Mục lục Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 6 năm 2013

15:49 15/07/2013

Hòa chung với không khí kỷ niệm 88 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 6 đã đăng tải nhiều bài viết hay, chất lượng đáp ứng nhu cầu của bạn đọc gần xa.


LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ TRUYỀN THÔNG

TẠP CHÍ XUẤT BẢN HẰNG THÁNG

 

SỐ THÁNG 6 – 2013

ISSN: 1859 – 1485

 

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ

TUYÊN TRUYỀN

 

 

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

 

Chủ tịch

PGS,TS. TRƯƠNG NGỌC NAM

Phó Chủ tịch

PGS,TS. PHẠM HUY KỲ

Ủy viên

PGS,TS. TÔ HUY RỨA

TS. ĐINH THẾ HUYNH

GS,TS. TẠ NGỌC TẤN

GS,TS. LÊ HỮU NGHĨA

PGS,TS. PHẠM VĂN ĐỨC

PGS,TS. LƯU VĂN AN

PGS,TS. NGUYỄN VŨ TIẾN

PGS,TS. HOÀNG ANH

PGS,TS. HOÀNG ĐÌNH CÚC

PGS,TS. LƯƠNG KHẮC HIẾU

GS,TS. DƯƠNG XUÂN NGỌC

PGS,TS. TRẦN VĂN HẢI

PGS,TS. NGUYỄN VĂN DỮNG

TS. TRẦN XUÂN HỌC

 

Tổng biên tập:

PGS,TS. PHẠM HUY KỲ

 

Phó Tổng biên tập:

TS. TRƯƠNG THỊ KIÊN

PGS,TS. PHẠM MINH SƠN

 

Tòa soạn:

36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04.37.546.936 máy lẻ 414

Fax: 04.37548.949

Giấy phép xuất bản:

Số 244/GP-BVHTT cấp ngày 8.5.2001

Email: llcttt1994@yahoo.com.vn

 

MỤC LỤC

PGS,TS. Trương Ngọc Nam

Tích cực đổi mới toàn diện hoạt động đào tạo báo chí, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới

NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI

ThS. Nguyễn Thùy Vân Anh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật báo chí và đạo đức nhà báo hiện nay

PGS, TS. Nguyễn Văn Dững – Minh Nguyệt

“Truyền thông phát triển” – một hướng đi cho báo chí – truyền thông các nước đang phát triển

PGS,TS. Lê Thanh Bình

Yêu cầu cơ bản về phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức, văn hóa chính trị của nhà báo quốc tế

TS. Trương Thị Kiên

Tòa soạn hội tụ và xu thế phát triển ở Việt Nam hiện nay

TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và ứng dụng CSR trong xử lý khủng hoảng doanh nghiệp

PGS,TS. Phùng Văn Thiết

Ý nghĩa lịch sử và giá trị bền vững của Đề cương văn hóa Việt Nam

PGS,TS. Phan Trọng Hào

 

Sự đối lập giữa phép biện chứng và phép siêu hình trong tác phẩm “Chống Duyrrinh” của Ph.Ăngghen

TS. Nguyễn Thọ Khang

Thực hiện dân chủ ở cấp xã và vấn đề đặt ra đối với báo chí ở nước ta hiện nay

THỰC TIỄN – KINH NGHIỆM

Nhóm PV

 

Phỏng vấn nhà báo Trần Duy Phương và TS. Đỗ Chí Nghĩa về hoạt động và đào tạo báo chí đa phương tiện

Trần Bá Lạn

Mấy kinh nghiệm về nội dung đào tạo nhà báo trẻ

Xuân Hòa

 

Phát huy hơn nữa vai trò giám sát, phản biện xã hội của báo chí

ThS. Phạm Ngọc Thông

 

Tác động của báo chí đến quá trình hình thành văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay

ThS. Nguyễn Thị Thương Huyền

 

Người nước ngoài ở Việt Nam – một đối tượng quan trọng của công tác thông tin đối ngoại

Tạ Thành Chung

Tư cách người cách mạng – vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm thường xuyên

ThS. Nguyễn Thị Ánh

Xây dựng văn hóa ứng xử trong điều kiện hiện nay

ThS. Ongchăn Chănthongsy

Tăng cường hợp tác kinh tế Lào – Việt Nam để tạo sự cạnh tranh cho doanh nghiệp Lào trên thị trường vùng và quốc tế

THÔNG TIN – TƯ LIỆU

ThS. Nguyễn Hoàng Yến

 

Quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam trên báo mạng điện tử

ThS. Đào Minh Tuấn

Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông với Nguyễn Ái Quốc và cách mạng Việt Nam

CHUÔNG LÀNG BÁO

Thời cơ

GIỚI THIỆU SÁCH

THẾ GIỚI TRONG LÒNG BÀN TAY

ẢNH CỦA BẠN

Xem thêm

Hòa chung với không khí kỷ niệm 88 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số tháng 6 đã đăng tải nhiều bài viết hay, chất lượng đáp ứng nhu cầu của bạn đọc gần xa.

