Sign In
  • Điểm chuẩn ngành Báo chí cao chót vót, thí sinh ngậm ngùi tiếc nuối                  Học viện Báo chí và Tuyên truyền khai giảng năm học 2022-2023                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K38                  Thông báo thu học Học kỳ I năm học 2020 - 2021 các lớp đại học chính quy K39                  Thông báo kết luận cuộc họp Ban Giám đốc ngày 16/8/2019 về việc bồi dưỡng chuẩn hóa giảng viên tiếng Anh                  Thông báo về việc bổ sung người phụ thuộc, cấp mới mã số thuế cho người nộp thuế                  Thông báo Kết luận cuộc họp Ban Tổ chức phong trào "Thi đua dạy tốt, phục vụ tốt" năm học 2018 - 2019                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại các buổi làm việc với các khoa, ban, phòng, đơn vị trực thuộc Học viện                  Thông báo về việc ủng hộ đồng bào các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại do mưa lũ và sạt lở đất                  Thông báo về thời gian làm việc và trực cấp cứu của Phòng Y tế thuộc Văn phòng Học viện                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với các khoa, đơn vị                  Thông báo về việc thay đổi kế hoạch tổ chức Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2018                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 5 năm 2018                  Thông báo kết quả Hội thi Giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Thông báo về việc đăng lý đi học Cao cấp lý luận chính trị năm 2018                  Quyết định về việc thành lập Hội đồng giám khảo và Tổ thư ký hội thi giảng viên giỏi lần III năm 2018                  Kế hoạch triển khai phong trào thi đua "Dân chủ - Sáng tạo - Đồng bộ - Chất lượng"                  Kế hoạch thi giảng viên giỏi lần III năm 2018 cấp cơ sở                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 4 năm 2018                  Thông báo về việc đảm bảo an ninh trật tự và PCCN trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5                  Thông báo về việc thay đổi mật khẩu đăng nhập hệ thống wifi Học viện                  Thông báo về việc đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng trung hạn tại Cộng hòa Pháp                  Thông báo về việc đăng ký học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy Lý luận chính trị                  Thông báo về việc đăng ký xét tuyển đào tạo tại Trung Quốc                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018                  Kế hoạch, quy chế và mẫu Hội thi giảng viên giỏi lần 3 năm 2018                  Thông báo về việc đổi lịch họp giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Thông báo về việc đổi lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2017                  Hướng dẫn đánh giá phân loại đối với cán bộ, công chức và Thông báo thời gian bình xét thi đua                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 10 năm 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với một số đơn vị về việc thống nhất quản lý công nghệ thông tin trong Học viện                  Thông báo về việc ban hành Quy chế Văn thư, lưu trữ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban Quý III/2017                  Thông báo về kế hoạch tổ chức Hội nghị giao ban Quý III/2017 trực tuyến                  Quyết định về việc thành lập Tổ kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2017 - 2018                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, Khen thưởng năm 2017 và Hội thảo chuyên đề "Nâng cao chất lượng tổ chức Hội thi Giảng viên giảng dạy giỏi"                  Thông báo Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua, khen thưởng năm 2017 (trực tuyến)                  Thông báo về việc phân công nhiệm vụ các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện                  Thông báo về việc điều chỉnh lịch họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 6 năm 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 2 năm 2017                  Phân công cán bộ trực tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 01 năm 2017                  Thông báo kết quả họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 12 năm 2016                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện thực hành tiết liệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng                  Thông báo về việc tham dự Hội nghị trực tuyến về Quán triệt Hội nghị Trung Ương 4 - khóa XII                  Thông báo về việc lấy ý kiến vào dự thảo Quy chế công tác thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Giao ban cán bộ quản lý tháng 11 năm 2016                  Thông báo về việc xây dựng kế hoạch công tác năm 2017                  Thông báo kế hoạch thanh tra năm học 2016 - 2017                  Thông báo nội dung họp Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở"                  Thông báo về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức, người lao động theo thành tích xuất sắc năm 2016                  Thông báo về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 14 năm 2017                  Kế hoạch về việc triển khai thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ                  Thông báo về việc đăng ký kế hoạch công tác hàng tháng                  Thông báo về việc đổi ngày họp Gian ban cán bộ quản lý tháng 9 năm 2016                  Kế hoạch phát động và kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua "Nề nếp làm việc, văn minh, văn hóa công sở" năm học 2016 - 2017                  Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua và đăng ký thi đua năm học 2016 - 2017                  Quyết định về việc công nhận các đơn vị và cá nhân đạt danh hiệu thi đua năm học 2015-2016                  Bản tổng hợp kết quả bình xét của Hội đồng thi đua, khen thưởng năm học 2015 - 2016                  Kế hoạch làm việc với Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh                  Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và nghiên cứu thực tế                  Thông báo về việc báo cáo kết quả công tác năm học 2015 - 2016 phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong năm học 2016 - 2017                  Thông báo kết luận của Giám đốc tại buổi làm việc với khoa Tâm lý Giáo dục và Nghiệp vụ sư phạm và đại diện lãnh đạo, cán bộ một số khoa đào tạo giảng viên lý luận chính trị trong Học viện                  Kế hoạch về việc Tổ chức Hội thi giảng viên giảng dạy giỏi lần thứ II năm học 2016 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền                  Thông báo về việc xét tặng Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2016                  Kế hoạch xây dựng Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Học viện Báo chí và Tuyên truyền giai đoạn 2016 - 2020                  Phân công cán bộ trực tết nguyên đán Bính Thân 2016                  Quyết định về việc công nhận kết quả đánh giá xếp loại để chi thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2015                  Thông báo (bổ sung) về việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần                 
  • Cuộc 'chạy đua' tạo văcxin chống COVID-19

