Đào tạo trình độ đại học ngành Xã hội học. Sinh viên được xét cấp học bổng căn cứ vào thành tích học tập. Người học khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Xã hội học .
1. Thời gian đào tạo: 4 năm.
2. Khối lượng kiến thức toàn khóa: Chương trình toàn khóa gồm 175 đơn vị học trình (ĐVHT) chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 ĐVHT) và Giáo dục quốc phòng (4 tuần - 165 tiết)
3. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:
- Giảng dạy và nghiên cứu về xã hội học trong các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.
- Tham gia nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu….
- Có thể làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp.
- Có thể làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp về các lĩnh vực quảng cáo, quan hệ công chúng, maketting, phát triển thị trường, chăm sóc khách hàng, các dự án nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…
- Có thể làm tại các cơ quan với vị trí như biên tập chương trình, người dẫn chương trình….
4. Chuẩn đầu ra:
4.1. Kiến thức
- Trang bị cho người học hệ thống kiến thức cơ bản cơ sở, chuyên ngành về xã hội học: lý thuyết xã hội học, phương pháp nghiên cứu xã hội học và kỹ năng thiết kế, tổ chức nghiên cứu xã hội học. Có năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào việc nhận thức và giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra, đồng thời đạt được trình độ trung cấp về lý luận chính trị và hành chính.
- Được trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực truyền thông, phát hiện và lập kế hoạch nghiên cứu, giải quyết các vấn đề
- Được trang bị kiến thức quản lí lãnh đạo, tư vấn cho các dự án phát triển xã hội, phát triển cộng đồng trong xây dựng đảng và chính quyền, trong phát triển các tổ chức đoàn thể xã hội phát hiện các vấn đề xã hội, giải quyết các vấn đề nghiên cứu, lập dự án, điều hành quản lý nhóm, kỹ năng đàm phán, giao tiếp hiệu quả
- Có tri thức chuyên sâu làm công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.
4.2. Kỹ năng
- Có kiến thức xã hội học chung về lí thuyết, lịch sử, các trường phái tiếp cận xã hội học và chuyên ngành xã hội học cơ bản. Đồng thời có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu giao tiếp và bước đầu vận dụng vào quá trình nghiên cứu và có kỹ năng giảng dạy xã hội học ở các trường đại học, cao đẳng, các trường Chính trị - Hành chính tỉnh, thành phố.
- Có phương pháp, kỹ năng nghiên cứu xã hội học cần thiết, cơ bản cho việc tổ chức các hình thức nghiên cứu định tính và định lượng như phát hiện vấn đề xã hội, lập đề cương nghiên cứu, triển khai hoạt động điều tra, sử dụng thành thạo các phương pháp thu thập thông tin, phương pháp chọn mẫu cách thức xử lý thông tin (SPSS, Nvivo…), viết báo cáo.
- Có kĩ năng điều hành, quản lí nhóm, tư vấn cho các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội các cấp, các cơ quan đoàn thể, các dự án phát triển xã hội, các dự án phát triển cộng đồng… Có kĩ năng đàm phán, giao tiếp hiệu quả, xử lý tình huống trong các lĩnh vực xã hội.
- Có khả năng vận dụng tốt kiến thức xã hội học vào các lĩnh vực nghiên cứu truyền thông đại chúng, kinh tế - xã hội khác. Trang bị các lí thuyết, phương pháp nghiên cứu xã hội học trong nghiên cứu truyền thông đại chúng như phân tích sản phẩm truyền thông; đánh giá nhu cầu của công chúng; đánh giá hiệu quả các phương tiện truyền thông đại chúng, các chương trình truyền thông; xây dựng và lập kế hoạch truyền thông.
4.3. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có lòng yêu nước, trung thành với mục tiêu, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tích cực tham gia xây dụng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có dũng khí đấu tranh chống các biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, quan liêu, tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực khác.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực, có lối sống trong sáng, khiêm tốn, giản dị, gần gũi quần chúng, có ý thức tổ chức, kỉ luật và tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lòng yêu nghề nghiệp.
4.4. Trình độ Ngoại ngữ
Người học khi tốt nghiệp đạt trình độ ngoại ngữ B2 khung châu Âu (tương đương 500 điểm TOEIC hoặc 510 điểm TOEFL hoặc 5.0 điểm IELTS).
4.5. Trình độ Tin học
Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học văn phòng trình độ A, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.
5. Chương trình đào tạo gồm một số môn học đặc thù sau:
5.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương (74 đvht):
- Xây dựng Đảng
- Pháp luật đại cương
- Chính trị học đại cương
- Quản lý hành chính Nhà nước
- Dân số và phát triển
- Dư luận xã hội
- Đạo đức học
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Tâm lí học cá nhân và xã hội
- Nguyên lí công tác tư tưởng
- .....
5.2. Khối kiến thức cơ sở ngành (19 đvht):
- Lịch sử xã hội học
- Xã hội học đại cương
- Lí thuyết xã hội học
- Lí thuyết phát triển
- Chính sách xã hội
- Tuyên truyền vận động các vấn đề xã hội
- Các vấn đề xã hội đương đại
- .....
5.3. Khối kiến thức chuyên ngành (60 đvht):
- Xã hội học về cơ cấu xã hội
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học
- Xã hội học nông thôn
- Xã hội học đô thị
- Xã hội học lứa tuổi
- Xã hội học quản lí
- Xã hội học truyền thông đại chúng
- Xã hội học kinh tế
- Xã hội học chính trị
- Xã hội học về giới
- Xã hội học gia đình
- Xã hội học giáo dục
- Xã hội học môi trường
- Xã hội học văn hóa
- .....