Sign In
  • Điểm chuẩn ngành Báo chí cao chót vót, thí sinh ngậm ngùi tiếc nuối                  Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng năm học 2022-2023                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K38                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K39                  Thông báo kết luận cuộc họp Ban Giám đốc ngày 16/8/2019 về việc bồi dưỡng chuẩn hóa giảng viên tiếng Anh                  Thông báo về việc bổ sung người phụ thuộc, cấp mới mã số thuế cho người nộp thuế                  Thông báo Kết luận cuộc họp Ban Tổ chức phong trào "Thi đua dạy tốt, phục vụ tốt" năm học 2018 - 2019                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại các buổi làm việc với các khoa, ban, phòng, đơn vị trực thuộc Học viện                  Thông báo về việc ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ và sạt lở đất                  Thông báo về thời gian làm việc và trực cấp cứu của Phòng Y tế thuộc Văn phòng Học viện                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với các khoa, đơn vị                  Thông báo về việc thay đổi kế hoạch tổ chức Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2018                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 5 năm 2018                  Thông báo kết quả Hội thi Giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Thông báo về việc đăng lý đi học Cao cấp lý luận chính trị năm 2018                  Quyết định về việc thành lập Hội đồng giám khảo và Tổ thư ký hội thi giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Dân chủ - Sáng tạo - Đồng bộ - Chất lượng"                  Kế hoạch thi giảng viên giỏi lần III năm 2018 cấp cơ sở                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 4 năm 2018                  Thông báo về việc đảm bảo an ninh trật tự và PCCN trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5                  Thông báo về việc thay đổi mật khẩu đăng nhập hệ thống wifi Học viện                  Thông báo về việc đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng trung hạn tại Cộng hòa Pháp                  Thông báo về việc đăng ký học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy Lý luận chính trị                  Thông báo về việc đăng ký xét tuyển đào tạo tại Trung Quốc                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018                  Kế hoạch, quy chế và mẫu Hội thi giảng viên giỏi lần 3 năm 2018                  Thông báo về việc đổi lịch họp giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Thông báo về việc đổi lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Hướng dẫn đánh giá phân loại đối với cán bộ, công chức và Thông báo thời gian bình xét thi đua                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 10 năm 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với một số đơn vị về việc thống nhất quản lý công nghệ thông tin trong Học viện                  Thông báo về việc ban hành Quy chế Văn thư, lưu trữ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban Quý III/2017                  Thông báo về kế hoạch tổ chức Hội nghị giao ban Quý III/2017 trực tuyến                  Quyết định về việc thành lập Tổ kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2017 - 2018                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, Khen thưởng năm 2017 và Hội thảo chuyên đề "Nâng cao chất lượng tổ chức Hội thi Giảng viên giảng dạy giỏi"                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, khen thưởng năm 2017 (trực tuyến)                  Thông báo về việc phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 2 năm 2017                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 01 năm 2017                  Thông báo kết quả họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 12 năm 2016                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện thực hành tiết liệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng                  Thông báo về việc tham dự Hội nghị trực tuyến về Quán triệt Hội nghị Trung Ương 4 - khóa XII                  Thông báo về việc lấy ý kiến vào dự thảo Quy chế công tác thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2016                  Thông báo về việc xây dựng kế hoạch công tác năm 2017                  Thông báo kế hoạch thanh tra năm học 2016 - 2017                  Thông báo nội dung họp Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở"                  Thông báo về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức, người lao động theo thành tích xuất sắc năm 2016                  Thông báo về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 14 năm 2017                  Kế hoạch về việc triển khai thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ                  Thông báo về việc đăng ký kế hoạch công tác hàng tháng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Gian ban cán bộ quản lý tháng 9 năm 2016                  Kế hoạch phát động và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2016 - 2017                  Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua và đăng ký thi đua năm học 2016 - 2017                  Quyết định về việc công nhận các đơn vị và cá nhân đạt danh hiệu thi đua năm học 2015-2016                  Bản tổng hợp kết quả bình xét của Hội đồng thi đua, khen thưởng năm học 2015 - 2016                  Kế hoạch làm việc với Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và nghiên cứu thực tế                  Thông báo về việc báo cáo kết quả công tác năm học 2015 - 2016 phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong năm học 2016 - 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với khoa Tâm lý Giáo dục và Nghiệp vụ sư phạm và đại diện lãnh đạo, cán bộ một số khoa đào tạo giảng viên lý luận chính trị trong Học viện                  Kế hoạch về việc Tổ chức Hội thi giảng viên giảng dạy giỏi lần thứ II năm học 2016 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc xét tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2016                  Kế hoạch xây dựng Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Học viện Báo chí và Tuyên truyền giai đoạn 2016 - 2020                  Phân công cán bộ trực tết nguyên đán Bính Thân 2016                  Quyết định về việc công nhận kết quả đánh giá xếp loại để chi thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2015                  Thông báo (bổ sung) về việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần                 
  • Phát huy tính ưu việt của hệ thống tuyên truyền với mô hình 6 điểm trong phòng, chống dịch

