Sign In
  • Điểm chuẩn ngành Báo chí cao chót vót, thí sinh ngậm ngùi tiếc nuối                  Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng năm học 2022-2023                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K38                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K39                  Thông báo kết luận cuộc họp Ban Giám đốc ngày 16/8/2019 về việc bồi dưỡng chuẩn hóa giảng viên tiếng Anh                  Thông báo về việc bổ sung người phụ thuộc, cấp mới mã số thuế cho người nộp thuế                  Thông báo Kết luận cuộc họp Ban Tổ chức phong trào "Thi đua dạy tốt, phục vụ tốt" năm học 2018 - 2019                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại các buổi làm việc với các khoa, ban, phòng, đơn vị trực thuộc Học viện                  Thông báo về việc ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ và sạt lở đất                  Thông báo về thời gian làm việc và trực cấp cứu của Phòng Y tế thuộc Văn phòng Học viện                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với các khoa, đơn vị                  Thông báo về việc thay đổi kế hoạch tổ chức Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2018                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 5 năm 2018                  Thông báo kết quả Hội thi Giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Thông báo về việc đăng lý đi học Cao cấp lý luận chính trị năm 2018                  Quyết định về việc thành lập Hội đồng giám khảo và Tổ thư ký hội thi giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Dân chủ - Sáng tạo - Đồng bộ - Chất lượng"                  Kế hoạch thi giảng viên giỏi lần III năm 2018 cấp cơ sở                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 4 năm 2018                  Thông báo về việc đảm bảo an ninh trật tự và PCCN trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5                  Thông báo về việc thay đổi mật khẩu đăng nhập hệ thống wifi Học viện                  Thông báo về việc đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng trung hạn tại Cộng hòa Pháp                  Thông báo về việc đăng ký học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy Lý luận chính trị                  Thông báo về việc đăng ký xét tuyển đào tạo tại Trung Quốc                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018                  Kế hoạch, quy chế và mẫu Hội thi giảng viên giỏi lần 3 năm 2018                  Thông báo về việc đổi lịch họp giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Thông báo về việc đổi lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Hướng dẫn đánh giá phân loại đối với cán bộ, công chức và Thông báo thời gian bình xét thi đua                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 10 năm 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với một số đơn vị về việc thống nhất quản lý công nghệ thông tin trong Học viện                  Thông báo về việc ban hành Quy chế Văn thư, lưu trữ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban Quý III/2017                  Thông báo về kế hoạch tổ chức Hội nghị giao ban Quý III/2017 trực tuyến                  Quyết định về việc thành lập Tổ kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2017 - 2018                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, Khen thưởng năm 2017 và Hội thảo chuyên đề "Nâng cao chất lượng tổ chức Hội thi Giảng viên giảng dạy giỏi"                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, khen thưởng năm 2017 (trực tuyến)                  Thông báo về việc phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 2 năm 2017                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 01 năm 2017                  Thông báo kết quả họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 12 năm 2016                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện thực hành tiết liệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng                  Thông báo về việc tham dự Hội nghị trực tuyến về Quán triệt Hội nghị Trung Ương 4 - khóa XII                  Thông báo về việc lấy ý kiến vào dự thảo Quy chế công tác thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2016                  Thông báo về việc xây dựng kế hoạch công tác năm 2017                  Thông báo kế hoạch thanh tra năm học 2016 - 2017                  Thông báo nội dung họp Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở"                  Thông báo về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức, người lao động theo thành tích xuất sắc năm 2016                  Thông báo về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 14 năm 2017                  Kế hoạch về việc triển khai thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ                  Thông báo về việc đăng ký kế hoạch công tác hàng tháng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Gian ban cán bộ quản lý tháng 9 năm 2016                  Kế hoạch phát động và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2016 - 2017                  Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua và đăng ký thi đua năm học 2016 - 2017                  Quyết định về việc công nhận các đơn vị và cá nhân đạt danh hiệu thi đua năm học 2015-2016                  Bản tổng hợp kết quả bình xét của Hội đồng thi đua, khen thưởng năm học 2015 - 2016                  Kế hoạch làm việc với Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và nghiên cứu thực tế                  Thông báo về việc báo cáo kết quả công tác năm học 2015 - 2016 phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong năm học 2016 - 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với khoa Tâm lý Giáo dục và Nghiệp vụ sư phạm và đại diện lãnh đạo, cán bộ một số khoa đào tạo giảng viên lý luận chính trị trong Học viện                  Kế hoạch về việc Tổ chức Hội thi giảng viên giảng dạy giỏi lần thứ II năm học 2016 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc xét tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2016                  Kế hoạch xây dựng Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Học viện Báo chí và Tuyên truyền giai đoạn 2016 - 2020                  Phân công cán bộ trực tết nguyên đán Bính Thân 2016                  Quyết định về việc công nhận kết quả đánh giá xếp loại để chi thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2015                  Thông báo (bổ sung) về việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần                 
  • Quan điểm của V.I.Lênin về dân tộc và thuộc địa: Ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam

    14:52 23/04/2023

    Chọn cỡ chữ A a  

    Sống ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ thời kỳ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc, do đó, V.I.Lênin không chỉ kế thừa những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản mà ông còn bàn sâu về các vấn đề dân tộc, thuộc địa và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước bị áp bức, đô hộ. Quan điểm của V.I.Lênin đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc.

    Lãnh tụ V.I. Lê-nin

    QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC, THUỘC ĐỊA

    Quan điểm về dân tộc, thuộc địa được V.I.Lênin bàn đến nhiều ở các tác phẩm được viết vào những năm đầu thế kỷ XX; trong đó, được thể hiện tập trung nhất, đậm nét nhất trong tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” (gọi tắt là Sơ thảo luận cương) được trình bày tại Đại hội II Quốc tế cộng sản.

    Sơ thảo luận cương ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức phức tạp. Trên thế giới, do cuộc khủng hoảng sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế đó lên đầu giai cấp vô sản và quần chúng lao động cả ở chính quốc và các nước thuộc địa, khiến họ càng lún sâu vào cảnh khốn cùng. Điều đó đã khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản ở cả chính quốc và các nước thuộc địa với giai cấp tư sản. Từ Đại hội I đến Đại hội II của Quốc tế Cộng sản là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới và ngày càng có thêm nhiều quần chúng lao động được thu hút vào cuộc đấu tranh.

    Trong phong trào cộng sản đang phát triển nhanh chóng lúc bấy giờ, V.I.Lênin đặc biệt chú ý đến bộ phận các lãnh tụ của các đảng thuộc Quốc tế II - tuy ban đầu xuất thân từ những người cộng sản nhưng trên thực tế, họ lại là những phần tử cơ hội chủ nghĩa. Bộ phận này đã thao túng phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Bản chất của họ mang tính dân tộc tư sản hẹp hòi và sô vanh nước lớn. Trong vấn đề dân tộc và thuộc địa, những kẻ cơ hội chỉ đơn giản thừa nhận một cách hình thức quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trên thực tế hoàn toàn ngược lại, họ núp dưới chiêu bài “bảo vệ Tổ quốc” để che đậy việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản trong việc đi áp bức các dân tộc thuộc địa. Chúng khơi dậy những thành kiến và tô đậm sự nghi kỵ dân tộc nhằm chia rẽ các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở chính quốc, ở các nước tư bản khác. Đó là điều vô cùng nguy hại cho phong trào cộng sản thế giới lúc bấy giờ.

    Vào thời điểm này, Nhà nước Xôviết non trẻ đang cần được bảo vệ hơn bao giờ hết trước sự can thiệp vũ trang của liên minh các cường quốc tư bản đế quốc. Bảo vệ nước Nga Xôviết lúc này có ý nghĩa là bảo vệ thành trì của cách mạng vô sản thế giới. Do vậy, việc củng cố các đảng chuẩn bị cho việc tiến hành chuyên chính vô sản trên phạm vi toàn thế giới và liên hiệp tất cả những người vô sản cách mạng ở những nước tư bản tiên tiến với quần chúng cách mạng bị áp bức, bóc lột ở các nước thuộc địa, ở các nước phương Đông được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chương trình nghị sự của Đại hội II Quốc tế Cộng sản.

    Trong điều kiện như vậy, V.I.Lênin đã soạn thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đây là một trong những văn kiện được V.I.Lênin viết vào tháng 6/1920 để trình bày tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản, họp từ 19/7 đến 7/8/1920; ngay sau đó, bản Luận cương này đã được đăng trên tạp chí Quốc tế cộng sản số 11, ngày 14/7/1920 và trên báo Nhân đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp. Tác phẩm tuy ngắn gọn nhưng có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh bấy giờ vì nó đã củng cố những nguyên tắc mácxít về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Những luận cương đó đã được Đại hội II Quốc tế Cộng sản thông qua và coi là cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản trong tình hình lúc bấy giờ.

