo về việc đổi lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Hướng dẫn đánh giá phân loại đối với cán bộ, công chức và Thông báo thời gian bình xét thi đua                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 10 năm 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với một số đơn vị về việc thống nhất quản lý công nghệ thông tin trong Học viện                  Thông báo về việc ban hành Quy chế Văn thư, lưu trữ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban Quý III/2017                  Thông báo về kế hoạch tổ chức Hội nghị giao ban Quý III/2017 trực tuyến                  Quyết định về việc thành lập Tổ kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2017 - 2018                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, Khen thưởng năm 2017 và Hội thảo chuyên đề "Nâng cao chất lượng tổ chức Hội thi Giảng viên giảng dạy giỏi"                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, khen thưởng năm 2017 (trực tuyến)                  Thông báo về việc phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 2 năm 2017                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 01 năm 2017                  Thông báo kết quả họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 12 năm 2016                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện thực hành tiết liệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng                  Thông báo về việc tham dự Hội nghị trực tuyến về Quán triệt Hội nghị Trung Ương 4 - khóa XII                  Thông báo về việc lấy ý kiến vào dự thảo Quy chế công tác thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2016                  Thông báo về việc xây dựng kế hoạch công tác năm 2017                  Thông báo kế hoạch thanh tra năm học 2016 - 2017                  Thông báo nội dung họp Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở"                  Thông báo về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức, người lao động theo thành tích xuất sắc năm 2016                  Thông báo về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 14 năm 2017                  Kế hoạch về việc triển khai thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ                  Thông báo về việc đăng ký kế hoạch công tác hàng tháng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Gian ban cán bộ quản lý tháng 9 năm 2016                  Kế hoạch phát động và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2016 - 2017                  Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua và đăng ký thi đua năm học 2016 - 2017                  Quyết định về việc công nhận các đơn vị và cá nhân đạt danh hiệu thi đua năm học 2015-2016                  Bản tổng hợp kết quả bình xét của Hội đồng thi đua, khen thưởng năm học 2015 - 2016                  Kế hoạch làm việc với Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và nghiên cứu thực tế                  Thông báo về việc báo cáo kết quả công tác năm học 2015 - 2016 phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong năm học 2016 - 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với khoa Tâm lý Giáo dục và Nghiệp vụ sư phạm và đại diện lãnh đạo, cán bộ một số khoa đào tạo giảng viên lý luận chính trị trong Học viện                  Kế hoạch về việc Tổ chức Hội thi giảng viên giảng dạy giỏi lần thứ II năm học 2016 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc xét tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2016                  Kế hoạch xây dựng Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Học viện Báo chí và Tuyên truyền giai đoạn 2016 - 2020                  Phân công cán bộ trực tết nguyên đán Bính Thân 2016                  Quyết định về việc công nhận kết quả đánh giá xếp loại để chi thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2015                  Thông báo (bổ sung) về việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần                 
  • Giới thiệuTạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 1/2024

    00:50 05/03/2024

    Chọn cỡ chữ A a  

    Đất nước ta vừa đi qua năm 2023 với không ít khó khăn, thử thách nhưng đã giành được những thành tựu rất đáng tự hào trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Hòa trong dòng chảy chung đó, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, cơ quan ngôn luận của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiếp tục có những bước trưởng thành vững mạnh, khẳng định rõ vai trò, vị trí, uy tín và bản sắc trong hệ thống tạp chí của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng, hệ thống tạp chí khoa học nói chung...

    Trong không khí phấn khởi đón mùa xuân mới, Ban Biên tập Tạp chí bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng uỷ, Hội đồng Trường, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ và tạo những điều kiện tốt nhất để Tạp chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Ban Biên tập Tạp chí trân trọng cảm ơn sự phối hợp công tác có trách nhiệm của tất cả các đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc; cảm ơn đội ngũ đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu; các thầy giáo, cô giáo, bạn đọc và cộng tác viên trong và ngoài Học viện đã nhiệt tình tham gia, quan tâm đóng góp công sức, trí tuệ để các sản phẩm của Tạp chí ngày càng được khẳng định giá trị thiết thực về nhiều mặt, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển chung của Học viện.

    Bước sang năm 2024, kỷ niệm 30 năm xuất bản Tạp chí, là niềm vinh dự, tự hào lớn lao khi quá trình xây dựng và trưởng thành của Tạp chí đã gắn bó và trở thành một trong những yếu tố quan trọng, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền với tư cách là một trường Đảng, trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục quốc dân.

    Chào Xuân Giáp Thìn – 2024, Ban Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả các đồng chí và các bạn!