    08:11 05/01/2022

    Chọn cỡ chữ A a  

    Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam đã gây ra nhiều thiệt hại lớn, trong đó có việc tác động đến tư tưởng, tình cảm và tâm lý xã hội. Đáng chú ý, trong những thời điểm khó khăn nhất của dịch bệnh, công tác tư tưởng, truyền thông, dư luận xã hội đã gặp nhiều thách thức, có lúc, có nơi không phát huy được hiệu quả mong muốn.

    Đồng chí Lê Hải Bình, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh chiều 24/8/2021

    Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin Truyền thông đã nhanh chóng vào cuộc, phối hợp chặt chẽ với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh ủy các tỉnh phía Nam, nắm bắt tình hình thực tiễn và kịp thời có các giải pháp phù hợp. Qua gần 2 tháng triển khai công tác, thực tiễn đã cho thấy nhiều bài học sinh động, quý báu, cũng như bộc lộ nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, tổng kết để đổi mới hơn nữa công tác tuyên truyền, truyền thông nói riêng, công tác tuyên giáo nói chung trong tình hình mới.

    DỄ NHỚ, DỄ TRIỂN KHAI

    Qua đánh giá tình hình, nhất là công tác tuyên truyền, truyền thông, nắm bắt dư luận ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đoàn công tác đã khái quát và phổ biến cho các thành ủy, tỉnh ủy mô hình 6 điểm (gọi tắt là mô hình 1-2-3-4-5-6) với trình tự dễ nhớ, dễ triển khai. Thực tiễn đã chứng minh, trong xử lý các khủng hoảng như sự bùng phát của dịch bệnh ở các địa phương, mô hình này đảm bảo tính hiệu quả cao, phát huy trọn vẹn tính ưu việt của hệ thống tuyên truyền.

    Một là, chỉ có 1 nền tảng cốt lõi để công tác tư tưởng, tuyên truyền có thể triển khai tốt là thực tiễn công tác phòng, chống dịch và công tác an sinh hiệu quả.

    Không chỉ trong bối cảnh dịch bệnh mà lâu nay, thực tế cho thấy, nếu thực tiễn làm không tốt, cán bộ, đảng viên không nêu gương, rất khó tuyên truyền hiệu quả, thậm chí còn “lợi bất cập hại”, dễ bị lợi dụng xuyên tạc, chống phá. Nhân dân luôn nhìn vào thực tế, sự quyết liệt trong  hành động của của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, ở một số địa phương có tình hình chưa tốt, song nếu đưa ra được kế hoạch rõ ràng, minh bạch, có chiều hướng khả quan, đồng thời cán bộ, đảng viên nỗ lực đi đầu, nêu gương, thì công tác tư tưởng, tuyên truyền vẫn giữ được tính hiệu quả, thuyết phục cao. Đến lượt mình, tuyên truyền hiệu quả lại góp phần triển khai công tác thực tế đạt kết quả tốt hơn.

    Hai là, chú trọng 2 mục tiêu cốt yếu là THỐNG NHẤT NHẬN THỨC và ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI.

    Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, căng thẳng, vấn đề mang tính chất cốt lõi là phải thống nhất được nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây là lực lượng xương sống, nòng cốt trên các tuyến đầu. Tư tưởng, nhận thức đúng đắn về tình hình dịch bệnh và nhất là về chủ trương, đường lối của Đảng, chiến lược của Chính phủ là nền tảng để đội ngũ cán bộ, đảng viên dốc sức trong mọi mặt công tác dù đối mặt rất nhiều thách thức, nhất là vấn đề sinh tử và nỗi lo riêng về hậu phương, gia đình. Đồng thời, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thông suốt tư tưởng thì mới lan tỏa đến người dân. Đồng thuận xã hội, hay nói cách khác là niềm tin của nhân dân là yếu tố sống còn để quyết định sự thành bại của chủ trương, chính sách. Trong bối cảnh số ca nhiễm cao, an sinh gặp khó khăn, tâm lý người dân hoang mang, bức xúc, điều tối quan trọng của công tác tuyên truyền là phải an dân. Theo đó, bằng mọi phương thức làm cho dân biết thông tin đúng, dân hiểu tình hình, dân tin vào Đảng, dân ủng hộ chủ trương và dân đồng hành với các biện pháp chống dịch, an sinh xã hội.

    Ba là, quán triệt sâu sắc 3 phương châm trong triển khai công tác tư tưởng, tuyên truyền.

    Thứ nhất, công tác thông tin, tuyên truyền cần đi trước, mở đường, giảm thiểu chạy theo, nói lại. Đây là phương châm luôn được đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư quán triệt với ngành Tuyên giáo trong những năm qua. Trong công tác phòng chống dịch, do thực tiễn phát sinh nhiều vấn đề, đồng thời cần phải linh hoạt thay đổi biện pháp, rất dễ khiến người dân bị động trong sinh kế và cuộc sống thường ngày, đồng thời các thế lực thù địch dễ lợi dụng xuyên tạc. Do đó, cần phải có kế hoạch truyền thông đi trước, làm công tác tư tưởng kỹ càng, giảm thiểu tình trạng ban hành chính sách đột ngột khiến người dân không có thời gian chuẩn bị.

    Thứ hai, phải làm cho thông tin đến được với dân. Do phong tỏa, giãn cách, nhiều người dân không tiếp cận được thông tin chính thống nên vốn đã khó khăn lại càng thêm bức xúc. Một số nơi, do nguyên nhân chủ quan và khách quan, thông tin không đến được với dân, không thực hiện tốt ngay từ bước đầu tiên là “dân biết”, do đó không thể làm cho “dân hiểu, dân tin” được.

    Thứ ba, cần kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, nhu cầu, bức xúc của người dân. Việc này có nhiều giá trị quan trọng, nhất là đối với việc điều chỉnh chính sách, biện pháp cho phù hợp thực tế, gắn với lợi ích của nhân dân, lấy nhân dân làm trọng. Thậm chí, trong khi chưa kịp điều chỉnh chính sách hoặc chưa kịp triển khai hiệu quả, việc phát huy tinh thần sẵn sàng lắng nghe, trao đổi, tiếp xúc qua các kênh khác nhau cũng đã giải quyết được phần nào bức xúc của người dân. Ở Tthành phố Hồ Chí Minh, việc triển khai chương trình livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời” là minh chứng cho sự cần thiết phải duy trì và phát huy mọi kênh tương tác với người dân. Qua kênh tương tác này, lãnh đạo thành phố nắm bắt tâm tư của nhân dân, phát hiện những bất cập trong tổ chức triển khai và thực hiện chính sách phòng, chống dịch tại cơ sở; trực tiếp trả lời nhân dân, giải tỏa bức xúc của nhân dân. Qua tương tác trực tiếp, tỷ lệ người dân bày tỏ bức xúc giảm dần qua từng ngày. Người dân ngóng chờ 21h hàng đêm để được bày tỏ nguyện vọng, nhu cầu với các cấp lãnh đạo thành phố. Một số tỉnh, thành khác cũng đã có các hình thức linh hoạt để nắm bắt tình hình dư luận xã hội, từ kênh đường dây nóng 1022, đến các chương trình truyền hình tương tác (như “Về làng xuống phố” của Đài PT-TH Đồng Tháp), sử dụng Google Form (Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu…), sử dụng phần mềm chuyên dụng (Lâm Đồng…).