    12:49 21/03/2020

    Chọn cỡ chữ A a  

    Trong đại dịch COVID-19 do virus corona chủng mới gây ra, việc tạo ra được văcxin giúp phòng ngừa virus này là một điều cần ưu tiên để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, cũng như số người chết vì bệnh này trên toàn thế giới.

    Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng văcxin phòng virus corona - Ảnh: TS VŨ cung cấp

    Do vậy, từ đầu năm 2020 đã có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới bắt tay vào nghiên cứu loại virus này.

    Tập trung phát triển nhanh

    Chỉ trong thời gian ngắn, người ta đã tạo ra được các nền tảng quan trọng cho việc phát triển văcxin như: xây dựng hệ thống nuôi cấy virus corona chủng mới trong phòng thí nghiệm, giải mã toàn bộ bộ gen của virus và tìm hiểu cặn kẽ các cấu trúc phân tử của virus này.

    Việc phát triển văcxin này vẫn đang được tập trung phát triển với tốc độ rất nhanh từ nhiều nhóm trên thế giới, với nhiều phương pháp khác nhau.

    Trong đó, Công ty công nghệ sinh học Moderna sử dụng một đoạn mã di truyền mã hóa cho protein S của virus để gắn kết nó với các hạt nano chất béo rồi tiêm vào cơ thể. Họ mới thử nghiệm lần đầu tiên trên người ngày 16-3 ở Seattle, Mỹ.

    Trung tâm nghiên cứu của Imperial College London cũng đang thiết kế một loại văcxin tương tự sử dụng RNA (axit ribonucleic) virus này.

    Công ty công nghệ sinh học Pennsylvania Inovio đang tạo ra các chuỗi ADN mà họ hi vọng sẽ kích thích phản ứng miễn dịch. Công ty Sanofi đang thử trộn ADN virus với vật liệu di truyền từ một loại virus vô hại khác. Công ty Johnson & Johnson đang thử với virus bị bất hoạt...

    Con đường tạo ra văcxin

    Con đường nghiên cứu và tạo ra một văcxin hiệu quả thường tốn khá nhiều công sức và thời gian.

    Với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật hiện đại, thời gian có thể được rút ngắn lại đáng kể so với trước kia. Nhìn chung việc phát triển này được chia ra làm 2 giai đoạn chính là tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng. Giai đoạn tiền lâm sàng được hiểu là giai đoạn tìm tòi trong phòng thí nghiệm để tạo ra được một số "ứng viên sáng giá" làm văcxin.