“Tích cực đổi mới toàn diện hoạt động đào tạo báo chí, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới” là bài viết đầu tiên trong số tạp chí của PGS,TS. Trương Ngọc Nam. Trong suốt hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng Học viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn là cơ sở đào tạo báo chí lâu năm nhất, có quy mô ngành học và số lượng sinh viên, học viên báo chí lớn nhất trong cả nước. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của báo chí theo xu hướng hội nhập, năm học 2013 – 2014, Nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công tác đào tạo báo chí – truyền thông trên cơ sở thực hiện tốt những giải pháp như: tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; quán triệt phương châm học đi đôi với hành; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các ngành đào tạo báo chí; thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học, các phóng viên giỏi tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại nhà trường… Với 5 trang tạp chí, bài viết không chỉ khái quát hoạt động đào tạo báo chí của nhà trường, những phương hướng pháp triển trong tương lai mà còn cho thấy được tầm nhìn, trách nhiệm và tâm huyết của PGS, TS. Trương Ngọc Nam.

“Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật báo chí và đạo đức nhà báo hiện nay”  của ThS. Nguyễn Thùy Vân Anh cũng là một bài viết đáng đọc cho tất cả những người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Hồ Chí Minh là một nhà báo lớn, sinh thời, Người luôn đề cao quyền tự do báo chí và sử dụng luật báo chí phục vụ cách mạng. Người nhấn mạnh, báo chí phải chấp hành pháp luật vì kẻ thù luôn thu thập thông tin phá hoại cách mạng. Báo chí khi phê bình thì phải thật thà, chân thành, đúng đắn, không phải để địch lợi dụng để phản tuyên truyền. Tư tưởng của Người về phẩm chất đạo đức của người cách mạng gồm 4 tiêu chí cơ bản là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người; Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; Có tinh thần quốc tế trong sáng.

Cũng trong số báo này, bạn đọc sẽ được tiếp cận với khái niệm “Truyền thông phát triển” qua bài viết “Truyền thông phát triển” – một hướng đi cho báo chí – truyền thông các nước đang phát triển” của PGS, TS. Nguyễn Văn Dững – Minh Nguyệt. “Truyền thông phát triển” (Development Communication) hay Truyền thông vì sự phát triển bền vững (Development Support Communication) là một khái niệm khá mới mẻ nếu so với lịch sử phát triển của ngành báo chí – truyền thông. Ý tưởng chung của Truyền thông phát triển là làm thế nào để truyền thông phục vụ cho mục tiêu phát triển và nhất là bảo đảm phát triển bền vững của mỗi quốc gia, đặc biệt tại các nước đang phát triển (hay các nước thế giới thứ ba), bởi đặc trưng và yêu cầu phát triển ở các nước này có những yêu cầu riêng cần chú ý. Bài báo này góp phần làm rõ bản chất của truyền thông phát triển và vai trò của nó đối với các nước đang phát triển, cũng như ý nghĩa / bài học hay kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam.

Trong số này, rất đáng lưu ý nữa là bài viết của TS. Trương Thị Kiên với nhan đề: “Tòa soạn hội tụ và xu thế phát triển ở Việt Nam hiện nay”. Bài viết này là những ý tưởng về mô hình tòa soạn hội tụ và xu thế phát triển nó ở Việt Nam mà tác giả đề xuất dựa trên một số tài liệ nước ngoài và thực tiễn hoạt động báo chí. Đây là một bài viết được tác giả nghiên cứu sâu, nghiêm túc, đáng để đọc và nghiên cứu.

Bên cạnh đó, những bài viết của các tác giả khác như: “Yêu cầu cơ bản về phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức, văn hóa chính trị của nhà báo quốc tế”, tác giả PGS, TS. Lê Thanh Bình; “Ý nghĩa lịch sử và giá trị bền vững của Đề cương văn hóa Việt Nam”, tác giả PGS, TS. Phùng Văn Thiết; “Sự đối lập giữa phép biện chứng và phép siêu hình trong tác phẩm “Chống Đuyrrrinh” của Ph.Angghen, tác giả PGS, TS. Phan Trọng Hào; “Thực hiện dân chủ ở cấp xã và vấn đề đặt ra đối với báo chí ở nước ta hiện nay”, tác giả TS. Nguyễn Thọ Khang… cũng sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích.

Trên đây là những bài viết nằm trong chuyên mục Nghiên cứu và trao đổi, như thường lệ, các chuyên mục khác như: Thực tiễn, kinh nghiệm  (kỳ này gồm 8 bài), Thông tin – tư liệu (kỳ này gồm 2 bài), Chuông làng báo, Giới thiệu sách, Thế giới trong lòng bàn tay, Ảnh của bạn vẫn tiếp tục ra mắt bạn đọc.