    Bốn là, chú trọng 4 phương thức triển khai:

    1) Hệ thống tuyên giáo các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, tuyên truyền viên, cộng tác viên (trong đó có vai trò các đoàn thể, truyền thanh cơ sở, truyền thanh lưu động…). Đây là thực sự là tính ưu việt của chế độ ta, phát huy cao độ hiệu quả trong bối cảnh khủng hoảng như thiên tai, dịch bệnh…

    2) Báo chí, truyền thông. Trong đó, lưu ý vai trò chủ công, chủ lực, chủ động của báo, đài quốc gia, địa phương. Qua quá trình nắm tình hình tại các địa phương, nét nổi bật là chính trong bối cảnh khủng hoảng, báo Đảng, đài phát thanh - truyền hình đã phát huy cao độ vai trò đi đầu, định hướng, nỗ lực phục vụ nhiệm vụ chính trị và hướng tới người dân, không chạy theo lợi nhuận đơn thuần. Thực tế này cũng đặt ra vấn đề tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các đơn vị trở thành lực lượng chủ công có tính dẫn dắt của báo chí cách mạng Việt Nam. Đồng thời, trong thời gian khủng hoảng, phải phát huy cao độ tính cách mạng của báo chí, kiên quyết trước các hành vi lợi dụng bức xúc và các bất cập để “giật tít, câu view”. Hết sức chú trọng việc cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời cho báo chí. Một số tỉnh, thành thực hiện chế độ họp báo định kỳ, thậm chí là hằng ngày như Thành phố Hồ Chí Minh.

    “Dân hỏi -Thành phố trả lời”: Khi chính quyền thay đổi phương thức vận hành 
     Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan giải đáp các thắc mắc của người dân tại chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời"

    3) Vận dụng linh hoạt không gian mạng và mạnh dạn sử dụng công nghệ mới. Nhiều tỉnh, thành đã chủ động vận dụng phù hợp các mạng xã hội để tăng tương tác và theo dõi dư luận xã hội, kịp thời đấu tranh với tin giả và các luận điệu xuyên tạc, phá hoại. Thực tế cho thấy, nếu chủ động có chiến lược phù hợp và huy động được lực lượng đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, chúng ta có thể làm chủ được không gian mạng để phục vụ công tác tuyên truyền. Nhiều tỉnh, thành đã triển khai nắm bắt, lan tỏa trong các nhóm mạng xã hội có đông thành viên trên Facebook, zalo, đặc biệt là các nhóm mang tính đặc thù địa phương. Đáng chú ý, Bình Phước sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất các bản tin phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người xem.

    4) Viễn thông. Đây là phương thức ít được để ý nhưng lại hết sức hữu hiệu với hệ thống tin nhắn và lời thoại tự động. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua mỗi giai đoạn, lãnh đạo thành phố và Ban Tuyên giáo thành ủy, Sở Thông tin Truyền thông đã dày công soạn thảo tin nhắn, lời thoại tự động sao cho ngắn gọn, súc tích, hàm lượng thông tin cao và mang cả tinh thần động viên, thôi thúc nhân dân.

    Năm là, huy động đầy đủ 5 lực lượng tham gia tuyên truyền:

    1) Lực lượng tuyên giáo chuyên trách các cấp. Đây chính là lực lượng “đặc nhiệm” trên tuyến đầu của mặt trận tư tưởng, tuyên truyền. Thực tiễn ở các địa phương cho thấy, bên cạnh lực lượng y tế, quân đội, công an, tổ dân phố, các tuyến tuyên giáo cơ sở cũng là lực lượng vất vả, ngày đêm, hết sức trách nhiệm. Ở nhiều nơi, do các kênh thông tin khó khăn, các tỉnh, thành đã tổ chức đội tuyên truyền xung kích đi vào các điểm nóng (Bình Dương...), hay sử dụng cả loa kéo để đi vào những nơi sâu nhất (Bà Rịa - Vũng Tàu…). Trong thời gian dịch bệnh, các đồng chí ở cơ sở không than phiền, kêu ca mà chỉ đề đạt được cung cấp đầy đủ trang thiết bị để hoạt động hiệu quả hơn (như loa phóng thanh, phương tiện di chuyển…).

    2) Các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là Mặt trận, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên… đã thể hiện nét ưu việt trong bảo đảm cho công tác tư tưởng, tuyên truyền được lan tỏa rộng khắp, triển khai phù hợp với từng giai tầng, đối tượng. Đoàn Thanh niên các tỉnh, thành đã phát huy vai trò xung kích, “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Đồng thời, đây cũng là lực lượng đi đầu trong đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, nắm bắt dư luận, đấu tranh phản bác (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp…).