    Cuộc chạy đua tạo văcxin chống COVID-19 - Ảnh 2.

    Một cửa hàng thuốc ở Trung Quốc (minh họa) - Ảnh: AP

    Việc đánh giá các ứng viên cho văcxin được thực hiện trên các mô hình máy tính, tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và trên động vật. Sau khi vượt qua được các thử thách trên, các "ứng viên sáng giá" sẽ được chuyển qua giai đoạn thử nghiệm trên người hay còn gọi là thử nghiệm lâm sàng.

    Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng được chia nhỏ làm 4 pha với số người tăng lên ở từng pha để đảm bảo an toàn tối đa trong việc đánh giá hiệu quả của văcxin. Sau khi vượt qua được giai đoạn 3, văcxin có thể bắt đầu được thương mại hóa trong giai đoạn 4 và tiếp tục được theo dõi trong cộng đồng lớn để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong nhiều năm sau đó.

    Về quá trình phát triển văcxin, để xác định được văcxin nào có thể sử dụng được trên con người và giúp phòng ngừa được virus corona chủng mới cần ít nhất 1-2 năm nữa để có những kết quả ban đầu đánh giá về độ an toàn và hiệu quả.

    Do vậy, trong thời gian này chúng ta hãy cứ hi vọng và cần làm hết mình để ngăn cản dịch bệnh lây lan, giảm thiểu số người bị nhiễm và số người chết.

     

    3 điều kiện chính

    Để tạo ra được một văcxin có thể sử dụng được trên con người thì văcxin đó phải thỏa mãn 3 điều kiện chính: an toàn, hiệu quả và khả dụng. Điều kiện an toàn ở đây là văcxin phải không gây nguy hiểm cho người dùng, có ít tác dụng phụ không mong muốn.

    Tính hiệu quả được đánh giá dựa vào khả năng kích hoạt hệ miễn dịch và tác dụng tạo hiệu ứng nhớ để bảo vệ lâu dài cho người được nhận văcxin. Sự khả dụng dựa vào tính ổn định của sản phẩm văcxin, phải tương đối bền, dễ bảo quản, dễ vận chuyển và giá thành phải hợp với túi tiền của người dân.

    Làm sao để tạo ra một vắcxin?

    Hiện nay, có nhiều phương pháp để tạo ra vắcxin phòng ngừa virus, có thể kể ra 3 cách chính như sau: sử dụng virus được làm yếu, sử dụng virus đã chết (bất hoạt) và sử dụng các bộ phận nhỏ từ virus. Mỗi cách đều có những ưu và nhược điểm riêng.

    Cuộc chạy đua tạo văcxin chống COVID-19 - Ảnh 4.

    Hình 1: Ba phương pháp chính tạo vaccine ngừa virus

    Phương pháp sử dụng virus được làm yếu đã được ứng dụng cho nhiều loại vắcxin thông dụng như sởi, quai bị, rubella, đậu mùa…Các virus yếu này thường được tạo ra bằng cách chọn lọc qua nhiều giai đoạn nuôi cấy từ chủng ban đầu, hoặc được cố tình làm đột biến một số gen quan trọng tạo độc tố.

    Ưu điểm của loại vắc-xin này là virus được làm yếu có cấu trúc và hoạt tính gần giống với virus trong tự nhiên nên sẽ kích thích hệ miễn dịch mạnh và có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không dễ sàng lọc được chủng virus yếu phù hợp, có một số nguy cơ cho người có hệ miễn dịch bị suy giảm, hoặc có nguy cơ virus yếu biến đổi trở thành chủng ban đầu.

    Phương pháp sử dụng virus đã chết được ứng dụng trong các vắcxin ngừa viêm gan A, cúm mùa, bại liệt…

    Việc làm chết các virus này thường được thực hiện bằng phương pháp hóa học hoặc nhiệt độ. Ưu điểm của vắcxin này khá an toàn cho người sử dụng vì virus đã chết hoàn toàn và quy trình làm chết virus cũng đơn giản, dễ thực hiện.