    Mở đầu số báo Xuân đặc biệt trong tháng 1 năm 2024 là bài viết “Năm 2024 – năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”. Thời khắc của năm 2024 – năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã điểm. Với khát vọng mãnh liệt phát triển đất nước giàu mạnh, hùng cường, với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng những kinh nghiệm dày dạn trong đổi mới, với ý chí quyết tâm, niềm tự hào, uy tín quốc tế và sự cổ vũ của bạn bè, đối tác trên thế giới, chúng ta hoàn toàn tin tưởng chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nhân dân cả nước ta sẽ đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi những mục tiêu phấn đấu của năm 2024 mà Đảng đã đề ra. Sự phát triển trong năm 2024 sẽ trở thành cơ sở tin cậy, nền tảng vững chắc và những điều kiện thuận lợi nhất cho sự tăng tốc đột phá, mạnh mẽ, toàn diện của năm 2025, với hy vọng khép lại một cách thành công nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, tạo tiền đề tích cực nhất cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển của đất nước đến năm 2030 và năm 2045!

    Tiếp đến là bài viết “Mùa xuân Giáp Thìn 2024 hứa hẹn đất nước có nhiều thời cơ, triển vọng phát triển tốt đẹp” của GS, TSKH. Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, mặc dù đã ra khỏi đại dịch COVID-19, thách thức nhiều hơn so với dự báo; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột Nga – Ukraine gay gắt, từ tháng 10/2023 lại xảy ra cuộc chiến căng thẳng tại Dải Gaza; kinh tế toàn cầu có nguy cơ bị tăng trưởng chậm lại; làm phát tăng ở mức cao; nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; nợ công toàn cầu tăng mạnh, các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro; hoạt động xuất, nhập khẩu bị thu hẹp. Theo Báo cáo cập nhật thương mại toàn cầu của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD), năm 2023 thương mại toàn cầu giảm 5%, tương đương giảm 1,5 nghìn tỷ USD xuống mức dưới 31 nghìn tỷ USD, khi kinh tế các nước lớn “bấp bênh” trong điều kiện xung đột địa chính trị lan rộng. Nhiều dự báo kinh tế của các nước liên tục phải điều chỉnh hạ thấp. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25%-5,5% nhằm đưa lạm phát của Mỹ về mức mục tiêu. Kinh tế Đức vươn lên vượt Nhật Bản, bởi tý giá của đồng Yên so với USD đang bị hạ thấp. An ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng gặp nhiều thách thức; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng, diễn biến khó lường.

    Ở trong nước, Việt Nam sau gần 40 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, là nền tảng quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm bộ lộ rõ hơn trong khả năng cạnh tranh. Mặt khác, sức chống chịu của nền kinh tế cũng bị hạn chế bởi dịch bệnh, thiên tai, gây tác động không nhỏ đến kinh tế ở nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức, chúng ta cũng có nhiều thời cơ, cơ hội mới về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, về sự đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, cũng như các chính sách đúng đắn của Đảng ta về đổi mới và ngoại giao kinh tế. Đối ngoại “cây tre Việt Nam” (Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển), thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn, được thế giới đánh giá cao, tác động tích cực đến phát triển kinh tế.

    Năm 2024 là dịp để nhìn lại 40 năm đổi mới, thúc đẩy bằng hành động chuẩn bị Đại hội 14 của Đảng, tạo đà cho kế hoạch kinh tế xã hội 2026-2030, thực hiện mục tiêu 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng (1930-2030), đưa Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

    Để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng phát triển trong những năm tới 2024-2030, cần đổi mới tư duy phát triển, bám sát Cương lĩnh 2011 tập trung tổ chức và nguồn lực cho cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa, đẩy mạnh kinh tế số, thực hiện ba đột phá chiến lược, đẩy mạnh thị trường nội địa, tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhờ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, điều hành kinh tế thích ứng linh hoạt trước bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

    Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong số Xuân này giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay” của PGS,TS. Lưu Văn Quảng. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã có những thành công nhất định trong công tác kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề mà các thế lực thù địch thường xuyên tấn công, xuyên tạc. Bài viết tập trung nhân diện và đấu tranh phản bác một số quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch về vấn đề này trong giai đoạn hiện nay.

