Tỉ lệ hút thuốc lá tại Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ hút thuốc lá cao trên thế giới. Theo thống kê, có khoảng 15.6 triệu người trưởng thành sử dụng thuốc lá, chiếm 22.5%. Bên cạnh những người hút thuốc lá trực tiếp, lượng người hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc) cũng ở mức cao đáng báo động. Có đến 28,5 triệu người dù không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc trong nhà. Bên cạnh đó, khoảng 5,9 triệu người không hút thuốc, nhưng tiếp xúc với khói thuốc lá tại nơi làm việc. Nhờ vào việc thực hiện rộng rãi công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền mà trong những năm gần đây, nhận thực của người dân về tác hại của khói thuốc đã có sử thay đổi rõ rệt. Tỉ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam theo đó cũng có xu hướng giảm. Minh chứng cho việc này là tỉ lệ số người cai thuốc lá đã tăng lên rõ rệt. Theo thống kê, có 29% người trưởng thành đã cai thuốc lá và 53.6% số người hút thuốc có kế hoạch bỏ thuốc lá trong tương lai. Mặc dù có những con số tích cực, song thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam cần được cải thiện nhiều hơn nữa hướng tới nâng cao sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống. Tỉ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam rất cao Nguyên nhân người Việt sử dụng thuốc lá nhiều? Vậy tại sao người Việt nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới lại sử dụng thuốc lá? Nguyên nhân đầu tiên, một số người tìm đến thuốc lá như một liều thuốc giải tỏa áp lực tinh thần. Trong thuốc lá có những hoạt chất hóa học có tác dụng làm tê liệt tạm thời hệ thần kinh. Chính vì vậy, những lúc căng thẳng và áp lực, nhiều người vô tình tìm đến thuốc lá và dần dần biến thuốc lá thành một phần trong cuộc sống sau này. Trong thuốc lá có chứa chất nicotine có khả năng gây nghiện. Đây là lí do khiến một người nếu sử dụng thuốc lá một thời gian rất khó để bỏ thuốc. Thậm chí, tần suất sử dụng thuốc của họ có xu hướng gia tăng. Đối với một người bình thường, khói thuốc lá gây ra cảm giác rất khó chịu và ngột ngạt. Tuy nhiên, với người nghiện thuốc thì đây là hương vị thân thuộc và rất “ngon”. Nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam như hiện nay là do văn hóa giao lưu. Việc mời nhau điếu thuốc tưởng chừng như đơn giản và là một phép lịch sự đã vô tình khiến nhiều người tiếp xúc với thuốc lá và quen dần với chúng. Chưa kể, người Việt có văn hóa ngại từ chối nên việc này rất dễ xảy ra. Ở các bạn trẻ, hút thuốc là một lần thử, đôi khi là để thể hiện bản thân mình. Các bạn trẻ có xu hướng cũng hút thuốc cho bằng bạn bằng bè. Thực tế chỉ ra rằng, tỉ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên khá cao trong những năm gần đây. Tỉ lệ hút thuốc lá tăng vì sao? Sau tất cả những nguyên nhân trên, có một nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ hút thuốc lá gia tăng là do người dân chưa nhận thực được những hậu quả nghiêm trọng mà thuốc lá gây ra cho sức khỏe cộng đồng. Một khi chưa nhận thức được điều này, con người còn tiếp túc sử dụng thuốc lá. Tác hại của thuốc lá Hút thuốc lá gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Những chất hóa học độc hại trong thuốc lá gây ra các bệnh đường hô hấp cấp tính nguy hiểm. Các cơ quan trong cơ thể chịu ảnh hưởng nặng của thuốc lá bao gồm phổi, bàng quang, thực quản, thận, gan, tụy, họng và có khả năng gây ung thư rất cao. Các cơ quan trong cơ thể chịu ảnh hưởng nặng của thuốc lá bao gồm phổi, bàng quang, thực quản, thận, gan, tụy, họng,…. Người hút thuốc có khả năng nhiễm phải các bệnh đường hô hấp. Không chỉ những người hút thuốc trực tiếp mà những người hút thuốc thụ động cũng có khả năng nhiễm bệnh tương tự. Đặc biệt, phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi. Có thể thấy, thuốc lá là kẻ thù của sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, cải thiện thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan chính quyền và mỗi cá nhân. Thuốc lá đang giết chế lá phổi của chúng ta Biện pháp giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá và tác hại thuốc lá Cải thiện tình trạng hút thuốc và giảm thiểu tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe là trách nhiệm của mỗi cá nhân và cả cộng đồng: Đối với mỗi cá nhân: Nhận thức được những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá, hạn chế sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức. Không coi thuốc lá là phương tiện giải tỏa áp lực. Thay vào đó có thể sử dụng nicotine thay thế thuốc lá như kẹo cao su, viên ngậm, miếng dán,…. Không rủ rê, lôi kéo bạn bè sử dụng thuốc lá. Không khuyến khích thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá. Không hút thuốc lá ở nơi công cộng, trong phòng kín để bảo việc sức khỏe cho những người xung quanh Về phía chính quyền nhà nước: Cần thực hiện các biện pháp quản lý việc tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là với đối tượng thanh thiếu niên. Đánh thuế trực tiếp vào mặt hàng thuốc lá và các sản phẩm liên quan. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, các chương trình giáo dục về tác hại thuốc lá trong phạm vi công sở, trường học,… để thay đổi nhận thức của người dân. Các giải pháp trên là chưa đủ để giảm thiểu đáng kể thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam, nhưng nó là những hành động thiết thực lúc này để bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi tác hại của khói thuốc. Trần Thị Thu Giang