    Tuy nhiên, do virus không còn sống nữa nên khả năng xâm nhập tế bào không còn nên thường kích thích hệ miễn dịch yếu hơn, vì thế cần kết hợp thêm một số chất kích thích miễn dịch (adjuvant) để đảm bảo hiệu quả của vắcxin.

    Phương pháp sử dụng các bộ phận nhỏ từ virus là phương pháp được phát triển nhiều sau này khi công nghệ khoa học phát triển, giúp con người hiểu rõ cấu trúc của virus và thao tác dễ dàng trên DNA, RNA, protein.

    Ưu điểm của phương pháp này là sự tiện lợi và an toàn khi những nhà nghiên cứu có thể chọn lựa các thành phần của virus có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch để làm vắcxin, không phải nuôi virus sống trong phòng thí nghiệm (vì đôi khi những virus nguy hiểm đòi hỏi những phòng thí nghiệm với độ an toàn cao).

    Các thành phần này của virus có thể đưa vào người dưới dạng DNA, RNA, chuỗi ngắn protein (peptide) hoặc thậm chí gắn các bộ phận này lên một virus lành tính khác để giả làm virus muốn phòng ngừa.

    Vì đây chỉ là các bộ phận của virus thật nên rất an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, cũng vì đây không phải là virus thật nên cũng giống như phương pháp dùng virus đã chết, thường phải cần kết hợp với các chất kích thích hệ miễn dịch (adjuvant) để tăng hiệu quả của vắcxin.

    Vắcxin đồng hành với sự phát triển loài người

    Vắcxin đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp bảo vệ sức khỏe của loài người trước các bệnh tật nguy hiểm gây ra bởi các tác nhân gây bệnh trong môi trường.

    Trong lịch sử, từ khi Edward Jenner thử nghiệm thành công vắcxin ngừa đậu mùa vào năm 1796, phương pháp của ông đã trải qua những cải tiến về công nghệ trong suốt 200 năm tiếp theo để cuối cùng dẫn đến việc loại bỏ bệnh đậu mùa một cách gần như hoàn toàn.

    Đến năm 1885, Louis Pasteur tạo ra sản phẩm vắcxin tiếp theo là vắcxin ngừa bệnh dại đã gây tiếng vang lớn trong y học.

    Sau đó, cùng với sự phát triển của các nghiên cứu về vi khuẩn học, sự phát triển của vắcxin cũng nhanh chóng theo sau.

    Hàng loạt các vắcxin sau đó được tạo ra để giúp cho con người chống chọi lại nhiều bệnh tật hiểm nghèo như bệnh bạch hầu, uốn ván, bệnh than, bệnh tả, bệnh dịch hạch, thương hàn, bệnh lao, và nhiều hơn nữa trong suốt thời gian đến những năm 1930.

    Đến giữa thế kỷ 20 là thời điểm phát triển mạnh cho các nghiên cứu vắcxin với sự hỗ trợ của các phương pháp tiên tiến, cho phép nghiên cứu virus trong phòng thí nghiệm đã dẫn đến những khám phá và đổi mới nhanh chóng.

    Hàng loạt các vắcxin nhắm đến các virus nguy hiểm cho con người được tạo ra lúc đó để ngừa bại liệt, sởi, quai bị và rubella.

    Ngày nay, trong thời đại mà con người đã có trong tay các công nghệ tiên tiến để nghiên cứu và thao tác trên các phân tử của vật liệu di truyền như DNA, RNA và protein thì công nghệ vắcxin lại đi đến những tầm cao mới. Các vắcxin ngày nay được tạo ra với thời gian nhanh hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn.

    Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang lan tràn trên toàn thế giới như hiện nay, việc tạo ra vắcxin hiệu quả để bảo vệ con người chống lại virus corona chủng mới sẽ là một giải pháp an toàn nhất, hiệu quả nhất để kiểm soát dịch bệnh.

    Theo tuoitre.vn

    Ý kiến