    Bản Sơ thảo luận cương gồm 12 luận điểm, trong đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và V.I.Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công nông trên quy mô toàn thế giới”[1]. Nội dung chính là bản Sơ thảo Luận cương tập trung ở hai vấn đề lớn là dân tộc và thuộc địa.

    Về vấn đề dân tộc, trong Luận cương, V.I.Lênin đã xác định đúng đắn, khoa học vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia, về quyền bình đẳng của các dân tộc. V.I.Lênin chỉ rõ, để hiểu được vấn đề dân tộc cần phải “phân biệt thật rõ nét những dân tộc bị áp bức, phụ thuộc, không được hưởng quyền bình đẳng, với những dân tộc đi áp bức, bóc lột, được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi”[2]. Từ việc khẳng định quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc không phân biệt màu da, V.I.Lênin yêu cầu các đảng cộng sản cần phải “tố cáo những việc vi phạm thường xuyên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và những sự đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số trong tất cả các quốc gia tư bản chủ nghĩa”[3]. Với luận điểm này, V.I.Lênin đã lên tiếng bảo vệ các dân tộc bị áp bức và tố cáo các dân tộc lợi dụng thế mạnh của mình để đàn áp các dân tộc khác.

    Về vấn đề thuộc địa, V.I.Lênin cho rằng các nước thuộc địa thường là nước nghèo nàn, lạc hậu, đang bị các nước tư bản nô dịch, thống trị. Giai cấp vô sản ở chính quốc phải ủng hộ tích cực nhất phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Các nhà cách mạng ở chính quốc và thuộc địa phải đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Các đảng cộng sản ở chính quốc và cả thuộc địa “cần phải thi hành một chính sách thực hiện sự liên minh chặt chẽ nhất của tất cả các phong trào giải phóng dân tộc và thuộc địa với nước Nga Xô viết”[4]. Hơn nữa, với những nước cách mạng thành công như nước Nga, phải đóng vai trò thành trì cách mạng thế giới, phải có nhiệm vụ giúp đỡ các nước khác làm cách mạng. Đây là những luận điểm hết sức quan trọng vì nó đã chỉ ra con đường, cách thức mà các nước thuộc địa cần phải làm để tiến hành cách mạng.

    Trên cơ sở của những luận điểm về dân tộc và thuộc địa, V.I.Lênin chỉ rõ, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ sống còn của các nước thuộc địa lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cách mạng thuộc địa không chỉ có nhiệm vụ giải phóng nước mình khỏi ách đô hộ của nước ngoài mà cần phải đấu tranh chống lại bọn phản động trong nước vì chúng là đồng minh của chủ nghĩa đế quốc. Ngoài ra, phải chú ý đến lực lượng nông dân đông đảo, xây dựng khối liên minh công - nông; phát triển cuộc đấu tranh chống đế quốc đi đôi với chống phong kiến, hình thành phong trào dân tộc dân chủ rộng rãi. Cuối bản Luận cương, V.I.Lênin còn nêu rõ: “Điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải là làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy mới bảo đảm việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”[5].

    Đây là một luận điểm rất quan trọng vì nó chỉ rõ mối liên hệ cần thiết giữa giai cấp vô sản với quần chúng lao động để tạo thành một khối liên minh thống nhất khi tiến hành cách mạng vô sản. Điều này phù hợp đặc điểm và tính chất của phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc bấy giờ.

    KHẲNG ĐỊNH CÔNG LAO TO LỚN CỦA V.I.LÊNIN VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

    Trên hành trình tìm đường cứu nước, vấn đề lớn mà Nguyễn Ái Quốc luôn quan tâm và trăn trở chính là vấn đề con đường giải phóng dân tộc cho Việt Nam. Người luôn đặt câu hỏi: cách mạng ở Việt Nam sẽ phải đi theo con đường nào, làm thế nào để giành lại độc lập, bình đẳng cho dân tộc?

    Bằng sự tổng kết các phong trào yêu nước lúc bấy giờ, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy những hạn chế về đường lối, phương pháp cứu nước. Trong thời gian bôn ba khắp thế giới, đặc biệt là những năm tháng sống ở Mỹ, Anh, Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ những cuộc cách mạng ở đó. Người đã tìm hiểu, nghiên cứu cách mạng Mỹ 1776, cách mạng Pháp 1789 song Người nhận ra rằng, những cuộc cách mạng ấy là “những cuộc cách mạng chưa đến nơi”, nghĩa là cách mạng rồi mà nhân dân lao động ở đó vẫn chưa được giải phóng, vẫn còn bị áp bức, bóc lột và rất cực khổ. Vì vậy, sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi mọi áp bức, bóc lột không thể đi theo con đường của những cuộc cách mạng đó, mà phải theo con đường khác.

    Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc - người thanh niên yêu nước Việt Nam đã bắt gặp Bản sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp.  Sau gần 10 năm tìm tòi, khảo nghiệm, khi đọc Bản Sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản - con đường mà Cách mạng Tháng Mười đã thành công. Những tư tưởng cơ bản trong Bản Sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin có nhiều điểm phù hợp với tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, đặc biệt là sự đau xót trước nỗi thống khổ của quần chúng lao động khắp thế giới và sự quan tâm đến vấn đề giải phóng các dân tộc thuộc địa cũng như tinh thần đoàn kết của quần chúng lao động trong đấu tranh.

    Hồi tưởng giây phút trọng đại đó, trong tác phẩm “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”, Người viết: “Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”[6].

    Có thể thấy, Nguyễn Ái Quốc đón nhận Bản Sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin với niềm phấn khởi và tin tưởng của một người chiến sĩ cách mạng sau nhiều năm tìm tòi, khảo nghiệm thực tiễn. Sau đó, chính Nguyễn Ái Quốc đã viết thư bằng tiếng Pháp gửi Quốc tế Cộng sản và cho biết, Luận cương này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới quan và giúp Người dứt khoát đi theo Quốc tế III vì nó giải quyết hợp lý vấn đề giai cấp và dân tộc, không chỉ quan tâm giải phóng nhân dân lao động và vô sản chính quốc, mà còn giải phóng các dân tộc bị áp bức, trong đó có Việt Nam.

    Giải thích một cách ngắn gọn lý do ủng hộ V.I.Lênin, ủng hộ Quốc tế III, Người nói: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”[7]. Luận cương của V.I.Lênin đã có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi về nhận thức, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng dân tộc của Việt Nam đúng như đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với Người như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu”[8]. Việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản của V.I.Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc kéo dài suốt hơn nửa thế kỷ: “Lịch sử dường như đã chuẩn bị sẵn cho dân tộc Việt Nam đi vào thời kỳ hiện đại bằng miếng đất sẵn sàng được gieo trồng, và bằng những nông phu sẵn hạt giống trong tay. Miếng đất ấy là nhân dân có truyền thống đấu tranh bất khuất; giống đó là chủ nghĩa Mác - Lênin; người thứ nhất gieo giống đó là Nguyễn Ái Quốc”[9].

    Khi vận dụng nội dung Luận cương của V.I.Lênin vào thực tiễn cách mạng ở thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa”[10]. Đó là cơ sở để cách mạng vô sản ở thuộc địa có tính độc lập, chủ động không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, nó có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, góp phần thúc đẩy cách mạng chính quốc tiến lên. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy rằng, cách mạng vô sản và độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ con đường này chẳng những giải phóng hoàn toàn dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa đế quốc, mà còn giải phóng nhân dân Việt Nam khỏi mọi sự áp bức bóc lột, đi đến ấm no, hạnh phúc thực sự. Sự lựa chọn này vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của nhân loại và thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đã được mở ra, bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

    Có thể khẳng định, chính Bản Sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin đã tạo ra bước ngoặt căn bản trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Qua Bản Sơ thảo Luận cương của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở đó con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản.

    Sinh thời, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn đề cao công lao to lớn của V.I.Lênin đối với cách mạng ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam mà xuất phát điểm ban đầu là từ quan điểm về vấn đề dân tộc và thuộc địa trong bản Sơ thảo Luận cương. Người khẳng định: “Nếu giai cấp vô sản phương Tây coi Lênin là một thủ lĩnh, một lãnh tụ, một người thầy thì các dân tộc phương Đông lại coi Lênin là một con người vĩ đại hơn nữa, cao quý hơn nữa”[11]. Tìm hiểu quan điểm của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa để khẳng định công lao to lớn của V.I.Lênin với cách mạng Việt Nam mà không thế lực thù địch, phản động nào có thể phủ nhận được.

    [1] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.198.

    [2] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.198 - 199.

    [3] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.201-202.

    [4] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.200.

    [5] V.I.Lênin (1977), Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.199.

    [6] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.562.

    [7] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.563.

    [8] Trường Chinh (1980), Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sự nghiệp vĩ đại, gương sáng đời đời, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.11.

    [9] Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám; Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 3, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.39.

    [10] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.295.

    [11] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.317.

    Theo tuyengiao.vn

    Ý kiến