    Tiếp đến là chuyên mục Nghiên cứu – Trao đổi mang đến cho người xem nhiều bài viết giá trị. Bài viết “Mối quan hệ giữa Đảng, Nhân dân với Bác Hồ” của GS, TS. Hoàng Chí Bảo. Quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân và Bác Hồ không chỉ là mối quan hệ chính trị, không chỉ lấp lánh ánh sáng trong tư tưởng lý luận cách mạng, trong lý luận chủ nghĩa xã hội Việt Nam và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà còn thực sự là một mối quan hệ mẫu mực về đạo đức, một quan hệ văn hóa, thấm đẫm nhân bản, nhân đạo và nhân văn trong văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

    Bài viết “Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt nam về vai trò, vị trí của văn hóa và nhân tốt con người trong công cuộc Đổi mới” của GS, TS. Tạ Ngọc Tấn. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, là quá trình gần 40 năm đổi mới tư duy lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của văn hóa và nhân tố con người là một nội dung hết sức quan trọng.

    Bài viết “Hồ Chí Minh – nhà cách mạng quốc tế vĩ đại” của PGS, TS. Trần Thị Minh Tuyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuất hiện trên vũ đài chính trị thế giới không chỉ với tư cách người anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam mà còn là nhà cách mạng quốc tế lão luyện. Để chứng minh tư cách “nhà cách mạng quốc tế”của Hồ Chí Minh, tác giả tập trung phân tích quá trình hoạt động quốc tế phong phú, tư duy quốc tế hiện đại và những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với tiến trình cách mạng thế giới. Từ đó, tác giả muốn khẳng định uy tín và vị thế đặc biệt quan trọng của Hồ Chí Minh đối với nhân loại. 

    Bài viết “Góp phần nhận thức rõ thêm tư tưởng Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” của PGS,TS. Lương Khắc Hiếu và PGS,TS. Phạm Văn Chúc. C.Mác phân biệt rõ ràng chủ nghĩa xã hội (CNXH) – tức là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản (CNCS), với thời kỳ quá độ (TKQĐ) từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNCS. Tư tưởng này của ông về sau được V.I.Lê-nin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức, thể hiện đúng đắn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có những cách hiểu khác về tư tưởng đó của C.Mác. Liên Xô trước đây coi đất nước thực tế mới chỉ ở TKQĐ, đã bước vào CNXH. Đây là một trong những nguyên nhân về nhận thức lý luận dẫn đến sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Qua hơn 35 năm Đổi mới, đường lối của Đảng ta thực hiện thời kỳ quá độ gián tiếp lên CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ, hoàn thiện và đạt nhiều thành tựu to lớn trong thực tiễn.

    Bài viết “Văn hóa Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế - những vấn đề đặt ra và gợi mở định hướng phát triển” của PGS,TS. Phạm Minh Sơn. Văn hóa Việt Nam đã và đang góp phần quan trọng vào việc xây dựng, tăng cường thế và lực nước ta trên trường quốc tế, khẳng định và định vị những giá trị, bản sắc văn hóa đặc sắc của đất nước trong từng bước đường phát triển. Sự lan tỏa, ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam trong lòng dân tộc và trên trường quốc tế đang ngày càng góp phần thể hiện rõ vị thế dân tộc Việt Nam, giá trị quốc gia Việt Nam và tinh thần yêu nước hòa trong dòng chảy tinh thần đoàn kết, hòa bình quốc tế “hòa nhập nhưng không hòa tan”.  Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, thời cơ, có không ít thách thức, khó khăn, khiến những vấn đề tồn tại, nảy sinh đối với văn hóa Việt Nam đang trở thành rào cản cho sự phát triển của đất nước, con người và với chính văn hóa nước ta. Do vậy, cần tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề đặt ra đối với văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế để giúp tìm ra những định hướng cho sự phát triển vừa là nhu cầu tự thân, đồng thời là yêu cầu mang tính thời sự, cấp bách đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay.

    Bài viết “Về phương thức thực hiện hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” của GS, TS. Phạm Văn Đức. Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là hệ mục tiêu được nêu ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) trên cơ sở kế thừa và phát triển quan điểm về hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” được trình bày trong Cương lĩnh năm 1991. Đây là hệ mục tiêu bao trùm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam được xem là hết sức khó khăn và lâu dài với những thuận lợi to lớn nhưng cũng đầy thách thức. Hệ mục tiêu đó từng bước được cụ thể hóa qua các kỳ đại hội với những phương thức thực hiện vừa bao trùm, vừa cụ thể và ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.