    3) Các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Thực tế cho thấy, các đồng chí công an, bộ đội, trong đó có trực gác các chốt chặn, tham gia an sinh xã hội đều có thể là các tuyên truyền viên tốt, đôi khi, chỉ qua những “thông điệp  ngắn gọn” khi tiếp xúc với dân. Ngược lại, nếu có cá nhân nào trong các lực lượng tuyến đầu không nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, có thái độ thiếu kiên nhẫn, bốc đồng, cứng nhắc thì sẽ dễ gây bức xúc cho người dân, khiến việc “bé xé ra to”, bị lợi dụng, xuyên tạc bởi các thế lực thù địch.

    4) Các hội đoàn của nhân dân, trong đó có các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản… Ở một số địa bàn, trong một số trường hợp, cán bộ tuyên truyền chưa phát huy được hiệu quả tuyên truyền bằng các linh mục, mục sư, nhà sư… Đồng thời, nếu không làm tốt công tác tuyên truyền, vận động với các chức sắc tôn giáo, thì thông tin sẽ khó đến với người dân, thậm chí còn bị làm sai lệch, xuyên tạc.

    5) Cuối cùng và cũng là quan trọng hàng đầu, mỗi người dân chính là lực lượng lan tỏa thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất.

    Sáu là, nội dung tuyên truyền rất nhiều, song cần phân loại và chú trọng 6 trọng tâm, đó là:

    1) Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; các chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng; tính ưu việt của chế độ thông qua nỗ lực phòng chống dịch của cả hệ thống chính trị và bảo đảm an sinh cho người dân.

    2) Chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo địa phương; nỗ lực phòng chống dịch và bảo đảm an sinh của chính quyền địa phương các cấp. Trên thực tế, đây là các thông tin người dân quan tâm cao vì thiết thân và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân.

    3) Các biện pháp phòng, chống dịch; cách thức tự phòng, chống cho cá nhân, gia đình, cộng đồng; kiến thức về sức khỏe, dịch bệnh, vaccine….

    4) Những tấm gương người tốt việc tốt, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhân văn, tử tế… Lan tỏa năng lượng tích cực, lạc quan trong xã hội.

    5) Đấu tranh phản bác các quan điểm xuyên tạc, thông tin xấu độc. Đáng chú ý trong thời gian dịch bệnh là sự cần thiết phải đấu tranh trực diện, mạnh mẽ, chỉ rõ tin giả, tin xuyên tạc, các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, bất mãn, cơ hội chính trị.

    6) Thông tin đối ngoại để cộng đồng quốc tế có cái nhìn chân thực, khách quan đối với tình hình dịch ở Việt Nam và các địa phương; đồng thời không ngừng quảng bá tiềm năng phát triển để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi hậu dịch. Một khía cạnh quan trọng khác của thông tin đối ngoại là phản ánh bức tranh chân thực, khách quan về tình hình dịch trên toàn thế giới và công tác phòng, chống dịch của các quốc gia. Đặc biệt, nhấn mạnh tính phức tạp, khó lường của dịch bệnh, những thách thức, khó khăn mà các quốc gia, kể cả các quốc gia có nền kinh tế phát triển và hệ thống y tế tiên tiến, phải đối mặt.

    Mô hình 1-2-3-4-5-6 đã chứng tỏ tính khái quát cao, hiệu quả trong triển khai, bảo đảm đúng hướng, đầy đủ nội dung, vận dụng tối đa các phương thức, huy động được lực lượng đông đảo. Một số địa phương cho rằng, mô hình này có thể được vận dụng rộng rãi, không chỉ trong phòng chống dịch mà còn trong triển khai các mặt của công tác tuyên giáo nói chung.

    SUY NGẪM TRƯỚC THỀM XUÂN MỚI

    Năm 2021, chúng ta kỷ niệm 110 năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, mở ra một hành trình khát vọng lớn lao cho dân tộc. Hơn 30 năm sau khi rời Bến Nhà Rồng, Người gửi gắm khát vọng Việt Nam “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” cho các thế hệ tương lai qua lời dặn dò bất hủ tháng 9/1945, ngay trong lúc nước nhà còn muôn vàn khó khăn. Hơn một thế kỷ sau, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định các mục tiêu chiến lược vào năm 2005, 2030 và 2045. Đây là các mục tiêu lớn lao, xuất phát từ điều kiện - cơ sở thực tiễn và khát vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đồng thời xứng đáng với tầm vóc cơ đồ, tiềm năng, uy tín và vị thế quốc tế mà đất nước có được sau 35 năm đổi mới, thể hiện ước nguyện của Bác Hồ kính yêu và cũng là của toàn dân tộc. Các mục tiêu chiến lược này được thực hiện trong bối cảnh cơ hội và thách thức đan xen, trong đó thách thức rất to lớn. Đại hội XIII nhận định: “Thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế(1) và “Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể còn kéo dài do tác động của đại dịch COVID-19(2). Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, trở thành khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, tiềm ẩn nhiều bất ổn; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, kể cả trên Biển Đông diễn ra ngày càng phức tạp. Đại hội XIII nhấn mạnh: “Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột”(3).

    Ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, những thách thức nêu trên đều có chiều hướng phát triển gay gắt hơn, diễn biến phức tạp hơn. Đặc biệt, đợt dịch thứ tư đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực. Các thế lực thù địch lợi dụng khó khăn, ra sức chống phá. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho các năm tiếp theo hết sức nặng nề, đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Để góp phần vào sự nghiệp chung đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới các mặt của công tác tuyên giáo. Trong đó, việc tổng kết thực tiễn, nhất là các bài học sinh động được kiểm nghiệm qua giai đoạn khó khăn năm 2021 là rất quan trọng. Chính trong giai đoạn nhiều thách thức nhất, bên cạnh nhiều vấn đề nảy sinh, nhiều hạn chế bộc lộ, cũng là lúc bản lĩnh và trình độ cán bộ được thử thách, nhiều sáng kiến hay, cách làm hiệu quả được phát huy, nhất là tại địa phương, cơ sở.

    Tại Hội nghị tổng kết năm 2021, ngành Tuyên giáo nêu rõ quyết tâm, trong năm 2022 và các năm tiếp theo, thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, hướng mạnh về cơ sở, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, không ngừng đổi mới, sáng tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới. Chỉ có như vậy, mới khắc phục được “định kiến” của xã hội về tính “khô khan” của ngành Tuyên giáo, thực sự đi vào lòng dân, góp phần xứng đáng trong việc khơi dậy khát vọng, tạo động lực, khí thế, tăng cường thống nhất nhận thức, đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời huy động sự hỗ trợ, ủng hộ của bạn bè quốc tế cho sự nghiệp cách mạng lớn lao của Đảng và dân tộc ta.

    Tại Hội nghị tổng kết năm 2021, ngành Tuyên giáo nêu rõ quyết tâm, trong năm 2022 và các năm tiếp theo, thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, hướng mạnh về cơ sở, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, không ngừng đổi mới, sáng tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới. Chỉ có như vậy, mới khắc phục được “định kiến” của xã hội về tính “khô khan” của ngành Tuyên giáo, thực sự đi vào lòng dân, góp phần xứng đáng trong việc khơi dậy khát vọng, tạo động lực, khí thế, tăng cường thống nhất nhận thức, đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời huy động sự hỗ trợ, ủng hộ của bạn bè quốc tế cho sự nghiệp cách mạng lớn lao của Đảng và dân tộc ta.

    Trước thềm Xuân Nhâm Dần, suy ngẫm về chặng đường gian khó năm qua, nhớ về Bác, trong lòng mỗi người tham gia đoàn công tác chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh lại vang lên lời bài hát “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người”. Thành phố đã có những lúc vắng lặng đến tê người, nhịp sống có nhiều lúc tưởng chừng như tê liệt. Song, xứng đáng mang tên Người, Thành phố cũng như một biểu tượng bất diệt của ý chí Việt Nam, của tinh thần “Nước chúng ta - Nước những người chưa bao giờ khuất”, lại vượt qua, vươn lên mạnh mẽ, lại sẽ đi đầu với nhiều đổi mới, sáng tạo trong công cuộc phục hồi, phát triển hậu đại dịch. Để với tinh thần ấy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại tiếp tục cuộc hành trình kỳ vĩ, “mang bóng hình Người ấm áp cuộc đời góp sức dựng xây. Non sông ta đàng hoàng đất nước mạnh giàu thoả lòng Bác mong. Nước non này ngàn năm vững bền(4)./.

    ________________________

    (1) (2) (3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự Thật, t.I, tr.105, 106, 107-108.

    (4) Lời bài hát “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người”, nhạc sĩ Cao Việt Bách.

    TS. LÊ HẢI BÌNH
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

    (Theo tuyengiao.vn)

    Ý kiến