    Bài viết “Xây dựng và hoàn thiện nền quản trị quốc gia hiện đại và hiệu quả ở Việt Nam” của GS,TS. Dương Xuân Ngọc. Quản trị quốc gia là thuật ngữ được Đảng Cộng sản Việt Nam, lần đầu tiên đưa ra trong Văn kiện Đại hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Xây dựng và hoàn thiện nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam là quá trình tạo dựng và hoàn thiện thể chế, cách thức phối hợp dân chủ giữa các chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, trên cơ sở pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong hoạch định, thực thi chính sách, pháp luật và huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực quốc gia, vận hành quản lý phát triển và quản lý xã hội, bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích của các chủ thể, giữ vững ổn định  và thúc đẩy xã hội phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

    Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm giới thiệu đến bạn đọc nhiều bài viết bổ ích. Bài viết “Ngày mai mồng sáu tháng Giêng năm 1946” của PGS,TS. Nguyễn Thế Kỷ. Cách mạng tháng Tám và tư tưởng, tài năng, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức hút, sức tác động diệu kỳ. Nếu coi bản chất của cuộc cách mạng chân chính là văn hóa, thì việc thực hành văn hóa, nâng tầm văn hóa của cả dân tộc, cũng là thực hành một cuộc cách mạng to lớn, sâu rộng, có tính triệt để. Đồng hành cùng dân tộc, cùng nhân dân dưới ngọn cờ của Đảng, nhiều thế hệ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiếp tục trở thành người chiến sĩ trong các cuộc trường chinh đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, đánh thắng kẻ thù xâm lược biên giới Tây Nam và phía Bắc, đưa đất nước vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

    Bài viết “Phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông trong công tác truyền thông chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS. Trần Thanh Giang. Thực tế đã chứng minh, thông tin, tuyên truyền luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Điều đó càng thể hiện rõ ở những thời điểm đất nước đối mặt với sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa - là nơi người dân có trình độ dân trí thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, là địa bàn các thế lực thù địch thường lợi dụng để thông tin, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, làm mất niềm tin của nhân dân với Đảng, chế độ, nhằm chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc. Bởi vậy, việc phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông trong công tác truyền thông chính sách cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi ở Việt Nam là rất cấp thiết, là yêu cầu tất yếu đặt ra thường xuyên của các cơ quan truyền thông đại chúng, trong đó, phải kể đến các phương tiện chính như báo in, báo truyền hình, báo phát thanh, mạng xã hội, báo điện tử, điện thoại...

    Bài viết “Vấn đề xây dựng tòa soạn hội tụ qua phân tích chiến lược chuyển đổi số báo chí hiện nay” của PGS,TS. Nguyễn Thành Lợi. Chuyển đổi số báo chí trở thành xu thế tất yêu ở các cơ quan báo chí. Thực chất của chuyển đổi số báo chí là việc ứng dụng công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động báo chí, làm cho hệ sinh thái báo chí số được bồi đắp thêm các tính năng mới, ưu việt, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông. Tuy nhiên, chuyển đổi số báo chí là hoạt động mới và cũng khá khó trong tổ chức thực hiện, bởi trong quá trình vận hành các cơ quan báo chí phải phụ thuộc khá nhiều về công nghệ cũng như nguồn nhân lực mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thông tin cạnh tranh hiện nay, nội dung hay vẫn chưa đủ, mà cần phải tạo ra những trải nghiệm mới cho bạn đọc thông qua các ứng dụng công nghệ số. Bài viết phân tích một số vấn đề đặt ra đối với chuyển đổi số báo chí và cách thức xây dựng tòa soạn hội tụ hiện nay.

    Bài viết “Truyền thông chính phủ trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam” của TS. Vũ Thanh Vân. Truyền thông chính phủ có vai trò ngày càng quan trọng trong việc xây dựng chính phủ liêm chính, minh bạch và vì dân phục vụ. Những yêu cầu đối với truyền thông chính phủ ngày càng chặt chẽ và toàn diện, gắn liền với quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Truyền thông chính phủ xây dựng mối quan hệ và cầu nối giữa chính phủ và nhân dân. Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh phát huy sức mạnh, trí tuệ nội tại, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm truyền thông chính phủ của các quốc gia trên thế giới, từ đó xây dựng chính sách, chiến lược và mô hình truyền thông chính phủ của riêng mình. Bài viết này trình bày kinh nghiệm truyền thông chính phủ của Vương quốc Anh, Canada và Hà Lan, từ đó đề xuất những gợi ý cho truyền thông chính phủ của Việt Nam.

    Kế tiếp là Trang thơ Xuân mang đến cho bạn đọc những bài thơ hay, đặc sắc của nhiều tác giả. Mỗi bài thơ là tiếng nói của tâm hồn, của những cảm xúc, trải nghiệm mà ai đọc cũng thấy mình trong đó.

    Chuyên mục không thể thiếu trong số này là Mùa Xuân - Ngày Tết với 5 bài viết đưa bạn đọc đến thật gần với Tết, hiểu Tết, cảm Tết qua mọi cung bậc.

    Các chuyên mục khác như Chuông làng báo; Sự kiện – Bình luận tiếp tục giới thiệu đến độc giả những bài viết chất lượng.

    Xin trân trọng giới thiệu!

     

     

    Ý kiến